Novaland dự kiến tăng vốn điều lệ với tỷ lệ phát hành tối đa 39%

(Vietnamdaily) - Novaland sẽ lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ phát hành tối đa 39%.
 

CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa công bố nội dung tờ trình lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 12/3.

Theo phương án được công bố, Novaland dự kiến phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần. Tỷ lệ phát hành tối đa 39%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 39 cổ phiếu mới.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019, vốn góp chủ sở hữu của Novaland ghi nhận hơn 9.695 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần hơn 3.860 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối tới ngày 31/12/2019 lên đến 8.723 tỷ đồng.

Việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ được Novaland thực hiện sau khi Công ty gửi đơn cầu cứu khẩn cấp, xin Bộ Xây dựng xem xét cho tiếp tục thực hiện dự án ở quận 2, TP.HCM xôn xao dư luận trong những ngày đầu tháng 2. Đến hiện tại, Novaland mới đưa ra phương án phát hành cụ thể.

Theo đại diện của Novaland, dự án ở quận 2, TP.HCM là khu dân cư Bình Khánh do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 - là công ty thành viên của Tập đoàn Novaland - làm chủ đầu tư.

Dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư số 3990/QĐ-UBND và đang từng bước hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan.

Novaland du kien tang von dieu le voi ty le phat hanh toi da 39%
 Novaland sắp phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. 

Tuy nhiên trong quá trình rà soát chung của Thủ Thiêm (quận 2), dự án này cũng như dự án bất động sản khác bị rà soát kéo dài, dẫn đến việc chậm triển khai và phát sinh nhiều hệ quả, đặc biệt phát sinh chi phí vốn đầu tư, xây dựng…

Việc trì trệ này đã và đang ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của tập đoàn, ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư, ảnh hưởng môi trường kinh doanh của TP.HCM.

Novaland đã gửi đơn thư giải trình, kêu cứu đến Chính phủ và bộ ngành liên quan để xem xét, hỗ trợ tháo gỡ cho doanh nghiệp được tiếp tục triển khai trong thời gian sớm nhất nhằm ổn định tình hình kinh doanh.

Theo Novaland, đây là dự án đã đủ điều kiện bán hàng và số vốn bỏ vào dự án này lên đến 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên việc tạm dừng dự án có khả năng khiến cổ phiếu của doanh nghiệp mất dần tính thanh khoản, dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp.

Chính vì vậy, Novaland khẳng định việc cho phép doanh nghiệp tiếp tục phát triển dự án không chỉ giúp doanh nghiệp có nguồn thu mà còn giúp hơn 200 nhà đầu tư ngước ngoài yên tâm tiếp tục bỏ vốn để phát triển các dự án còn dang dở.

Công ty này cũng “trình bày” những hệ lụy nếu cổ phiếu của Novaland bị mất tính thanh khoản như: gây nợ xấu 50.000 tỷ đồng, gần 250.000 khách hàng biểu tình đòi trả nhà, đòi lấy lại tiền, gây mất trật tự, an ninh thành phố, gây kiện tụng quốc tế dây chuyền phức tạp, mất công ăn việc làm cho hàng chục nghìn gia đình, giảm niềm tin của doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư…

Vì sao Novaland gửi đơn cầu cứu khẩn cấp, than đã 'kiệt sức'?

(Vietnamdaily) - Theo đại diện Novaland, dự án tại Bình Khánh (quận 2, TP HCM) đang bị rà soát kéo dài, dẫn đến việc chậm triển khai và phát sinh nhiều hệ quả.

Liên quan đến việc CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland) gửi đơn cầu cứu khẩn cấp, xin Bộ Xây dựng xem xét cho tiếp tục thực hiện dự án ở quận 2, trao đổi với PV, đại diện của tập đoàn này cho biết khu dân cư Bình Khánh do Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 - là công ty thành viên của Tập đoàn Novaland - làm chủ đầu tư.

Dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư số 3990/QĐ-UBND và đang từng bước hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan.

Novaland được 'giải cứu' hàng loạt dự án ở Sài Gòn

(Vietnamdaily) - Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc ở nhiều dự án như chung cư Cô Giang, tổ hợp 151 - 155 Bến Vân Đồn, dự án Khu cao ốc căn hộ thương mại tại phường Thảo Điền…

Ngày 22/2,  UBND TP HCM có buổi làm việc với nhiều doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đã có báo cáo tổng hợp lại một số kiến nghị của doanh nghiệp, đáng chú ý có CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland).

Trước đó, Novaland  đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp, xin Bộ Xây dựng xem xét cho tiếp tục thực hiện dự án ở quận 2.