NSƯT Thanh Thuý ứng cử đại biểu HĐND TPHCM

Là đại biểu HĐND TPHCM trong hai nhiệm kỳ trước và trong vai trò Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TPHCM, Thanh Thúy tiếp tục ứng cử vào đại biểu HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2021-2026.

NSƯT Thanh Thuý ứng cử đại biểu HĐND TPHCM
Là một người có nhiều kinh nghiệm khi tham gia HĐND TPHCM các nhiệm kỳ trước, trong lần ứng cử Đại biểu HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2021-2026, Thanh Thuý đã đưa ra chương trình hành động của mình nếu trúng cử. Trong đó, Thanh Thúy cho biết cô sẽ nghiên cứu đề xuất với các cấp lãnh đạo Thành phố có cơ chế, chính sách quan tâm hỗ trợ, tôn vinh các văn nghệ sĩ có nhiều cống hiến, thành tích xuất sắc cho văn hóa nghệ thuật.
NSUT Thanh Thuy ung cu dai bieu HDND TPHCM
NSƯT Thanh Thuý
Thanh Thuý sẽ chú trọng đến việc phối hợp đẩy mạnh việc bồi dưỡng, phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, truyền thống vào hệ thống trường phổ thông trên địa bàn thành phố nhằm góp phần cùng các ngành nâng cao công tác giáo dục kiến thức về văn hóa dân tộc, về tính chân, thiện, mỹ cho thế hệ trẻ. Ngoài ra một chương trình khác của ca sỹ Thanh Thuý là tăng cường các giải pháp phát triển văn hóa du lịch và các ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn của TPHCM.
Với vai trò quản lý Nhà nước, Thanh Thuý sẽ tích cực tham gia các hoạt động giám sát; kịp thời phát hiện, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm như môi trường; an ninh trật tự xã hội; vấn đề bảo vệ trẻ em; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm xã hội cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội khác… nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố.

Cần sớm bỏ hộ khẩu

Những ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc giữ hay bỏ hộ khẩu tại về dự thảo luật Cư trú sửa đổi một lần nữa cho thấy quyết tâm rất lớn để bỏ đi loại giấy tờ đang hạn chế quyền công dân.

Cần sớm bỏ hộ khẩu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi: "Trên thế giới bây giờ có bao nhiêu quốc gia còn hộ khẩu? Nước Lào cạnh chúng ta còn không? Chắc chỉ có Việt Nam còn tồn tại loại hình sổ hộ khẩu. Thế giới giờ đã có một thẻ căn cước công dân, chỉ quét là ra hết thông tin cá nhân".

Chủ tịch Quốc hội nhận xét, quyền tự do cư trú đã được quy định trong luật và đến lúc cần bỏ những thủ tục giấy tờ cũ: "Mấy chục thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu lạc hậu rồi thì bỏ đi. Tại sao cứ bám vào những điều kiện đó? Tạm trú, tạm vắng có quản được không? Khó lắm! Nên giảm bớt thủ tục cho dân nhờ. Cái gì tiến bộ, thuận tiện, hiện đại cho dân thì phải làm, đừng luyến tiếc những thủ tục rườm rà”.

Là người chủ trì dự thảo Luật Cư trú sửa đổi, Bộ trưởng Công an Tô Lâm kiên trì đề nghị giữ nguyên phương án Chính phủ trình là thời điểm luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021 thay vì đến năm 2025 như đề xuất của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội. Ông nói: "Không có căn cứ gì để kéo dài việc giữ sổ hộ khẩu giấy cho tới năm 2025 nếu đối chiếu với các công việc đang thực hiện. Lộ trình, bước đi chúng tôi đã vạch ra và quyết tâm thực hiện".

Những quan điểm như trên của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Công an là rất thẳng thắn và rõ ràng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với nhu cầu của cuộc sống. Nhà nước nhận ra sổ hộ khẩu đã trở nên lỗi thời thì nên bỏ ngay đi để vừa tạo điều kiện cho nhân dân, vừa tạo áp lực để hiện đại hóa bộ máy quản lý nhà nước.

Còn nhớ, theo tính toán sơ bộ của Bộ Công an, bỏ sổ hộ khẩu để áp dụng số định danh cá nhân cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ giúp giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho người dân ước tính khoảng 1.600 tỷ đồng/năm.

Có lẽ rất ít người Việt Nam không gặp rắc rối với chuyện hộ khẩu trong công việc và cuộc sống hàng ngày trong những năm qua.

Can som bo ho khau
Sổ hộ khẩu đang kìm hãm phát triển vì hạn chế quyền di cư 

12 tỉnh, thành phố thực hiện bầu cử sớm

Căn cứ đề nghị của Ủy ban bầu cử các địa phương, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã cho phép một số khu vực bỏ phiếu của 12 tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hải Phòng, Cần Thơ và các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Cà Mau, Đắk Nông...

12 tỉnh, thành phố thực hiện bầu cử sớm
Theo quy định tại Điều 72 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét, quyết định.
Do đặc thù về điều kiện địa lý, công việc, nhiều đơn vị bầu cử trên cả nước đã và sẽ tiến hành bầu cử sớm để cử tri tại các đơn vị này được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình đầy đủ nhưng vẫn đảm bảo trang trọng, nghiêm túc, đúng luật định. Căn cứ đề nghị của Ủy ban bầu cử các địa phương, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã cho phép một số khu vực bỏ phiếu của 12 tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hải Phòng, Cần Thơ và các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Cà Mau, Đắk Nông, Hậu Giang, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Bình và Nghệ An, được tiến hành bầu cử sớm trước ngày bầu cử đã được Quốc hội quyết định vào Chủ Nhật ngày 23/5/2021.

Phan Văn Anh Vũ gửi đơn tố cáo và kêu oan

Phan Văn Anh Vũ viết tay 64 trang đơn kêu oan và tố cáo từ trại giam T16 Bộ Công an gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và lãnh đạo các cơ quan tố tụng.

Phan Văn Anh Vũ gửi đơn tố cáo và kêu oan

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM) vừa chuyển đơn kêu oan và tố cáo của Phan Văn Anh Vũ tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao… cùng nhiều cơ quan, cá nhân.

Lá đơn 30 trang được đánh máy lại từ 64 trang viết tay bị án Phan Văn Anh Vũ viết từ trại giam T16, Bộ Công an. 

Tin mới