Nữ giáo sư Việt được lấy tên đặt cho 1 tiểu hành tinh

Những đóng góp của nữ giáo sư này trong ngành thiên văn học được đánh giá rất cao. Bà đang là người Việt Nam duy nhất được lấy tên đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ mặt trời.

Nói đến các giáo sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu nữ người Việt Nam nổi bật trên thế giới có lẽ cái tên Lưu Lệ Hằng sẽ nằm trong top được nhắc đến đầu tiên. Lý do rất đơn giản, độ ảnh hưởng, mức nổi tiếng của người phụ nữ này là rất lớn. Bà thường được quốc tế gọi với cái tên Jane X. Luu, hiện là nữ khoa học gia Vật lý thiên văn nổi nhất Việt Nam và thế giới.
Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963, người gốc miền Bắc Việt Nam, nhưng lại lớn lên và đi học ở miền Nam. Đến năm 1975, người phụ nữ này sang Mỹ định cư rồi theo đuổi con đường học vấn ở đây. Năm 1984, Lưu Lệ Hằng nhận bằng Cử nhân Vật lý thủ khoa của Đại học Stanford. Sau đó là lấy bằng Thạc sĩ Cao học ở Viện Berkeley thuộc Đại học California. Đến năm 1990, bà nhận bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts MIT.
Không chỉ dừng lại ở đó, Lưu Lệ Hằng tiếp tục phát triển hơn khi trở thành Giáo sư dạy tại Đại học Havard, Mỹ (1994 – 1998), dạy ở Đại học Leiden, Hà Lan (1998 – 2001). Sau này bà còn là nghiên cứu viên cao cấp danh dự ở Phòng Thí nghiệm tại Đại học Havard, Viện Khoa học Khảo sát Không gian tại Đại học Hawaii, Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachussetts MIT…
Nu giao su Viet duoc lay ten dat cho 1 tieu hanh tinh
Lưu Lệ Hằng
Trong suốt quãng thời gian học tập, nghiên cứu, Lưu Lệ Hằng luôn chứng tỏ bản thân là người có niềm đam mê bất tận với thiên văn học. Bà cũng là người đưa ra những phát minh đặc sắc, hiện đại, mở rộng tầm nhìn của con người về vũ rụ. Người trong nghề đánh giá, sự hiểu biết, đóng góp của Lưu Lệ Hằng là rất lớn với hàng không vũ trụ thế giới.
Bằng chứng là, năm 1991, Lưu Lệ Hằng nhận Giải thưởng Annie J. Cannon Award Thiên văn học dù chỉ vừa nhận bằng Tiến sĩ chưa lâu. 1 năm sau, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận giải thưởng Kavli (giải thưởng danh giá của Na Uy cho các nhà khoa học cống hiến xuất sắc trong ngành Vật lý thiên văn, Công nghệ nano, Khoa học thần kinh).
Năm 2012, Lưu Lệ Hằng được xướng tên trong 2 giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới. Đầu tiên là 3/2012 ở Na Uy, bà nhận giải Kavli (được ví như “Nobel Thiên văn thế giới”). Tiếp đó, vào 5/2012, Lưu Lệ Hằng nhận giải Shaw Thiên văn học (được gọi là “Giải Nobel Thiên văn Phương Đông”). Đáng chú ý, tên của bà còn được chọn để đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ mặt trời. Đó là Asteroid 5430 Luu.
Năm 2015, Lưu Lệ Hằng từng về Việt Nam và tham gia chương trình “Gặp gỡ Việt Nam”. Tại đây, bà chia sẻ gây xúc động: “Việt Nam rất đẹp, nên gìn giữ vẻ đẹp của đất nước”, “Đất đai là chúng ta mượn của con cháu, nên chúng ta phải gìn giữ cho con cháu”.

Top 15 khám phá quan trọng nhất lịch sử thiên văn học

Thiên văn học là một lĩnh vực khoa học lâu đời và có nhiều phát hiện quan trọng đã thay đổi hiểu biết của loài người về vũ trụ. Sau đây là 15 khám phá quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn học.

Top 15 kham pha quan trong nhat lich su thien van hoc
1. Mô hình nhật tâm của Copernicus (Thế kỷ 16). Nicolaus Copernicus đề xuất mô hình nhật tâm, cho rằng Mặt Trời là trung tâm của hệ Mặt Trời, thay thế mô hình địa tâm của Ptolemy. Khám phá này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cách con người nhìn nhận vị trí của Trái Đất và vũ trụ. Ảnh: Pinterest.

Đám mây huyền bí bao quanh Hệ Mặt Trời thách đố giới thiên văn

Đám mây Oort (Oort cloud) là một khu vực giả định của Hệ Mặt Trời chứa đầy các thiên thể băng giá. Đây là một trong những bí ẩn hấp dẫn nhất của thiên văn học.

Dam may huyen bi bao quanh He Mat Troi thach do gioi thien van
1. Đám mây Oort là một vùng giả định. Mặc dù chưa được quan sát trực tiếp, sự tồn tại của Đám mây Oort được suy luận từ quỹ đạo của các sao chổi dài hạn. Ảnh: Pinterest.

Tin mới