Nữ họa sĩ nào có sở thích khoe thân khi vẽ?

Nữ họa sĩ nào có sở thích khoe thân khi vẽ?

Georgia O’keeffe (1887-1986) là nữ họa sĩ người Mỹ nổi tiếng với những bức vẽ hoa gợi dục, người có sở thích khỏa thân khi vẽ, được mệnh danh là "Mẹ của chủ nghĩa hiện đại Mỹ".

Xem toàn bộ ảnh
Cùng tìm hiểu những điều thú vị về lịch sử hội họa.  Họa sĩ được mệnh danh là “một gã chơi khăm đại tài”, tác giả của bức “Sự ra đời của thần Vệ nữ”: Sandro Botticelli (1444-1510). Một thợ dệt mua nhà gần nhà Botticelli và lắp đặt những cái khung dệt vải quá ồn khiến họa sĩ không làm việc được. Ông sang than phiền nhưng vị hàng xóm trả lời ông ta có thể làm bất kỳ điều gì trong nhà ông ta. Botticelli bèn đặt một tảng đá lớn trên mái nhà mình, trông như có thể rơi xuống nhà hàng xóm. Khi hàng xóm phàn nàn, ông đáp mình có thể làm gì tùy thích ở nhà của mình. Người hàng xóm đành phải bỏ khung dệt đi.
Cùng tìm hiểu những điều thú vị về lịch sử hội họa. Họa sĩ được mệnh danh là “một gã chơi khăm đại tài”, tác giả của bức “Sự ra đời của thần Vệ nữ”: Sandro Botticelli (1444-1510). Một thợ dệt mua nhà gần nhà Botticelli và lắp đặt những cái khung dệt vải quá ồn khiến họa sĩ không làm việc được. Ông sang than phiền nhưng vị hàng xóm trả lời ông ta có thể làm bất kỳ điều gì trong nhà ông ta. Botticelli bèn đặt một tảng đá lớn trên mái nhà mình, trông như có thể rơi xuống nhà hàng xóm. Khi hàng xóm phàn nàn, ông đáp mình có thể làm gì tùy thích ở nhà của mình. Người hàng xóm đành phải bỏ khung dệt đi.
 Họa sĩ then chốt chuyển giao từ trường phái hiện thực sang ấn tượng, người thách đấu tay đôi khi tranh của mình bị phê bình: Edouard Manet (1832-1883). Năm 1870, một bài phê bình phỉ báng của Edmond Duranty khiến Manet phát khùng. Khi gặp lại người bạn này tại quán cà phê, Manet đã đấm vào mặt ông ta và yêu cầu một cuộc đấu kiếm tay đôi. Đêm trước trận đấu, Manet mua một đôi ủng để thật thoải mái khi “ra trận”. Sáng hôm sau ông nói với vợ là sẽ đi vẽ phác thảo ngoài trời, rồi đi tới khu rừng Saint-Germain gần đó.  Họa sĩ và nhà phê bình đã đấu kiếm dù cả hai không biết cách dùng kiếm. Kết quả nhà phê bình bị thương nhẹ ở ngực, danh dự được thỏa mãn, hai người bắt tay. Sau trận đấu, Manet đã tặng lại đôi ủng cho Duranty.
Họa sĩ then chốt chuyển giao từ trường phái hiện thực sang ấn tượng, người thách đấu tay đôi khi tranh của mình bị phê bình: Edouard Manet (1832-1883). Năm 1870, một bài phê bình phỉ báng của Edmond Duranty khiến Manet phát khùng. Khi gặp lại người bạn này tại quán cà phê, Manet đã đấm vào mặt ông ta và yêu cầu một cuộc đấu kiếm tay đôi. Đêm trước trận đấu, Manet mua một đôi ủng để thật thoải mái khi “ra trận”. Sáng hôm sau ông nói với vợ là sẽ đi vẽ phác thảo ngoài trời, rồi đi tới khu rừng Saint-Germain gần đó. Họa sĩ và nhà phê bình đã đấu kiếm dù cả hai không biết cách dùng kiếm. Kết quả nhà phê bình bị thương nhẹ ở ngực, danh dự được thỏa mãn, hai người bắt tay. Sau trận đấu, Manet đã tặng lại đôi ủng cho Duranty.
 Tác giả bức “Hoa súng”, người đàn ông tuyên bố thích hầu gái: Claude Monet (1840-1926). Monet có vẻ ngoài điển trai, chỉn chu với những bộ quần áo cắt may cầu kỳ, cổ tay áo ren hợp thời. Ông thu hút nhiều mẫu nữ khi học nghệ thuật ở Paris. Nhưng nghệ sĩ nói: “Xin lỗi, tôi chỉ ngủ với các nữ hầu tước hoặc những cô hầu gái. Thích hơn cả là những cô hầu gái của các nữ hầu tước. Mọi hạng ở giữa đều khiến tôi mất hứng ngay lập tức”.
Tác giả bức “Hoa súng”, người đàn ông tuyên bố thích hầu gái: Claude Monet (1840-1926). Monet có vẻ ngoài điển trai, chỉn chu với những bộ quần áo cắt may cầu kỳ, cổ tay áo ren hợp thời. Ông thu hút nhiều mẫu nữ khi học nghệ thuật ở Paris. Nhưng nghệ sĩ nói: “Xin lỗi, tôi chỉ ngủ với các nữ hầu tước hoặc những cô hầu gái. Thích hơn cả là những cô hầu gái của các nữ hầu tước. Mọi hạng ở giữa đều khiến tôi mất hứng ngay lập tức”.
 Tác giả bức “Tiếng thét”, người yêu thái quá những bức tranh của mình: Edvard Munch (1863-1944) yêu những bức tranh của mình, gọi chúng là “bọn trẻ”. Ông bắt tay vào làm in ấn với mục đích duy nhất là tạo ra những tác phẩm ông có thể bán trong khi vẫn giữ lại bản gốc. Ông thích vẽ ở xưởng ngoài trời, thường xếp các tác phẩm quanh mình phơi mưa gió, nắng tuyết. Khách viếng thăm bày tỏ lo sợ tác phẩm sẽ hư hỏng thì Munch nhún vai rằng dưới mưa nắng, tranh sẽ trở nên dạn dày hơn. Một người bạn tìm được bức sơn dầu khổ lớn hổng một lỗ to xuyên qua tranh, Munch thản nhiên cho biết một con chó của ông đã chạy qua bức tranh.
Tác giả bức “Tiếng thét”, người yêu thái quá những bức tranh của mình: Edvard Munch (1863-1944) yêu những bức tranh của mình, gọi chúng là “bọn trẻ”. Ông bắt tay vào làm in ấn với mục đích duy nhất là tạo ra những tác phẩm ông có thể bán trong khi vẫn giữ lại bản gốc. Ông thích vẽ ở xưởng ngoài trời, thường xếp các tác phẩm quanh mình phơi mưa gió, nắng tuyết. Khách viếng thăm bày tỏ lo sợ tác phẩm sẽ hư hỏng thì Munch nhún vai rằng dưới mưa nắng, tranh sẽ trở nên dạn dày hơn. Một người bạn tìm được bức sơn dầu khổ lớn hổng một lỗ to xuyên qua tranh, Munch thản nhiên cho biết một con chó của ông đã chạy qua bức tranh.
 Họa sĩ đi vào lịch sử nghệ thuật khi đưa chiếc bồn tiểu vào triển lãm: Marcel Duchamp (1887-1968). Năm 1917, Marcel Duchamp lấy một chiếc bồn tiểu bằng sứ rồi lật ngược lại, đặt tên là “Vòi phun” (Fountain), ký lên đó tên “R. Mutt” và trưng bày tại triển lãm ở New York. Bồn tiểu là đồ vật sản xuất hàng loạt, với công dụng sẵn có, trong khi lâu nay nghệ thuật thường được xem là tác phẩm độc bản của nghệ sĩ. Với “Vòi phun”, Duchamp biến một món đồ hàng loạt bằng tên gọi mới, góc nhìn mới. Bằng tác phẩm này, Duchamp đề cao ý tưởng, sự sáng tạo của họa sĩ, đặt nền tảng cho sự phát triển theo hướng ý niệm của nghệ thuật thế kỷ XX.
Họa sĩ đi vào lịch sử nghệ thuật khi đưa chiếc bồn tiểu vào triển lãm: Marcel Duchamp (1887-1968). Năm 1917, Marcel Duchamp lấy một chiếc bồn tiểu bằng sứ rồi lật ngược lại, đặt tên là “Vòi phun” (Fountain), ký lên đó tên “R. Mutt” và trưng bày tại triển lãm ở New York. Bồn tiểu là đồ vật sản xuất hàng loạt, với công dụng sẵn có, trong khi lâu nay nghệ thuật thường được xem là tác phẩm độc bản của nghệ sĩ. Với “Vòi phun”, Duchamp biến một món đồ hàng loạt bằng tên gọi mới, góc nhìn mới. Bằng tác phẩm này, Duchamp đề cao ý tưởng, sự sáng tạo của họa sĩ, đặt nền tảng cho sự phát triển theo hướng ý niệm của nghệ thuật thế kỷ XX.
 Người nổi tiếng nhất trường phái lập thể, ở tuổi 72 vẫn lấy vợ: Pablo Picasso (1881-1973) là nghệ sĩ có đời tư phức tạp. Đầu tiên ông kết hôn với một vũ công ballet Nga tên Olga. Người phụ nữ thứ hai đến với ông là Marie-Therese Walter. Người thứ ba là nhiếp ảnh gia Dora Maar. Năm 1944 ông có mối tình dài với Francoise Gilot. Tới năm 1953, Picasso 72 tuổi gặp gỡ và gắn bó với cô gái 27 tuổi Jacqueline Roque, họ kết hôn năm 1961. Jacqueline tôn sùng chồng mình, gọi ông là “Mặt trời”.
Người nổi tiếng nhất trường phái lập thể, ở tuổi 72 vẫn lấy vợ: Pablo Picasso (1881-1973) là nghệ sĩ có đời tư phức tạp. Đầu tiên ông kết hôn với một vũ công ballet Nga tên Olga. Người phụ nữ thứ hai đến với ông là Marie-Therese Walter. Người thứ ba là nhiếp ảnh gia Dora Maar. Năm 1944 ông có mối tình dài với Francoise Gilot. Tới năm 1953, Picasso 72 tuổi gặp gỡ và gắn bó với cô gái 27 tuổi Jacqueline Roque, họ kết hôn năm 1961. Jacqueline tôn sùng chồng mình, gọi ông là “Mặt trời”.
 Nữ họa sĩ nổi tiếng với những bức vẽ hoa gợi dục, người có sở thích khỏa thân khi vẽ: Georgia O’keeffe (1887-1986). Những năm 1920, Stieglitz (chồng của O’keeffe) đưa nữ họa sĩ đi nghỉ hè ở ngôi nhà bên hồ. Nơi đây hội tụ nhiều cô dì, chú bác, các cháu trong gia đình Stieglitz. O’keeffe luôn thích không gian riêng, phát điên lên với những người nói nhiều đằng nhà chồng. Bà làm việc ở một xưởng vẽ tạm và cấm đoán mọi người tới. Một lần, mấy đứa cháu trong gia đình lẻn vào lãnh địa cấm. Chúng không biết rằng bà có sở thích vẽ trong trạng thái khỏa thân, khi nhìn thấy cảnh tượng họa sĩ đang sáng tác, chúng đã kêu lên kinh ngạc. O’keeffe nổi cáu, xông ra vung cọ vẽ, rít lên trong trạng thái không mặc gì, còn bọn trẻ thì chạy tán loạn.
Nữ họa sĩ nổi tiếng với những bức vẽ hoa gợi dục, người có sở thích khỏa thân khi vẽ: Georgia O’keeffe (1887-1986). Những năm 1920, Stieglitz (chồng của O’keeffe) đưa nữ họa sĩ đi nghỉ hè ở ngôi nhà bên hồ. Nơi đây hội tụ nhiều cô dì, chú bác, các cháu trong gia đình Stieglitz. O’keeffe luôn thích không gian riêng, phát điên lên với những người nói nhiều đằng nhà chồng. Bà làm việc ở một xưởng vẽ tạm và cấm đoán mọi người tới. Một lần, mấy đứa cháu trong gia đình lẻn vào lãnh địa cấm. Chúng không biết rằng bà có sở thích vẽ trong trạng thái khỏa thân, khi nhìn thấy cảnh tượng họa sĩ đang sáng tác, chúng đã kêu lên kinh ngạc. O’keeffe nổi cáu, xông ra vung cọ vẽ, rít lên trong trạng thái không mặc gì, còn bọn trẻ thì chạy tán loạn.

GALLERY MỚI NHẤT