Nữ nhân sống trong hậu cung nhà Minh đều vô cùng khiếp sợ Triều Thiên Nữ

Rốt cuộc "Triều Thiên Nữ" là gì mà nữ nhân nào cũng sợ sệt khi vừa nghe nhắc đến?

Nữ nhân sống trong hậu cung nhà Minh đều vô cùng khiếp sợ Triều Thiên Nữ

Trong hậu cung nhà Minh, chỉ cần nhắc đến "Triều Thiên Nữ" là từ phi tần đến cung nữ đều khiếp sợ cực độ. Trên thực tế, đây chính là tên gọi thay thế cho những người bị tuẫn táng. 

Sau khi Hoàng đế băng hà, một số phi tần và cung nữ có dung mạo xinh đẹp được chọn để chôn cất cùng vị Hoàng đế đó. Điều này được thực hiện với hi vọng họ sẽ tiếp tục hầu hạ Hoàng đế ở bên kia thế giới. Và những nữ nhân đó sẽ được gọi với một cái tên mỹ miều là "Triều Thiên Nữ". 

Trong lịch sử Trung Hoa, chế độ tuẫn táng đã xuất hiện từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ Xuân Thu, chế độ tuẫn táng vẫn còn tiếp diễn, thậm chí nam và nữ đều có thể trở thành người bị tuẫn táng. Thời nhà Tần vẫn còn tồn tại chế độ tuẫn táng nhưng đến thời nhà Hán, những người cầm quyền đã hủy bỏ chế độ này. 

Tuy nhiên, đến thời nhà Minh, chế độ tuẫn táng lại được "tái sinh". Sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà, tất cả những phi tử không có con trai đều bị tuẫn táng. 

Nu nhan song trong hau cung nha Minh deu vo cung khiep so Trieu Thien Nu

Trong quyển "Triều Tiên Lý triều thực lục" có ghi chép, những phi tần đáng thương này khi đến ngày tuẫn táng sẽ được chiêu đãi một buổi tiệc an ủi, là bữa ăn thịnh soạn cuối cùng trong đời. Kết thúc buổi tiệc họ sẽ phải tự sát, có thể là treo cổ hoặc uống thuốc độc. 

Tất nhiên cũng có những phi tử không tuân theo và chống trả mạnh mẽ. Về vấn đề này, các thái giám đều có cách xử lý, họ sẽ chia nhau giữ lấy cơ thể của vị phi tử kia rồi quấn vải trắng quanh cổ sau đó treo lên cho đến lúc chết. Đây là một thủ pháp vô cùng tàn nhẫn. 

Các phi tần cung nữ nếu biết trước mình sẽ chết sớm thì làm sao họ có thể không buồn? Khi Hoàng đế sống, họ phải nỗ lực để hầu hạ Hoàng đế. Đến khi Hoàng đế qua đời, họ lạ bị bắt buộc tuẫn táng theo cùng.  

"Triều Thiên Nữ Hộ" là tên gọi những người thân của các nữ nhân bị buộc phải tuẫn táng. Tuy nhiên, những gia đình này không quá đau buồn vì cái chết của con gái, cháu gái của họ mà còn cảm thấy rất vinh dự. Bởi những nữ nhân này được chôn cất cùng nơi với Tiên đế, được hưởng hương khói của hoàng tộc. 

Và điều quan trọng hơn thảy là triều đình sẽ trao cho người thân của "Triều Thiên Nữ" một số quyền lợi nhất định. Để an ủi, triều đình sẽ ban vinh hoa phú quý cả đời.

Tuy nhiên, đến thời kỳ Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn trị vì, ông đã đưa ra một quyết định quan trọng, đó chính là xóa bỏ chết độ tuẫn táng đáng sợ. Trước khi Minh Anh Tông qua đời, đã để lại di ngôn: "Dùng người tuẫn táng, ta cũng không chịu nổi, chuyện này để ta dừng lại đi, tử tôn hậu thế đừng thực hiện nữa".

Mặc dù là một vị Hoàng đế vô năng nhưng đến khoảnh khắc cuối đời, ông đã làm được một chuyện trọng đại, nhắc nhở hậu thế không cần thực hiện chế độ tuẫn táng. 

Video: Phát hiện bức tượng phật thời nhà Minh, Trung Quốc tìm thấy nước Úc?

Một bức tượng phật bằng đồng thời nhà Minh mới được nhà nhà sử học và nhà làm phim phát hiện ở phía tây bắc nước Úc và có niên đại cách đây 600 năm đã dấy lên nghi vấn người Trung Quốc khám phá ra nước Úc trước người Pháp?

Video: Phát hiện bức tượng phật thời nhà Minh, Trung Quốc tìm thấy nước Úc?

Mời độc giả xem video xuất hiện bằng chứng cho thấy người Trung Quốc khám phá ra nước Úc:

Thảm họa bí ẩn ở Bắc Kinh thời Nhà Minh: 2 vạn người bị nghiền nát

Ngày 20 tháng 5 năm 1625 (mùng 6 tháng 5 năm Hy Tông Thiên Khởi thứ 6), tại cố đô Bắc Kinh triều Minh, vương cung xưởng thành Tây Nam (nay là cửa Tuyên Vũ), cả một vùng đã xảy ra tai biến với sự phá hoại nặng nề...

Thảm họa bí ẩn ở Bắc Kinh thời Nhà Minh: 2 vạn người bị nghiền nát
Buổi sáng hôm ấy, trời đang trong trẻo, bỗng có tiếng vang lên như tiếng thét. Từ hướng Đông Bắc chuyển dần tới phía Tây Nam kinh thành, trời long đất lở, tối đen như mực, muôn nhà đổ sụp. Rối như tơ vò, tựa như ngũ sắc, làn hơi khói tựa hình nấm linh chi bốc tận trời cao, mãi lâu mới tan. Phía Đông đến dãy phố lớn cửa Thuận Thành, phía Bắc đến phố Hình Bộ, dài đến ba bốn dặm, chu vi 13 dặm, hàng vạn nhà cửa, hơn hai vạn người đều biến thành tro bụi, gạch đá, ngói vụn từ trên trời đổ xuống. Những mảnh xác người từ đầu, vai, tai, mũi đến chân tay cũng được ném tới tấp từ trên trời xuống.

Rợn người trại góa phụ thời nhà Minh, nơi phụ nữ sống không bằng chết

Tất cả những phụ nữ sống trong trại góa phụ đều không được phép tự ý giao du với đàn ông. Ai vi phạm sẽ bị xử lý cực nghiêm, thậm chí có thể mất mạng.

Rợn người trại góa phụ thời nhà Minh, nơi phụ nữ sống không bằng chết

Thời cổ đại, chiến tranh liên miên, khói lửa hiếm khi nào dứt. Cũng bởi vậy, vô số binh lính vì đất nước chiến đấu đã táng mạng nơi chiến trường. Trong số này, không ít người đã có gia đình. Vậy, khi những binh sĩ không may tử trận, thê thiếp của họ phải làm sao? Số phận những người phụ nữ góa bụa này sẽ đi đâu, về đâu?

Theo tìm hiểu, thông thường những góa phụ này sẽ ở vậy đến già. Nếu có con thì nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, kéo dài hương hỏa cho nhà chồng. Nếu chưa có con thì vẫn tiếp tục bổn phận con dâu, ở lại chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng cho tận nghĩa hiếu. Cũng có một số góa phụ đi bước nữa, tuy nhiên đó chỉ là trường hợp cá biệt, không nhiều.

Tin mới