Nữ tiến sĩ đam mê sinh học phân tử

Sở hữu hơn 40 bài báo khoa học cùng nhiều giải thưởng, PGS.TS Nguyễn Phương Thảo có nhiều đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu về sinh học phân tử trên thực vật.

Tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ tại Nhật Bản về sinh học phân tử và từng có ý định cũng như cơ hội chuyển hướng sang y, sinh học sau tiến sĩ tại Mỹ nhưng PGS.TS Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1978), giảng viên khoa Công nghệ sinh học, ĐH Quốc tế (IU) - ĐH Quốc gia TP.HCM, quyết định quay về Việt Nam.

Nu tien si dam me sinh hoc phan tu

PGS.TS Nguyễn Phương Thảo trong một chuyến công tác tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Ảnh: Giáo Dục & Thời Đại.

Duyên nợ

PGS.TS Nguyễn Phương Thảo chia sẻ: “Thực tế với nền tảng cơ bản về sinh học phân tử (cụ thể là miễn dịch phân tử như tôi đã làm thạc sĩ và tiến sĩ), có thể ứng dụng vào nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Khi về Việt Nam, tôi nhận ra với một nước nông nghiệp, các nghiên cứu về sinh học phân tử trên thực vật rất quan trọng, vì vậy đã tiếp tục hướng nghiên cứu này”.

Đến hiện tại, PGS.TS Nguyễn Phương Thảo đã công bố 24 bài báo quốc tế (ISI) trên các tạp chí có ảnh hưởng cao nhất của ngành, bao gồm cả tạp chí thuộc Cell Publisher, với hơn 1.000 tổng lượt trích dẫn (theo Google Scholar), 15 bài báo trên tạp chí trong nước, cùng nhiều báo cáo và công bố tại hội thảo chuyên ngành quốc tế và trong nước.

Chị từng được mời báo cáo tại các hội nghị chuyên ngành hàng đầu hoặc tại các trường lớn như ĐH Yale - Mỹ. Hầu hết công bố của chị đều với tư cách tác giả chính (first author) hoặc tác giả liên hệ (corresponding author).

Bên cạnh đó, nữ PGS sinh năm 1978 còn tham gia ban biên tập cho một số tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín, như tạp chí ISI chuyên ngành Frontiers in Plant Science thuộc nhóm Q1 với chỉ số ảnh hưởng cao (IF: 4.495); Công nghệ Sinh học (tạp chí trong nước); biên tập viên cho tạp chí ISI chuyên ngành Current Genomics (IF:2.868)… Đồng thời, chị còn tham gia phản biện cho các tạp chí impact factor cao ngành thực vật và tạp chí thuộc Nature Publisher…

Nói về con đường dẫn tới lĩnh vực công nghệ sinh học phân tử trên đối tượng thực vật tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Phương Thảo chia sẻ: “Đây là lĩnh vực tôi bắt đầu từ khi thực tập và sau đó làm luận văn đại học tại Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam cách đây 24 năm”.

Sau đó, thời gian học thạc sĩ, tiến sĩ ở Nhật Bản, chị được làm việc với một giáo sư đầu ngành. Thầy rất thương yêu học trò và tạo điều kiện cho học viên được đi nhiều nơi, tham gia rất nhiều hội thảo, gặp gỡ các nhà khoa học lớn. Điều này đã tiếp thêm ngọn lửa giúp chị gia tăng thêm sự say mê với khoa học cũng như hướng nghiên cứu của người học.

“Máu gia truyền”

PGS.TS Nguyễn Phương Thảo xuất thân trong gia đình có truyền thống về học hành. Ông nội chị vốn làm đốc học tỉnh Bình Định thời Pháp thuộc (chức vụ tương đương giám đốc sở GD&ĐT ngày nay).

Cha của chị là GS Nguyễn Tự Cường (Viện Toán học Việt Nam), một trong số ít các nhà toán học được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh.

Bác ruột của chị là cố GS Nguyễn Đình Tứ, nhà vật lý hạt nhân, lãnh đạo của nền khoa học Việt Nam, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn mẹ chị là PGS Tạ Phương Hòa, cũng là nhà khoa học ngành Hóa, trước đây làm việc ở ĐH Bách khoa Hà Nội…

“Gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn nghề nghiệp và con đường nghiên cứu của tôi. Việc ba mẹ đều là GS, PGS, gia đình cũng nhiều người tham gia giảng dạy, nghiên cứu giúp tôi hiểu rõ nghề nghiệp này từ nhỏ. Tôi có điều kiện tiếp xúc rất nhiều sách vở, khi điều kiện Việt Nam còn nhiều khó khăn, giúp khơi dậy tính tò mò, sáng tạo cần thiết cho nghiên cứu sau này. Các thành tích của ba mẹ, gia đình cũng là động lực để tôi cố gắng hơn trên con đường lựa chọn”, chị chia sẻ.

Khi được ĐH Quốc gia TP.HCM giao phụ trách một phòng thí nghiệm trị giá 24 tỷ đồng, chị cho biết đây là giấc mơ và là kết quả hơn 12 năm phấn đấu của bản thân và nhóm nghiên cứu ở IU.

Với phòng thí nghiệm này, chị hy vọng nhóm sẽ có những nghiên cứu bài bản và có khả năng ứng dụng thật sự để tạo ra các giống cây trồng tốt có ý nghĩa kinh tế cho Việt Nam và đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhóm đang xây dựng những đề tài, dự án đa ngành, đa lĩnh vực cũng nhiều đồng nghiệp với chuyên môn khác, nhằm tăng tính thực tế và ứng dụng cho các kết quả.

PGS.TS Nguyễn Phương Thảo cho biết càng ngày, chị càng yêu thích công việc giảng dạy và những giờ phút chia sẻ cùng SV.

“Sự năng động, sôi nổi, nhiệt tình, đam mê của sinh viên IU giúp cuộc sống của thầy cô cũng vui tươi, trẻ trung hơn. Các sinh viên giỏi giúp tôi thêm yêu nghề và có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp của mình”, chị bày tỏ.

PGS Nguyễn Phương Thảo nói: Tôi tự hào vì các bài báo của nhóm hầu hết là Q1, có chất lượng tốt và có nhiều bài trên các tạp chí đầu ngành. Các bài báo đăng kể từ khi về ĐH Quốc tế đều do chúng tôi tự làm thí nghiệm và viết, kể cả khi trong điều kiện chưa có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, chưa có nguồn tiền, nguồn quỹ, phải đi mượn đất, dùng sân thượng nhà học trò, cùng lấy tiền lương để mua hóa chất...

Chuyện về nhà khoa học kéo cờ Tổ quốc ngày Độc lập 2/9/1945

GS. Lê Thi là một trong hai phụ nữ vinh dự có mặt trong thời khắc quan trọng của đất nước, kéo cờ Tổ quốc vào sáng mồng 2/9/1945. Bà cũng là người đặt nền móng cho ngành nghiên cứu khoa học về phụ nữ, gia đình, và bình đẳng giới ở Việt Nam.

Hành trình “cắt gan khô” khiến cả thế giới sốc của GS. Tôn Thất Tùng

Chỉ bằng một con dao nạo thô sơ, GS. Tôn Thất Tùng đã phẫu tích trên 200 lá gan của tử thi để nghiên cứu các mạch máu và vẽ lại thành các sơ đồ đối chiếu. Ông cũng khiến thế giới sửng sốt khi công bố phương pháp cắt gan khô.   

 


GS. Tôn Thật Tùng (1912 – 1982) là bác sỹ nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho ngành y học Việt Nam và thế giới. GS. Tôn Thất Tùng theo học trường Trung học Bảo Hộ (tức trường Bưởi – trường Chu Văn An ngày nay). Năm 1935, ông học tại Trường Y khoa Hà Nội.
Hanh trinh “cat gan kho” khien ca the gioi soc cua GS. Ton That Tung
GS. Tôn Thất Tùng gây sửng sốt thế giới khi công bố phương pháp cắt gan khô. 
Năm 1939, GS. Tôn Thất Tùng trở thành bác sĩ nội trú ở Bệnh viện Phủ Doãn. Trong giai đoạn này, trong một lần phát hiện trong gan của một người bệnh có giun chui ở các đường mật, GS. Tôn Thất Tùng đã nảy ra ý tưởng dùng những lá gan bị nhiễm giun để phẫu tích cơ cấu của lá gan.

Tin mới