Núi lửa cao nhất Indonesia mới phun trào, thảm họa có xảy ra?

Núi lửa cao nhất Indonesia mới phun trào, thảm họa có xảy ra?

Semeru - núi lửa cao nhất Indonesia mới phun trào vào ngày 4/12 đã giải phóng những đám mây khí nóng và những dòng dung nham đỏ rực. Hàng trăm người dân đã được sơ tán đến nơi an toàn.

Xem toàn bộ ảnh
Chính quyền Indonesia đã phát đi cảnh báo cấp cao nhất sau khi núi lửa Semeru ở miền Đông Java phun trào vào ngày 4/12 vừa qua. Theo đó, giới chức trách kêu gọi người dân sống gần  núi lửa cao nhất Indonesia đi sơ tán để đảm bảo an toàn và phát khẩu trang chống bụi cho người dân địa phương.
Chính quyền Indonesia đã phát đi cảnh báo cấp cao nhất sau khi núi lửa Semeru ở miền Đông Java phun trào vào ngày 4/12 vừa qua. Theo đó, giới chức trách kêu gọi người dân sống gần núi lửa cao nhất Indonesia đi sơ tán để đảm bảo an toàn và phát khẩu trang chống bụi cho người dân địa phương.
Đồng thời, Cơ quan giảm nhẹ thiên tai của Indonesia, BNPB, cảnh báo người dân phải tránh xa ngọn núi lửa trong bán kính 5km và cảnh giác nguy cơ phun trào dung nham.
Đồng thời, Cơ quan giảm nhẹ thiên tai của Indonesia, BNPB, cảnh báo người dân phải tránh xa ngọn núi lửa trong bán kính 5km và cảnh giác nguy cơ phun trào dung nham.
Theo người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Indonesia Abdul Muhari cho hay, mưa đã làm xói mòn và cuối cùng làm sụp vòm dung nham trên đỉnh núi lửa Semeru cao 3.675m dẫn tới đợt phun trào.
Theo người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Indonesia Abdul Muhari cho hay, mưa đã làm xói mòn và cuối cùng làm sụp vòm dung nham trên đỉnh núi lửa Semeru cao 3.675m dẫn tới đợt phun trào.
Đợt phun trào mới nhất của núi lửa cao nhất Indonesia khiến nhiều làng mạc gần đó bị tro bụi bao phủ, ánh Mặt trời bị che khuất. Tính đến thời điểm hiện tại, giới chức trách Indonesia chưa ghi nhận có thương vong nào.
Đợt phun trào mới nhất của núi lửa cao nhất Indonesia khiến nhiều làng mạc gần đó bị tro bụi bao phủ, ánh Mặt trời bị che khuất. Tính đến thời điểm hiện tại, giới chức trách Indonesia chưa ghi nhận có thương vong nào.
Hàng trăm cư dân đã chạy đến những nơi trú ẩn tạm thời hoặc rời đến những khu vực an toàn khác. Những cột tro bụi dày đặc đã bị thổi bay cao hơn 1.500m trong khi khí nóng và dung nham chảy xuống sườn núi Semeru và hướng về phía một con sông gần đó.
Hàng trăm cư dân đã chạy đến những nơi trú ẩn tạm thời hoặc rời đến những khu vực an toàn khác. Những cột tro bụi dày đặc đã bị thổi bay cao hơn 1.500m trong khi khí nóng và dung nham chảy xuống sườn núi Semeru và hướng về phía một con sông gần đó.
Hendra Gunawan, người đứng đầu Trung tâm giảm thiểu rủi ro địa chất và núi lửa, cho biết các hoạt động gia tăng của núi lửa vào chiều 4/12 khiến giới chức mở rộng vùng nguy hiểm tới 8 km tính từ miệng núi lửa.
Hendra Gunawan, người đứng đầu Trung tâm giảm thiểu rủi ro địa chất và núi lửa, cho biết các hoạt động gia tăng của núi lửa vào chiều 4/12 khiến giới chức mở rộng vùng nguy hiểm tới 8 km tính từ miệng núi lửa.
Các nhà khoa học đã nâng mức cảnh báo của núi lửa Semeru lên mức cao nhất và người dân được khuyến cáo nên tránh xa khu vực phía Đông Nam dọc theo sông Besuk Kobokan, nằm trên đường di chuyển của dòng dung nham.
Các nhà khoa học đã nâng mức cảnh báo của núi lửa Semeru lên mức cao nhất và người dân được khuyến cáo nên tránh xa khu vực phía Đông Nam dọc theo sông Besuk Kobokan, nằm trên đường di chuyển của dòng dung nham.
Đợt phun trào lớn gần đây nhất của Semeru là vào tháng 12/2021. Khi ấy, tro bụi núi lửa đã chôn vùi làng mạc gần đó và khiến 51 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị bỏng nặng.
Đợt phun trào lớn gần đây nhất của Semeru là vào tháng 12/2021. Khi ấy, tro bụi núi lửa đã chôn vùi làng mạc gần đó và khiến 51 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị bỏng nặng.
Vụ phun trào cũng buộc hơn 10.000 người phải sơ tán. Đồng thời, giới chức trách cũng di dời khoảng 2.970 ngôi nhà ra khỏi vùng nguy hiểm.
Vụ phun trào cũng buộc hơn 10.000 người phải sơ tán. Đồng thời, giới chức trách cũng di dời khoảng 2.970 ngôi nhà ra khỏi vùng nguy hiểm.
Núi lửa Semeru còn được gọi là Mahameru đã phun trào nhiều lần trong 200 năm qua. Mặc dù nguy hiểm khi "thức giấc" nhưng hàng chục nghìn người vẫn sinh sống trên những sườn núi màu mỡ của núi lửa.
Núi lửa Semeru còn được gọi là Mahameru đã phun trào nhiều lần trong 200 năm qua. Mặc dù nguy hiểm khi "thức giấc" nhưng hàng chục nghìn người vẫn sinh sống trên những sườn núi màu mỡ của núi lửa.
Mời độc giả xem video: Núi lửa phun trào dữ dội tại Iceland. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT