Núi lửa nhưng không phun dung nham

Tạp chí du lịch Mỹ Atlas Obscura cho biết, vào năm 2001, một điều bất ngờ đã xảy ra ở Azerbaijan. Mặt đất bắt đầu chuyển động một cách bất thường…

Núi lửa bùn

"Có vẻ như một con vật đang giãy giụa cố chui ra khỏi mặt đất.... Có một vụ nổ lớn và một ngọn lửa khổng lồ bắt đầu bốc lên từ sườn đồi... Ngọn lửa lớn đến khó tin, cao khoảng 300m. Nó được bao quanh bởi những làn khói đen dày đặc và rất nhiều bùn tung lên không trung", một người dân địa phương kể lại.

Vụ việc có thể nhìn thấy từ khoảng cách 15km và 3 ngày sau ngọn lửa vẫn rừng rực cháy.

Những gì đã diễn ra là một vụ phun trào, không phải magma, mà là bùn.

Trên thế giới hiện tồn tại hơn 1.000 ngọn núi lửa bùn, khoảng 400 trong số đó nằm ở khu vực ven biển của Azerbaijan.

Núi lửa bùn hình thành ở những nơi mà các túi khí dưới lòng đất tìm thấy đường thoát lên bề mặt trái đất. Do không phải tạo ra bởi magma như núi lửa thông thường nên núi lửa bùn thay vì nóng lại rất lạnh, thường chỉ trên mức đóng băng.

Núi lửa bùn cũng không bao giờ phát triển đến kích thước của một núi lửa bình thường. Kích thước của núi lửa bùn rất khác nhau. Hầu hết đều khá nhỏ và có dạng hình nón. Hiện các núi lửa bùn lớn nhất thế giới là Boyuk Khanizadagh và Turaghai đều ở Azerbaijan.

Cứ khoảng 20 năm một lần, một trong những ngọn núi lửa bùn này sẽ bốc cháy sâu bên dưới bề mặt và tạo ra một vụ nổ lớn. Mặc dù vậy, chúng nhìn chung không gây nguy hiểm cho con người, vì chúng ở xa hầu hết các trung tâm thành phố.

Nui lua nhung khong phun dung nham

Núi lửa bùn thu hút khách du lịch ở Azerbaijan. Ảnh: Atlas Obscura

"Cảnh đẹp" của Azerbaijan

Bên cạnh núi lửa bùn lộ thiên, còn có núi lửa bùn âm ỉ trong lòng đất hay núi lửa bùn ngoài khơi. Có hơn 140 ngọn núi lửa bùn ngoài khơi biển Caspian.

8 hòn đảo trong quần đảo Baku được tạo ra bởi các vụ phun trào núi lửa bùn. Có ý kiến cho rằng, núi lửa bùn hoạt động ở Azerbaijan khoảng 25.000 năm trước.

Thông thường, núi lửa bùn phun trào bắt đầu bằng tiếng ầm ầm dưới bề mặt, sau đó là một vụ nổ mạnh.Các khí thoát ra khỏi bề mặt sẽ bị đốt cháy và bốc cháy. Cột cháy có lúc cao tới 1.000m như núi lửa bùn Garasu.

Các quan sát chỉ ra, có 50 ngọn núi lửa bùn đã phun trào khoảng 200 lần kể từ năm 1810 ở Azerbaijan.Núi lửa bùn Lock-Batan đã phun trào 19 lần trong thời gian đó. Núi lửa bùn phun ra bùn, mảnh đá rắn, khí và nước.

Các vụ phun trào núi lửa bùn chứa hơn 100 khoáng chất và tới 30 nguyên tố hóa học vi lượng như barit, thủy ngân, mangan, đồng, bari, stronti, liti...

Nguồn gốc của núi lửa bùn có liên quan đến các mỏ hydrocacbon bị chôn vùi. Các mỏ dầu khí dồi dào cũng đã được phát hiện ở những khu vực hình thành núi lửa bùn. Bùn do núi lửa bùn phun trào được sử dụng làm nguyên liệu trong lĩnh vực y tế.

Núi lửa bùn được Azerbaijan coi là "cảnh đẹp", rất thu hút khách du lịch.

Chiêm ngưỡng miệng núi lửa có hình con mắt tuyệt đẹp trên sao Hỏa

Theo thông tin được các nhà nghiên cứu tiết lộ, kích thước của miệng núi lửa này tương đương với một thành phố. Nó giống như con mắt khổng lồ quan sát cả vũ trụ.

Mới đây nhất, các nhà thiên văn học đã phát hiện một miệng núi lửa kỳ lạ trông giống như con mắt đang mở to trên bề mặt sao Hỏa. Kích thước của miệng núi lửa này tương đương với một thành phố và khối vật chất xuất hiện chính giữa miệng núi lửa vô tình tạo thành hình dạng con mắt đang nhìn vào vũ trụ.
Chiem nguong mieng nui lua co hinh con mat tuyet dep tren sao Hoa
 Hình ảnh chụp miệng núi lửa có hình dạng con mắt trên sao Hỏa. Theo các nhà nghiên cứu, những đường rãnh cắt xẻ xung quanh miệng núi lửa có thể từng là nơi dòng nước lỏng chảy qua vào khoảng 3,5 - 4 tỷ năm trước.
Miệng núi lửa có hình dạng thú vị này do cơ quan European Space Agency’s Mars Express chụp lại. Theo tính toán, nó có đường kính 30km và nằm trên khu vực bán cầu nam của sao Hỏa được gọi là Aonia Terra. Khu vực này vốn nổi tiếng là nơi tập trung những miệng núi lửa có kích thước và hình dạng rất ấn tượng. Tuy nhiên, miệng núi lửa mới được phát hiện vẫn chưa được đặt tên chính thức.

Phát hiện âm thanh báo hiệu núi lửa phun trào, chuyên gia mừng ra mặt

Theo kết quả nghiên cứu mới, các chuyên gia phát hiện âm thanh đá magma thay đổi rõ rệt khi núi lửa sắp phun trào. Từ đây, họ cho rằng nghiên cứu âm thanh này có thể giúp dự báo khi nào núi lửa "thức giấc".

Phat hien am thanh bao hieu nui lua phun trao, chuyen gia mung ra mat
Tiến sĩ Leighton Watson (trong ảnh) thuộc Đại học Canterbury đã phối hợp với các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu địa vật lý và núi lửa quốc gia Italy và Đại học Bang Boise đã phát triển một công cụ mô hình sử dụng sóng âm thanh từ hoạt động núi lửa nhằm giúp tìm hiểu, dự báo khi núi lửa "thức giấc". 

Tin mới