Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào bụi tro bay cao tới 7.000m

Đợt phun trào mới nhất xảy ra hôm qua 9/6, núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào phun cột tro bụi cao tới 7km, làm đen kịt một khoảng trời.

Mời độc giả xem video: Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào bụi tro bay cao tới 7.000m. (nguồn Guardian News)

Kinh hãi những địa điểm bỏ hoang trên thế giới

(Kiến Thức) - Đằng sau một số địa điểm bỏ hoang trên thế giới này ẩn chứa những câu chuyện không phải ai cũng biết.

Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi
 Nghĩa địa tàu Moynaq nằm giữa sa mạc ở Uzbekistan. Hàng chục con tàu mắc kẹt trong nghĩa địa này đang “phân hủy” dưới sức nóng ở sa mạc. Được biết, nơi đây từng là một trong 4 hồ nước lớn nhất thế giới. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-2
 Trại trẻ mồ côi Holy ở Marquette, Michigan (Mỹ) là một trong những địa điểm bỏ hoang đáng sợ trên thế giới, từng là nơi ở của 200 trẻ em. Tuy nhiên, nơi này đã bị đóng cửa từ năm 1965. Có người kể rằng một số em nhỏ đã tử vong khi sống trong tòa nhà này và họ vẫn nghe thấy tiếng trẻ nhỏ chơi đùa sau khi khu nhà bị bỏ hoang. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-3
 Tòa lâu đài Miranda ở Celles, Bỉ, cũng là một trại trẻ mồ côi bị bỏ hoang từ lâu. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-4
 Đảo Hashima ở Nhật Bản bị bỏ hoang từ năm 1974 khi cư dân kéo nhau rời khỏi hòn đảo này. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-5
 Công viên giải trí Spreepark được xây dựng ở ngoại ô thủ đô Berlin, Đức, năm 1969. Năm 2002, nơi này đã bị đóng cửa do không thu hút nhiều du khách. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-6
 Ngôi làng Letchworth ở quận Rockland, thành phố New York (Mỹ), đã bị bỏ hoang từ năm 1996 sau khi xuất hiện những báo cáo về điều kiện sống kinh khủng suốt nhiều năm. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-7
Ngôi trường Crookham Court ở New York bị đóng cửa và bỏ hoang từ cuối thập niên 1980, sau khi vụ việc lạm dụng học sinh bị phơi bày. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-8
Thị trấn Craco (Italy) nằm trên vách núi từng “sống sót” qua các trận động đất và sạt lở nhưng bị bỏ hoang từ năm 1991. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-9
Thị trấn Centralia (Mỹ) hiện nay bị bỏ hoang hoàn toàn và không có người sinh sống. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-10
Thị trấn “ma” Bodie ở bang California (Mỹ) không một bóng người. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-11
Ghost Tower hay Sathorn Unique là tòa nhà chọc trời bị bỏ hoang ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-12
Nhà thờ Saint Nicholas ở Macedonia được xây dựng vào năm 1850 nhưng đã bị bỏ hoang trong khoảng 100 năm. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-13
Nhà tù Eastern State ở Mỹ từng là một trong những nhà tù nổi tiếng, giam giữ những tội phạm khét tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, nơi này chỉ là một tòa nhà đổ nát bị bỏ hoang. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-14
Thị trấn Simacem ở Indonesia đã bị bỏ hoang sau khi núi lửa Sinabung phun trào. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-15
Hàng trăm nghìn người dân trong thị trấn Pripyat (Ukraine) đã phải sơ tán sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào năm 1986. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-16
 Ngôi làng Jonestown ở Guyana là nơi diễn ra một trong những thảm kịch đáng sợ, khi 909 thành viên của giáo phái Peoples Temple chết trong vụ tự sát tập thể theo lệnh của một “lãnh đạo tôn giáo”. Ảnh: Cây cối um tùm ở ngôi làng Jonestown. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-17
 Cảnh đổ nát trong bệnh viện quân sự Beelitz-Heilstätten (Đức). Đây từng là nơi điều trị cho trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Nơi này đã bị bỏ hoang  khi Đông Đức sụp đổ. Ảnh: The Richest.
Kinh hai nhung dia diem bo hoang tren the gioi-Hinh-18
 Khách sạn Haludovo Palace trên đảo Krk, Croatia, được mở cửa vào năm 1971. Tuy nhiên, nơi này bị bỏ hoang từ những năm 1990 khi cuộc chiến tranh Nam Tư xảy ra. Ảnh: The Richest.

Hãi hùng núi lửa Hawaii phun trào sau 600 trận động đất

(Kiến Thức) - Núi lửa Hawaii phun trào dữ dội sau hàng trăm trận động đất trong những ngày qua. Chính quyền Hawaii buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp và hơn 10.000 người đã được sơ tán vì núi lửa thức giấc.

Chính quyền Hawaii đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi núi lửa Haiwaii phun trào sau hơn 600 trận động đất trong những ngày gần đây. Ảnh: Reuters.
 Chính quyền Hawaii đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi núi lửa Haiwaii phun trào sau hơn 600 trận động đất trong những ngày gần đây. Ảnh: Reuters.
Được biết, núi lửa Kilauea phun trào bắt đầu vào khoảng 17h ngày 3/5 (giờ địa phương). Dung nham phun trào từ miệng và các khe nứt của núi lửa đã tấn công vào nhiều khu vực dân cư và đường cao tốc gần đó.
 Được biết, núi lửa Kilauea phun trào bắt đầu vào khoảng 17h ngày 3/5 (giờ địa phương). Dung nham phun trào từ miệng và các khe nứt của núi lửa đã tấn công vào nhiều khu vực dân cư và đường cao tốc gần đó.
Hơn 10.000 người đã được sơ tán vì núi lửa thức giấc những ngày qua. Ngoài ra, trong ngày 4/5, 1.700 cư dân tại khu Leilani Estates phải sơ tán khẩn cấp.
 Hơn 10.000 người đã được sơ tán vì núi lửa thức giấc những ngày qua. Ngoài ra, trong ngày 4/5, 1.700 cư dân tại khu Leilani Estates phải sơ tán khẩn cấp. 
Chính quyền Hawaii cho biết, khu vực quanh núi đang có nồng độ khí độc lưu huỳnh dioxide cực cao. Nhiều trung tâm cộng đồng đã được mở cửa để cung cấp chỗ ở tạm thời cho người dân sơ tán.
Chính quyền Hawaii cho biết, khu vực quanh núi đang có nồng độ khí độc lưu huỳnh dioxide cực cao. Nhiều trung tâm cộng đồng đã được mở cửa để cung cấp chỗ ở tạm thời cho người dân sơ tán.
Núi lửa Kilauea thức giấc xả khói bụi mù mịt.
Núi lửa Kilauea thức giấc xả khói bụi mù mịt. 
Một khu vực gần núi lửa Kilauea nhìn từ trên cao.
 Một khu vực gần núi lửa Kilauea nhìn từ trên cao.
Miệng Puu Oo của núi lửa Kilauea sau khi nó phun trào.
Miệng Puu Oo của núi lửa Kilauea sau khi nó phun trào. 
Dung nham tấn công đường cao tốc gần núi lửa.
 Dung nham tấn công đường cao tốc gần núi lửa.
Cột khói bụi bốc lên cao sau khi núi lửa Kilauea phun trào.
Cột khói bụi bốc lên cao sau khi núi lửa Kilauea phun trào.
Khe nứt của núi lửa Kilauea hình thành ở sườn phía tây miệng núi lửa Pu’u O’o.
 Khe nứt của núi lửa Kilauea hình thành ở sườn phía tây miệng núi lửa Pu’u O’o.
Khói bụi và dung nham tấn công một con đường ở Leilani, Puna, Hawaii.
 Khói bụi và dung nham tấn công một con đường ở Leilani, Puna, Hawaii.
Dung nham tràn xuống một con đường ở Leilani Estates, Puna, Hawaii.
 Dung nham tràn xuống một con đường ở Leilani Estates, Puna, Hawaii.
Theo CNN, khoảng 14.000 người chịu cảnh mất điện sau các trận động đất ở Hawaii. Ảnh: CNN.
 Theo CNN, khoảng 14.000 người chịu cảnh mất điện sau các trận động đất ở Hawaii. Ảnh: CNN.
Hình ảnh được ghi lại hôm 4/5. Ảnh: CNN.
 Hình ảnh được ghi lại hôm 4/5. Ảnh: CNN. 
Dung nham phủ kín con đường Mohala ở Leiliani Estates. Ảnh: Twitter.
Dung nham phủ kín con đường Mohala ở Leiliani Estates. Ảnh: Twitter. 

Tin mới