Nước chung cư Hà Nội bốc mùi lạ: Dư lượng clo nguy hiểm sức khoẻ thế nào?

(Kiến Thức) - Tình trạng nước sinh hoạt chứa clo không còn xa lạ, thậm chí hiện tượng này xảy ra vô cùng phổ biến tại các thành phố, khu đô thị. Nhiều người thắc mắc liệu dư lượng clo có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng ra sao?

Những ngày gần đây, người dân sinh sống tại các khu chung cư Gemek, Intracom, Thăng Long Victor... đang vô cùng lo lắng khi nước sinh hoạt bốc mùi clo nồng nặc, khó chịu.
Việc sử dụng clo trong công nghệ xử lý của các nhà máy nước nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý nước hàm lượng clo này tồn dư một lượng quá lớn và không được xử lý hết, gây ra những ảnh hưởng nhất định với người sử dụng.
Nuoc chung cu Ha Noi boc mui la: Du luong clo nguy hiem suc khoe the nao?
 Ảnh: Giadinh.net.
Theo các nghiên cứu khoa học, dư lượng clo trong nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số bệnh như hen suyễn, rối loạn chức năng gan, nguy hiểm hơn là làm suy yếu khả năng miễn dịch.
Dư lượng clo trong nước nguy hiểm ra sao?
Clo vốn là một loại hóa chất khử trùng sử dụng trong hệ thống cấp nước ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không thể phủ nhận những lợi ích mà Clo này mang lại. Sử dụng Clo khử trùng vừa tiết kiệm chi phí, vừa hiệu quả. Khi để lại một lượng Clo dư sau khi khử trùng sẽ giúp ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình phân phối, vận chuyển và trữ nước tại nhà.
Tuy nhiên, nếu dư lượng clo trong nước cao, vượt quá 0,5mg/l sẽ gây ra tác hại cho sức khỏe con người. Nếu bạn ngửi sẽ thấy nước có mùi clo là do nồng độ clo trong nước cao hơn nhiều so mới mức cho phép.
Nuoc chung cu Ha Noi boc mui la: Du luong clo nguy hiem suc khoe the nao?-Hinh-2
Ảnh: Internet. 
Khi sử dụng để xử lý nước, dưới môi trường áp suất cao và làm lạnh, Clo sẽ được chuyển hóa ở dạng lỏng mới đưa vào nước làm chất diệt khuẩn. Clo dạng lỏng có thể kết hợp với các hợp chất hữu cơ, các phụ phẩm diệt khuẩn mà những phụ phẩm này lại độc hại gấp nghìn lần so với Clo.
Clo dư trong nước vượt quá hàm lượng cho phép khi sử dụng lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chloroform và Trihalomethanes là hai phụ phẩm chính được sinh ra do tương tác giữa Clo với các hơp chất hữu cơ khác trong nước. Tạp chí Occupational and Environmental Medicine (Hoa Kỳ) cho biết đây là những hợp chất thuộc nhóm các chất gây ung thư nhóm B và có khả năng gây dị tật với trẻ sơ sinh, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp…
Khi người dân ngửi mùi clo trong phòng kín quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Dấu hiệu là ho, khó thở, ngoài ra vì clo có tính oxy hóa mạnh nên có khả năng gây tràn dịch màng phổi, sưng tấy các tế bào hồng cầu, thậm chí có thể gián tiếp tạo ra bệnh ung thư.
Người dân có thể tự xử lý clo dư trong nước hay không?
Chuyên gia khẳng định người dân có thể sử dụng cột than hoạt tính để khử clo trước khi dùng tuy nhiên đây là biện pháp rất đắt đỏ, rất ít người ứng dụng được.
Cách đơn giản để xử lý nguồn nước nhiễm clo là sử dụng các sản phẩm máy lọc nước. Trong quy mô gia đình, máy lọc nước được sử dụng vô cùng phổ biến. Với chi phí phù hợp, chỉ khoảng trên dưới 3 triệu đồng là người sử dụng hoàn toàn yên tâm lựa chọn cho mình sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.

Cay mắt, buồn nôn vì clo nồng nặc ở nhiều bể bơi Hà Nội

Những ngày nắng nóng, lượng người đến bể bơi tăng cao. Tuy nhiên, nước tại các bể bơi hiện nay được cho là dư thừa clo đến mức làm nhiều người cay mắt, buồn nôn. 

Bể bơi Trung tâm quận Ba Đình nồng nặc mùi Clo. Ảnh: Bảo An
Bể bơi Trung tâm quận Ba Đình nồng nặc mùi Clo. Ảnh: Bảo An
Nhiều người bơi mãi thành quen, cho đó là mùi đặc trưng. Trong khi, quy chuẩn hiện nay cũng không kiểm soát lượng clo dư thừa trong bể bơi
Bể bơi Olympia Việt Hưng - một quần thể bơi lội lớn, khang trang tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội luôn đông đúc người ra vào. Trái với không gian thoáng rộng bên ngoài, khu vực bể bơi nặng mùi clo. Gần tới mặt nước, mùi clo càng nồng nặc hơn khiến người lần đầu tiên vào như chúng tôi cay mũi, lợm giọng. Trên trần và xung quanh, các cửa đều đóng kín và không có quạt để hút khí clo ra ngoài nên không khí càng khó thở hơn. Nhưng đám trẻ quá phấn khích, nhảy ào xuống bể và người lớn dù khó chịu cũng phải nhảy ào xuống tắm chung với clo.

Nhiều bể bơi ở HN nồng nặc mùi Clo, nguy hại đến đâu?

(Kiến Thức) - Bên cạnh mặt tích cực là mang lại sự trong sạch cho nguồn nước, hóa chất Clo ở bể bơi còn có không ít những tác dụng phụ khi phản ứng với mồ hôi, nước tiểu, tế bào da và các vật liệu sinh học khác...

Những ngày nắng nóng, lượng người đến các bể bơi ở Hà Nội tăng cao. Tuy nhiên, theo phản ánh, nước tại nhiều bể bơi hiện nay như Bể bơi Olympia Việt Hưng (phường Việt Hưng, quận Long Biên), Bể bơi của Trung tâm thể thao quận Ba Đình (tại 115 phố Quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội), Bể bơi của Câu lạc bộ thể dục thể thao làng Quốc tế Thăng Long thuộc khu B3, làng Quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng (Cầu Giấy)... có lượng khách đông, mặt nước bể bơi luôn xanh trong nhưng khi lại gần người sử dụng dễ dàng nhận thấy mùi Clo rất nồng.

Nhiều người bơi mãi thành quen, cho đó là mùi đặc trưng nhưng không ít người mới đến các bể bơi này lần đầu bị cay mắt, buồn nôn khi hít phải mùi Clo này. Trong khi, quy chuẩn hiện nay cũng không kiểm soát lượng clo dư thừa trong bể bơi, điều khiến khách đi bơi băn khoăn là bể bơi nồng nặc mùi Clo ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Dưới đây là một số tác hại của việc dư thừa Clo, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn bể bơi cho bản thân và gia đình trong mùa hè này:

Tin mới