Nước nào có hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất thế giới?

Nước nào có hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất thế giới?

Các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới rất chú trọng vào hệ thống phòng không, bởi đó là lá chắn quan trọng nhất để bỏ vệ quốc gia trước các đòn tấn công.

Xem toàn bộ ảnh
Lần đầu tiên được Đức phát triển trong Thế chiến thứ Hai, hệ thống  phòng không tầm xa nhanh chóng được các nước trên thế giới chạy đua sản xuất, bởi nó cho phép các quốc gia vừa tấn công máy bay, tên lửa, máy bay không người lái,…của đối phương vừa bảo vệ không phận của mình. Dưới đây là một số quốc gia nổi bật với hệ thống phòng không: Ảnh Gagadget
Lần đầu tiên được Đức phát triển trong Thế chiến thứ Hai, hệ thống phòng không tầm xa nhanh chóng được các nước trên thế giới chạy đua sản xuất, bởi nó cho phép các quốc gia vừa tấn công máy bay, tên lửa, máy bay không người lái,…của đối phương vừa bảo vệ không phận của mình. Dưới đây là một số quốc gia nổi bật với hệ thống phòng không: Ảnh Gagadget
Nga được coi là quốc gia sở hữu các hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới. Tổ hợp tên lửa S-400 Triumf và S-500 Prometey được cho là có thể bắn hạ mọi đối thủ, từ tiêm kích, máy bay không người lái, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo. Ảnh Defense News
Nga được coi là quốc gia sở hữu các hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới. Tổ hợp tên lửa S-400 Triumf và S-500 Prometey được cho là có thể bắn hạ mọi đối thủ, từ tiêm kích, máy bay không người lái, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo. Ảnh Defense News
S-400 Triumf có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 600 km, có thể tấn công các mục tiêu khí động học di chuyển với tốc độ 4.800m/s (17.280 km/h) ở khoảng cách lên tới 380km trong phạm vi độ cao từ 5 - 30.000m, nó cũng có thể tiêu diệt mục tiêu tên lửa đạn đạo ở độ cao lên tới 60.000m. S-400 có thể tấn công tới 80 mục tiêu cùng lúc bằng nhiều loại tên lửa, tạo ra lá chắn phòng thủ nhiều lớp. Ảnh Wikipedia
S-400 Triumf có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 600 km, có thể tấn công các mục tiêu khí động học di chuyển với tốc độ 4.800m/s (17.280 km/h) ở khoảng cách lên tới 380km trong phạm vi độ cao từ 5 - 30.000m, nó cũng có thể tiêu diệt mục tiêu tên lửa đạn đạo ở độ cao lên tới 60.000m. S-400 có thể tấn công tới 80 mục tiêu cùng lúc bằng nhiều loại tên lửa, tạo ra lá chắn phòng thủ nhiều lớp. Ảnh Wikipedia
S-500 Prometey, thế hệ tiếp theo của S-400 cũng có sức mạnh đáng kinh ngạc. S-500 có tầm bắn lên tới 600km và khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 800km. Hệ thống này có thể đồng thời nhắm vào 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo siêu thanh đang bay với vận tốc lên tới 7km/s và có thể tấn công các mục tiêu đang bay ở tốc độ siêu thanh lên tới với 12.348km/h. Ảnh Wikipedia
S-500 Prometey, thế hệ tiếp theo của S-400 cũng có sức mạnh đáng kinh ngạc. S-500 có tầm bắn lên tới 600km và khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 800km. Hệ thống này có thể đồng thời nhắm vào 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo siêu thanh đang bay với vận tốc lên tới 7km/s và có thể tấn công các mục tiêu đang bay ở tốc độ siêu thanh lên tới với 12.348km/h. Ảnh Wikipedia
Mỹ cũng sở hữu các hệ thống phòng không hiện đại, nổi bật với khả năng tích hợp cao và công nghệ tiên tiến. Một trong số đó là hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 và hệ thống tên lửa tầm cao THAAD. Hiện Patriot được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và nổi tiếng với khả năng ngăn chặn tên lửa đạn đạo và máy bay. Ảnh Wikipedia
Mỹ cũng sở hữu các hệ thống phòng không hiện đại, nổi bật với khả năng tích hợp cao và công nghệ tiên tiến. Một trong số đó là hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 và hệ thống tên lửa tầm cao THAAD. Hiện Patriot được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và nổi tiếng với khả năng ngăn chặn tên lửa đạn đạo và máy bay. Ảnh Wikipedia
Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng (tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160 km, độ cao 24 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống tên lửa này có khả năng phát hiện hơn 100 mục tiêu khác nhau, theo dõi được tối đa 8 mục tiêu trong đó, đồng thời khai hoả 3 quả tên lửa cùng lúc.
Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng (tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160 km, độ cao 24 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống tên lửa này có khả năng phát hiện hơn 100 mục tiêu khác nhau, theo dõi được tối đa 8 mục tiêu trong đó, đồng thời khai hoả 3 quả tên lửa cùng lúc.
Cùng với Patriot, THAAD là vũ khí chống tên lửa mạnh nhất của Quân đội Mỹ, hệ thống này có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa từ 150 đến 200 km. Một hệ thống THAAD thường bao gồm 6 bệ phóng di động gắn trên xe tải với 48 tên lửa đánh chặn. Là một hệ thống phức tạp, THAAD cần một e kíp vận hành lên tới 95 binh sĩ.
Cùng với Patriot, THAAD là vũ khí chống tên lửa mạnh nhất của Quân đội Mỹ, hệ thống này có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa từ 150 đến 200 km. Một hệ thống THAAD thường bao gồm 6 bệ phóng di động gắn trên xe tải với 48 tên lửa đánh chặn. Là một hệ thống phức tạp, THAAD cần một e kíp vận hành lên tới 95 binh sĩ.
Israel cũng là quốc gia có mạng lưới phòng không phức tạp với những hệ thống phòng không tiên tiến giúp bảo vệ nước này trước các đòn tập kích tên lửa và rocket. Ngoài Iron Dome (Vòm Sắt) nổi tiếng, hai hệ thống phòng không còn lại được đặt tên là “David's Sling” và “Arrow 2 and 3”.
Israel cũng là quốc gia có mạng lưới phòng không phức tạp với những hệ thống phòng không tiên tiến giúp bảo vệ nước này trước các đòn tập kích tên lửa và rocket. Ngoài Iron Dome (Vòm Sắt) nổi tiếng, hai hệ thống phòng không còn lại được đặt tên là “David's Sling” và “Arrow 2 and 3”.
Iron Dome là hệ thống phòng thủ tầm ngắn rất hiệu quả, có tỷ lệ ngăn chặn lên đến 90%. Iron Dome được trang bị 3 bệ phóng, mỗi bệ phóng trang bị 20 quả tên lửa. Mỗi khẩu đội Iron Dome có thể bảo vệ một khu vực rộng tới 150 km2 trước tên lửa tầm ngắn, súng cối, đạn pháo, nó có thể phát hiện và tấn công mục tiêu ở cự ly lên tới 70 km.
Iron Dome là hệ thống phòng thủ tầm ngắn rất hiệu quả, có tỷ lệ ngăn chặn lên đến 90%. Iron Dome được trang bị 3 bệ phóng, mỗi bệ phóng trang bị 20 quả tên lửa. Mỗi khẩu đội Iron Dome có thể bảo vệ một khu vực rộng tới 150 km2 trước tên lửa tầm ngắn, súng cối, đạn pháo, nó có thể phát hiện và tấn công mục tiêu ở cự ly lên tới 70 km.
Ngoài Iron Dome, hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 2/3 là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Israel, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao trên 100km và tầm bắn lên tới 2.400km. Arrow 2/3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoại khí quyển, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân hoặc tên lửa thông thường.
Ngoài Iron Dome, hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 2/3 là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Israel, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao trên 100km và tầm bắn lên tới 2.400km. Arrow 2/3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoại khí quyển, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân hoặc tên lửa thông thường.
Cùng với các quốc gia Nga, Mỹ và Israel, Trung Quốc cũng đang nỗ lực phát triển hệ thống phòng không tiên tiến của mình. Được mệnh danh là "sát thủ tầm thấp" của Trung Quốc, HQ-9 có thiết kế cơ bản giống với S-300 của Nga. HQ-9 sử dụng tên lửa động cơ nhiên liệu rắn, tên lửa này có thể đạt tốc độ khoảng 1.400 m/s.
Cùng với các quốc gia Nga, Mỹ và Israel, Trung Quốc cũng đang nỗ lực phát triển hệ thống phòng không tiên tiến của mình. Được mệnh danh là "sát thủ tầm thấp" của Trung Quốc, HQ-9 có thiết kế cơ bản giống với S-300 của Nga. HQ-9 sử dụng tên lửa động cơ nhiên liệu rắn, tên lửa này có thể đạt tốc độ khoảng 1.400 m/s.
Bên cạnh HQ-9, thì hệ thống phòng không HQ-22 cũng được so sánh với hệ thống Patriot của Mỹ và S-300 của Nga, dù có tầm bắn ngắn hơn chỉ 120 km. Đạn tên lửa của HQ-22 sử dụng hệ dẫn đường theo sóng radio của đài điều khiển và radar bán chủ động với khả năng chống chế áp điện tử cao.
Bên cạnh HQ-9, thì hệ thống phòng không HQ-22 cũng được so sánh với hệ thống Patriot của Mỹ và S-300 của Nga, dù có tầm bắn ngắn hơn chỉ 120 km. Đạn tên lửa của HQ-22 sử dụng hệ dẫn đường theo sóng radio của đài điều khiển và radar bán chủ động với khả năng chống chế áp điện tử cao.
Có thể thấy mỗi hệ thống phòng không đều có những điểm mạnh riêng, tuy nhiên xét về tổng thể thì hệ thống phòng không của Nga vẫn được đánh giá là vượt trội hơn so với các quốc gia còn lại nhờ phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ tiên tiến và đã qua thực tế chiến đấu.
Có thể thấy mỗi hệ thống phòng không đều có những điểm mạnh riêng, tuy nhiên xét về tổng thể thì hệ thống phòng không của Nga vẫn được đánh giá là vượt trội hơn so với các quốc gia còn lại nhờ phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ tiên tiến và đã qua thực tế chiến đấu.

GALLERY MỚI NHẤT