Nuôi con tròn mập giống như quả hồ lô bán 3 triệu đồng/con

Người dân ở huyện Long Mỹ (Vĩnh Long) đang nuôi ngỗng hồ lô có nguồn gốc từ Hà Nội và bán với mức giá 3 triệu đồng/con.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) bắt đầu chăn nuôi giống ngỗng hồ lô có nguồn gốc từ Hà Nội, đây là giống mới du nhập vào địa phương.

Được biết loài ngỗng hồ lô này có vóc dáng to cao, thân hình tròn mập mạp giống như quả bầu hồ lô.

Nuoi con tron map giong nhu qua ho lo ban 3 trieu dong/con

Ngỗng hồ lô (hay còn gọi là ngỗng sư tử) đang được người dân ở huyện Long Mỹ (tỉnh Vĩnh Long) nuôi và bán với mức giá 3 triệu đồng/con. 

Loài ngỗng này từ khi nuôi đến trưởng thành khoảng 4 tháng và trọng lượng khi trưởng thành lên đến 10-15kg/con, ngỗng mái thường nhẹ hơn ngỗng trống một chút.

Chia sẻ về việc nuôi giống ngỗng này, chị Lê Thị Thúy Oanh, ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, (tỉnh Hậu Giang) cho biết: 

“Giống ngỗng hồ lô khá dễ nuôi, nhưng vì chi phí con giống khá đắt, lên đến 500.000 đồng/con, chưa kể tiền thức ăn, công chăm sóc nên nhiều người còn e ngại. 

Tuy nhiên, ngỗng mới này có trọng lượng lớn, giá bán rất cao, lên đến khoảng 3 triệu đồng/con khi trưởng thành.

Hiện, gia đình đang nuôi ngỗng lồ lô hình thức gia công cho thương lái khoảng 5 con mỗi lần nuôi. 

Với mỗi con ngỗng hồ lô khi xuất chuồng, sau khi trừ đi chi phí đầu tư, gia đình thu được lợi nhuận khoảng 700.000-900.000 đồng/con, nhờ đó mà thu nhập của gia đình cũng tăng lên”.

Ngỗng hồ lô hay còn gọi là giống ngỗng sư tử bởi có cái mào to trên đầu. Ngỗng hồ lô có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. 

Tuy vóc dáng, hình thể to lớn nhưng cặp mắt của ngỗng hồ lô lại nhỏ và có màu nâu xám. 

Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to và nặng nhưng thân thịt màu hơi trắng. 

Mỏ ngỗng hồ lô và chân màu đen. Thân hình con ngỗng sư tử có hình chữ nhật, ngực nở và sâu, bụng phệ. 

Bộ lông của ngỗng sư tử có màu xám thẫm chiếm phần lớn số con trong đàn, một số con có lông trắng pha nâu. 

Khi trưởng thành con ngỗng đực nặng tới 6 kg/con, con ngỗng cái nặng 5 kg/con-thể trọng đều to nặng hơn nhiều so với các giống ngỗng khác.

Sáng chế máy ủ thức ăn chăn nuôi thay thế cám công nghiệp

Máy ủ thức ăn chăn nuôi giúp tạo ra nguồn thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn cho sức khoẻ vật nuôi, vừa giúp tiết kiệm thời gian, nhân công, chi phí trong chăn nuôi, phù hợp xu hướng phát triển chăn nuôi hữu cơ.

Sang che may u thuc an chan nuoi thay the cam cong nghiep

Công nhân đang cho nguyên liệu vào máy ủ thức ăn AFF-200, tại Trung tâm Hỗ trợ và dạy nghệ nông dân Thái Nguyên

Chia sẻ với Tri thức và Cuộc sống, ông Vũ Đình Thịnh, giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Nhân Hòa (Hà Nội), chủ trì nghiên cứu sáng tạo thiết bị ủ thức ăn chăn nuôi cho hay, qua quá trình khảo sát thực tế nhận thấy, một trong những khó khăn của việc ứng dụng chăn nuôi hữu cơ hiện nay là ủ thức ăn, do việc này phải thực hiện bằng phương pháp thủ công, ít được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ tiên tiến.

Ngưỡng mộ người chồng nuôi ngỗng để may áo lông vũ tặng vợ

Đoạn clip ghi lại cảnh tượng người đàn ông Trung Quốc nuôi cả đàn ngỗng chỉ để may áo lông vũ tặng vợ đang được cộng đồng mạng lan truyền và hết lời thán phục.

Sau khi đăng tải video tự tay may áo lông vũ tặng vợ lên tài khoản Douyin cá nhân hôm 31/1, câu chuyện của anh Chen (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) nhanh chóng được cộng đồng mạng lan truyền và thu hút hơn hai triệu lượt xem. Chen cho biết anh tự mình hoàn thiện toàn bộ quá trình, từ nuôi ngỗng, giết thịt, lấy lông đến may áo. Anh mất 6 tháng và 1.100 nhân dân tệ (3,7 triệu đồng) chỉ để may chiếc áo khoác cho vợ.
Nguong mo nguoi chong nuoi ngong de may ao long vu tang vo
Anh Chen tự làm chiếc áo khoác lông vũ từ A đến Z để tặng vợ. Ảnh: SCMP. 

Tin mới