Nút mạch, chèn bóng cứu bệnh nhân “chết đuối trên cạn”

(Kiến Thức) - Bệnh nhân ho ra máu dữ dội, phổi ngập lụt trong máu... nhưng vẫn được các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cứu sống nhờ áp dụng nhiều kỹ thuật hồi sức tích cực kịp thời như nút mạch, đặt nội khí quản hai nòng vào riêng hai bên phổi để máu ở bên phổi này không tràn sang bên kia...

Nút mạch, chèn bóng cứu bệnh nhân “chết đuối trên cạn”
Thoát chết nhờ nút mạch, cầm máu kịp thời
Bệnh nhân là Lăng Văn Toàn, 38 tuổi, đến từ tỉnh Yên Bái. Trước khi được chuyển đến cấp cứu ở Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân vào Viện Tim mạch Quốc gia để khám và điều trị nhịp tim nhanh. Sau khi khám, các bác sĩ ở viện này đã hẹn bệnh nhân triệt đốt nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đột ngột ho ra máu dữ dội, phổi phải toàn máu, nguy cơ “chết đuối trên cạn” tới gần.
Trong tình huống cấp bách khi máu từ phổi cứ trào ra, bệnh nhân đã được đặt ống nội khí quản hai nòng, mỗi nòng vào một bên phổi nhờ đó cách ly được hai bên phổi, mục đích giữ cho bên phổi lành không bị ngập máu từ bên phổi bệnh lý và vẫn hoạt động được để đảm bảo hô hấp. Đồng thời, với việc cách ly hai lá phổi, các bác sĩ tiếp tục tìm nguyên nhân khiến máu tràn vào phổi. Với việc chụp mạch phế quản, các bác sĩ phát hiện có sự giãn động mạch phế quản và vỡ tại vị trí giãn động mạch phế quản chính là nguyên nhân gây chảy máu phổi. Phối hợp với Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân đã được nút động mạch phế quản giãn vỡ dưới màn tăng sáng để cầm máu. Cùng với nút mạch, máu cũ tồn trong phổi bệnh lý được dùng các biện pháp nội soi phế quản để hút ra... Quả nhiên sau khi nút mạch và hút máu cũ từ phổi ra, phổi nở hơn, chức năng hô hấp được cải thiện.
Nut mach, chen bong cuu benh nhan “chet duoi tren can”
Bệnh nhân Toàn sau khi đã qua cơn “thập tử nhất sinh”. 
Khi phóng viên KH&ĐS vào thăm, bệnh nhân Toàn đã điều trị được 4 ngày, bỏ ống nội khí quản được một ngày và không có máu trào qua nòng ống nội khí quản bên bệnh lý. Theo BS Mai Văn Cường, Khoa Hồi sức tích cực, người trực tiếp điều trị bệnh nhân: So với lúc vào cấp cứu, tình trạng bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Dù bệnh nhân đã tự thở được nhưng các bác sĩ vẫn phải theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu như ho ra máu, các thông số đánh giá khả năng hoạt động của phổi và chụp phim phổi để theo dõi tổn thương... Nếu những ngày tới bệnh nhân ngừng chảy máu từ phế quản thì việc điều trị sẽ khả quan.
Khả năng dị dạng mạch
GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, khi gặp trường hợp bệnh nhân ho ra máu, phổi ngập lụt trong máu, các bác sĩ thường nghĩ đến khả năng dị dạng mạch máu bẩm sinh, hoặc lao phổi. Ở trường hợp bệnh nhân Toàn, ngay từ đầu các bác sĩ nghi ngờ có dị dạng động mạch khí quản. Tuy nhiên, bản chất của cấp cứu là phải rất khẩn trương. Trong lúc chưa xác định được nguyên nhân có phải dị dạng động mạch phế quản hay không thì biện pháp cấp bách để cứu bệnh nhân đã được triển khai: Đặt ống nội khí quản hai nòng có bóng chèn để cách ly hai phổi, ngăn không cho máu từ phổi phải tràn sang phổi trái, mục đích giữ sự sống cho bệnh nhân. Sau khi chụp mạch thấy nghi ngờ có giãn phế quản, bệnh nhân mới tiếp tục được nút mạch và áp dụng các biện pháp điều trị khác.
Theo BS Mai Văn Cường, thực ra, bệnh nhân Toàn có biểu hiện ho ra máu cách đây 2 tháng, nhưng khi đi khám lại không “khai” với bác sĩ (chỉ khám vì nhịp tim nhanh). Nếu khi đi khám, bệnh nhân khai tất cả những gì bất thường, trong đó có việc đã ho ra máu ở thời điểm gần thì bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được việc có thể đột ngột lâm vào tình trạng “thập tử nhất sinh”.
Theo các chuyên gia, để tránh lâm vào tình trạng nguy hiểm, khi có bất cứ biểu hiện nào bất thường của cơ thể, bệnh nhân nên đi khám, trao đổi với bác sĩ, tránh việc không có chuyên môn y tế mà cứ “âm thầm tự theo dõi bệnh”. Ỉm triệu chứng, giấu bệnh có thể để những hậu quả khôn lường mà có khi phải trả giá bằng chính mạng sống của người bệnh.

Dinh dưỡng sau tai biến ngừa di chứng bệnh tật

(Kiến Thức) - Để làm nhẹ hoặc ngăn chặn các biến chứng và di chứng tiến triển sau khi tai biến, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng cần được quan tâm.

Dinh dưỡng sau tai biến ngừa di chứng bệnh tật
Chọn đạm thực vật
Chế độ ăn uống cho người bị tai biến nên tuân thủ nguyên tắc: Đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để tránh tình trạng bệnh nhân đói, tránh hiện tượng cơ thể tự tiêu chất đạm. Mức năng lượng trung bình cần ăn của một người khoảng 25 - 35kcal/kg/ngày. Về tỷ lệ giữa tinh bột, chất đạm và chất béo, có thể dựa theo nhu cầu khuyến nghị của Bộ Y tế cho người bình thường. Lượng chất tinh bột chiếm khoảng 55 - 65% năng lượng, chất đạm nên chiếm khoảng 12 - 18% và chất béo nên chiếm khoảng 18 - 25%. Trong khẩu phần, nên ăn nhiều cá (3 - 5 bữa/tuần) vì chất béo omega-3 có nhiều trong cá giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu hoặc xơ vữa động mạch.

Tai biến sản khoa nguy hiểm thế nào, có tránh được không?

(Kiến Thức) - Nhiều vụ việc sản phụ tử vong được kết luận là do tai biến sản khoa. Vấn đề đặt ra là: Liệu tai biến sản khoa có phải là một bài toán khó với ngành y VN?

Tai biến sản khoa nguy hiểm thế nào, có tránh được không?
Rối loạn đông máu là hậu quả của một tai biến sản khoa
Kết luận của vụ việc sản phụ sinh năm 1993 ở Chương Mỹ , Hà Nội tử vong là do rối loạn đông máu. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Lưu Thị Liên cho biết, các bác sĩ đã thực hiện đúng quy trình, tích cực trong điều trị nhưng do bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mất máu quá nhiều, không bù được bằng truyền dịch nên đã xảy ra việc đáng tiếc.

Hoa ylang công chúa chữa bệnh tốt thế nào?

(Kiến Thức) - Hoa ylang công chúa không chỉ được mệnh danh là “hoa của các loài hoa” mà nó còn là thành phần của nhiều bài thuốc chữa bệnh tốt.

Hoa ylang công chúa chữa bệnh tốt thế nào?
Hoa ylang công chúa không chỉ được mệnh danh là “hoa của các loài hoa” mà nó còn có công dụng và là bài thuốc chữa bệnh rất tốt.
Hoàng lan, ngọc lan tây đều là tên gọi khác của hoa ylang công chúa. Loại cây này có nguồn gốc chính từ các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma.
Hoa ylang cong chua chua benh tot the nao?
Hoa ylang công chúa có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt. 
Loài hoa này thường phát triển tốt tại những vùng có nhiều nắng, ưa đất chua, một cây trưởng thành thường cao khoảng 12m. Người ta thường dùng hoa ylang công chúa để làm tinh dầu rất thơm và dễ chịu.
Bên cạnh đó, tinh dầu ylang công chúa còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm huyết áp, giảm tình trạng tim đập nhanh, giúp hạn chế tình trạng da nhờn.
Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng loại tinh dầu này có khả năng kích thích ham muốn tình dục ở cả nam và nữ nên nó được xức lên chăn gối của các cặp vợ chồng mới cưới.
Theo nghiên cứu, công dụng của cây ylang công chúa giúp trị ho hoặc sốt rét  rất hiệu quả.
Lá cây này trị ghẻ ngứa hiệu quả bằng cách giã nát đắp trực tiếp hoặc là nấu nước tắm. Hạt ylang công chúa cũng có thể dùng định kỳ để chữa sốt.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cách xử lý nhanh khi bị tụt huyết áp. Nguồn: VTC14:

Tin mới