Ồ ạt mua hạt na, thương lái Trung Quốc lại giở “trò bẩn“?

(Kiến Thức) - Theo tin từ người dân các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Lạng Sơn, khoảng 2 tháng nay, thương lái Trung Quốc đổ về hai huyện này thu mua hạt na với giá cao.

Ồ ạt mua hạt na, thương lái Trung Quốc lại giở “trò bẩn“?
Lần đầu tiên thu mua hạt na
Nhiều người biết đến na Chi Lăng là thứ đặc sản của riêng Lạng Sơn. Na ở đây quả to, múi dày, ít hạt, ngọt và thơm hơn những nơi khác. Nhiều người không thể lý giải vì sao nhiều nơi trồng na, nhưng chỉ na trồng ở Chi Lăng mới thơm, ngon. Thậm chí, thời phong kiến, sản vật này còn được đem cung tiến cho vua, quan trong triều... 
Không chỉ nổi tiếng trong nước, sản vật này khi đem đến đâu thì ngay lập tức chiếm được cảm tình của người tiêu dùng ở đó. Điển hình, nước láng giềng Trung Quốc coi na Chi Lăng là một trong những sản vật đặc biệt, chỉ giới đại gia, lắm của nhiều tiền mới được ăn. Theo một số thương lái huyện Chi Lăng thì giá loại đặc sản này tại thị trường Trung Quốc cao gấp 4 - 5 lần so với trong nước. Nhiều chuyến hàng từ Chi Lăng sau khi vào nội địa Trung Quốc bán rất nhanh. Thậm chí người ta phải chen chân, xếp hàng mới có được vài cân đặc sản này để thưởng thức và làm quà.
Chị Lê Thị Bình, một tiểu thương ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: "Năm nào thương lái Trung Quốc cũng đến mua na với số lượng không giới hạn. Na hái đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Thậm chí, ở thời điểm hiện nay chỉ còn lại na gối (loại na muộn quả nhỏ, xấu) họ cũng chấp nhận mua hết với giá 60.000 - 80.000đ/kg. Chúng tôi thường gom đủ ô tô, sau đó gọi một người tên là A Long ở Trung Quốc sang lấy. Cách đây khoảng hai tháng, họ bắt đầu thu mua cả quả lẫn hạt na về trồng. Đây là lần đầu tiên họ thu mua hạt na với số lượng lớn".
Theo chị Bình thì mỗi ngày, trẻ con lẫn người lớn trong làng nhặt hạt được 1 - 2kg. Số lãi thu được là 100.000 - 200.000đ. Lượng hạt này bà con đem bán cho tổng đại lý Tiến Sơn ở khu vực Đồng Bành. Sau đó, đại lý này tổ chức phân loại chất lượng hạt, phơi khô lần nữa rồi bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc hoặc cho các tay buôn đến từ Hải Dương, Hưng Yên.
Hiện hạt na đang được thương lái Trung Quốc thu mua với giá 100.000 đồng/kg.
Hiện hạt na đang được thương lái Trung Quốc thu mua với giá 100.000 đồng/kg. 
Có thể mất thị trường
Việc Trung Quốc thu mua hạt na ồ ạt làm dấy lên lo ngại về sự chiếm lĩnh thị trường với na Chi Lăng sau vài năm nữa. Lúc đó, thương hiệu na Chi Lăng có thể mất chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc và thậm chí cả trong nước nữa. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương mặc dù ý thức được việc này nhưng vẫn tỏ ra lạc quan rằng na Lạng Sơn là thương hiệu mạnh. Kể cả họ có trồng hàng ngàn ha thì chất lượng cũng không thể bằng na nơi đây. Chính vì thế nên chẳng việc gì phải lo lắng về vấn đề thị trường.
Chị Nguyễn Thị Sen, một hộ dân trồng na ở huyện Chi Lăng cho biết: "Trước đây, nhiều người ở Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang đã đến đây lấy giống na về trồng. Nhưng na ở những nơi đó rất nhiều hạt, không thơm, ngọt, quả bé, nhiều sâu bệnh. Ở những nơi đó, người ta còn chôn cả đá vôi vào gốc na để mong thay đổi chất lượng quả. Nhưng rút cuộc nhiều người đã phải phá bỏ vườn na vì sâu bệnh, sản lượng thấp, giá trị kinh tế không cao. Thế nên phía bên kia biên giới, người ta có trồng hàng vạn ha na đi chăng nữa thì tôi tin chắc vẫn không bằng na Chi Lăng được".
Được biết, cây na đang đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện Chi Lăng với diện tích gần 1.200ha trải dài trên 8 xã. Sản lượng bình quân mỗi năm đạt 7,6 tấn/ha. Mỗi năm Chi Lăng xuất khẩu sang Trung Quốc hàng ngàn tấn na, lượng hạt giống thu được nhiều vô kể.
Chị Lê Thị Bình vẫn gom na gối và hạt bán cho Trung Quốc mỗi ngày.
Chị Lê Thị Bình vẫn gom na gối và hạt bán cho Trung Quốc mỗi ngày. 
Theo bà Hà Thị Thủy, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng thì thời gian sinh trưởng của cây na là hơn 3 năm. Nếu như vậy thì chỉ cần hơn 3 năm nữa, thị trường xuất khẩu na của chúng ta sẽ bị đe dọa. Lúc đó, na kém chất lượng có thể sẽ đội lốt na Chi Lăng để thâm nhập thị trường và hiển nhiên là sản vật truyền thống của địa phương này cũng sẽ bị đẩy vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Mặc dù thương lái Trung Quốc thu mua na từ khoảng 2 tháng nay. Thế nhưng, bà Thủy cho biết là chưa nắm được thông tin từ cơ sở báo cáo. Tuy nhiên, huyện sẽ cho người xác minh sự việc và có thông tin đến cơ quan báo chí. 
Ông Hoàng Văn Khai, Chủ tịch UBND xã Chi Lăng cũng thừa nhận: "Chi Lăng là một trong những xã có diện tích na nhiều nhất trong huyện. Người dân có bán na trong nước và tiêu thụ ở Trung Quốc. Nhưng hiện tượng thu mua hạt na thì chúng tôi chưa nắm được".
Rời xã Chi Lăng, chúng tôi tiếp tục men theo QL 1A đến khu vực Đồng Bành. Theo thông tin của người dân địa phương thì khu vực Đồng Bành có cơ sở Tiến Sơn thu mua hạt na lớn nhất trong vùng với qui mô hàng tạ hạt mỗi ngày. Na lẫn với vỏ sau khi đưa về cơ sở này được sàng lọc, rửa bằng nước rồi đem phơi trước khi bán. Nhiều hộ dân ở xa không bán trực tiếp cho những người thu mua nhỏ, lẻ mà đem trực tiếp đến cơ sở này bán vì được giá cao hơn. Cơ sở này thu mua được vài tạ sẽ bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc hoặc cho các đầu mối khác ở Hải Dương, Hưng Yên và con đường cuối cùng vẫn là xuất sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Nhiên, Chủ tịch UBND thị trấn Chi Lăng xác nhận: "Chúng tôi vừa mới xác nhận trên địa bàn có cơ sở Tiến Sơn đã thu mua hạt na gần hai tháng nay. Hiện ở gia đình này đã tích trữ được khối lượng vài tạ hạt. Đây là số lượng lớn chứ không phải nhỏ đâu. Cơ sở này bán hạt cho thương lái khác ở Hải Dương, Hưng Yên là thông tin chính xác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin về sự việc và báo cáo đến cơ quan chức năng để có biện pháp quản lý thích hợp".

Lạ lùng thương lái Trung Quốc mua lá khoai lang

Gần đây có nhiều đoàn thương lái, trong đó có nhiều người Trung Quốc, đến đặt vấn đề muốn mua….lá khoai lang non.

Lạ lùng thương lái Trung Quốc mua lá khoai lang
Gần đây, có nhiều đoàn thương lái, trong đó có nhiều thương lái Trung Quốc, đến đặt vấn đề muốn mua….lá khoai lang non
Gần đây, có nhiều đoàn thương lái, trong đó có nhiều thương lái Trung Quốc, đến đặt vấn đề muốn mua….lá khoai lang non 
“Đây là kiểu mua bán lạ thường mà trước giờ chưa từng gặp”. Đó là nhận xét của ông ông Lê Văn Trung, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân, Vĩnh Long) về hiện tượng gần đây có nhiều đoàn thương lái, trong đó có nhiều thương lái Trung Quốc, đến đặt vấn đề muốn mua….lá khoai lang non.

Kiểu mua bán rất…lạ

Ông Lê Văn Trung, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân) cho biết, kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay, HTX Rau an toàn Thành Lợi tiếp rất nhiều đoàn thương lái (người Việt Nam và cả người Trung Quốc) đến đặt vấn đề mua bán rất lạ.

Cụ thể, mới đây thương lái đến HTX ngỏ ý mua 20 tấn lá khoai lang, với giá 10.000 đ/kg. Nếu HTX chủ động kêu gọi nông dân trồng cắt lá bán, thu gom thì sau đó công ty đưa xe đến nơi vận chuyển. HTX sẽ được hưởng huê hồng 1.000 đ/kg lá khoai.

Theo ông Trung, nhóm thương lái gồm có 4 người. Trong đó, có 2 người Việt Nam và 2 người Trung Quốc, giới thiệu công ty ở TP. HCM chuyên thu mua nông sản.

Qua tìm hiểu được biết đây là vùng trồng nhiều khoai lang nên xuống thu mua lá để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Qua thương lượng, công ty đưa trước cho HTX 20 triệu đồng để tạm ứng trước cho nông dân.

“Tôi không nhận tiền và hứa hỏi ý kiến nông dân mới dám trả lời. Do số lượng lớn nên tôi đặt vấn đề làm hợp đồng thì phía thương lái nói không cần thiết. Sau khi xin số điện thoại của HTX, cánh thương lái hứa sẽ liên lạc lại sau rồi lên xe đi mất”, ông Trung cho biết thêm.

Thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, cũng có 4 đoàn thương lái Trung Quốc thông qua phiên dịch viên đến đặt vấn đề mua đậu bắp xanh của HTX với giá cao hơn thị trường từ 2.000- 3.000 đ/kg, nhưng chỉ… hợp đồng miệng.

Sau khi bị từ chối, với lý do không có hợp đồng và đặt cọc trước cho xã viên, cánh thương lái này đòi ra ruộng gặp trực tiếp nông dân để thương lượng.

“Tôi có nhiều lý do để từ chối, sau đó họ hứa sẽ quay lại nhưng đến nay vẫn không thấy”, ông Trung nói.

Một số đặc điểm khá chung của cánh thương lái này là đến trực tiếp HTX, đặt vấn đề mua số lượng lớn, chấp nhận trả giá cao và thái độ mua bán thường tỏ ra rất vội vã…

Những vùng trồng nhiều khoai lang, thương lái đến đặt vấn đề thu mua ...lá.
Những vùng trồng nhiều khoai lang, thương lái đến đặt vấn đề thu mua ...lá.
Không biết mua để làm gì

Qua trao đổi, người dân- kể cả cán bộ địa phương- đều không ai biết thương lái thu mua lá khoai lang để làm gì.

“Cánh thương lái này cho biết, họ mua lá về dùng chế biến thức ăn và xuất khẩu ăn tươi, nhưng không biết đúng không!”, ông Lê Văn Trung băn khoăn.

Trong vai trò thương lái, chúng tôi đến ngỏ ý mua lá khoai lang tại một số hộ trồng nhưng đều nhận được câu từ chối, “trừ khi khoai lang đã thu hoạch xong mới cắt lá bán được”.

Điều này ông Trung cũng đã trao đổi với cánh thương lái, được biết “họ chỉ mua lá khoai xanh, tươi, còn sau khi thu hoạch lá đã vàng úa thì sẽ không mua”.

Điều này khiến nông dân trồng khoai lo ngại, nếu việc mua lá khoai diễn ra tràn lan thì nhiều người sẽ lén lút cắt trộm lá bán cho thương lái, gây mất an ninh trật tự địa phương.

Trong khi đó, thạc sĩ Võ Văn Theo- Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Bình Tân cảnh báo: “Dây và lá sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi củ trong suốt quá trình. Vì thế, khi cắt lá khoai lang có thể giảm 50% năng suất, thậm chí không có củ”.

Liên quan đến việc mua bán đậu bắp xanh, ông Trung cho biết, từ nhiều năm qua, HTX cung ứng cho các công ty ở Cần Thơ, TP.HC Minh theo hợp đồng, sản lượng khoảng 1,5 tấn/ngày để xuất khẩu sang Nhật Bản và thị trường nội địa.

Công ty đến mua bán đều phải có hợp đồng, đặt cọc trước khoảng 30% giá trị để HTX mua hạt giống, chi phí phân bón cung ứng cho xã viên. Nhờ cách đó nên xã viên trồng đậu bắp đều có đầu ra ổn định, có giá cả cao hơn thị trường nên lợi nhuận luôn đạt mức cao.

Sau sự việc thương lái thu mua đậu bắp xanh bằng hợp đồng miệng, ông Trung đã khuyến cáo bà con xã viên phải cẩn thận đừng vì lợi ích trước mắt mà vội mở rộng diện tích trồng, để rồi chịu cảnh dội chợ một khi thương lái tháo lui.

Không cung cấp số điện thoại
Hầu hết các thương lái đến ngỏ ý mua bán với HTX gần đây đều không cung cấp số điện thoại cá nhân hoặc nếu có cũng thường sử dụng sim khuyến mãi. Nếu cần thiết, cánh thương lái sẽ chủ động điện đến giao dịch.
Cụ thể, trong vụ thương lái đến mua lá khoai lang mới đây, sau khi có số điện thoại của HTX thì thương lái đưa ra nhiều lý do để từ chối cho địa chỉ và số điện thoại, chỉ hứa sẽ liên lạc lại sau khi có hàng.

Thương nhân TQ đang lén lút làm gì ở VN?

(Kiến Thức) - Nhiều hành động bí mật của thương nhân Trung Quốc tại Việt Nam thời gian gần đây khiến dư luận bức xúc.

Thương nhân TQ đang lén lút làm gì ở VN?

Tại các huyện Ayun Pa, Ia Pa, Kông Chro, Chư Prông và thị xã An Khê... thuộc tỉnh Gia Lai, từ tháng 3/2014, xuất hiện nhiều thương nhân Trung Quốc đến các địa điểm này khảo sát, thuê đất để trồng dưa hấu không hạt. Công an tỉnh Gia Lai đã phải vào cuộc, trục xuất họ ra khỏi địa bàn.

Bí ẩn đại gia vung chục tỷ xây biệt thự cho chó

(Kiến Thức) - Chẳng ai hiểu nổi hành động kỳ quặc của một nữ đại gia bỗng vung hàng chục tỷ đồng mua đất lập nghĩa địa cho chó, bò, chim, khỉ, chuột…

Bí ẩn đại gia vung chục tỷ xây biệt thự cho chó
Đại gia bí ẩn
Ông Nguyễn Văn Thảo (47 tuổi), người đàn ông đã gần 20 năm được giao nhiệm vụ trông coi khu nghĩa địa đặc biệt này cho biết, vào năm 1995 trong một lần lên Lâm Đồng, bà Thái Thị Cúc Lan (ngụ tại TP HCM) dừng chân ở xã Đạm Ri, huyện Đạ Huoai, dưới chân đèo Bảo Lộc và chẳng hiểu sao người phụ nữ này lại ngẫu hứng vung tiền mua ngay hai mảnh đất của người dân rộng trên 7ha. 
Bi an ve nu dai gia vung chuc ty xay biet thu cho cho
 Bây giờ, khu biệt thự nuôi chó đã trở nên hoang tàn, đổ nát.

Tin mới