Oanh tạc cơ mang danh hiệu "Pháo đài Bay" đầu tiên của Mỹ
(Kiến Thức) - Thực ra danh hiệu "Pháo đài Bay" được người Mỹ đặt cho các oanh tạc cơ của nước này là vì chúng mang theo nhiều súng hơn là bom.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Danh hiệu Pháo đài bay lần đầu tiên được trao cho oanh tạc cơ B-17 Flying Fortress của Không quân Mỹ. B-17 được ra đời từ năm 1935 và bắt đầu được phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1938. Nguồn ảnh: Warhistory.
Loại máy bay ném bom hạng nặng này được sản xuất suốt từ năm 1936 cho tới tận hết Chiến tranh Thế giới thứ 2 với giá thành khá rẻ, chỉ khoảng 238.000 USD cho một chiếc, tương đương với khoảng 3 triệu USD theo tỉ giá hiện tại. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong toàn bộ cuộc chiến, đã có tổng cộng 12.731 chiếc máy bay ném bom B-17 được Mỹ sản xuất và được sử dụng bởi Không lực Hoàng gia Anh và Không quân Lục quân Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Được trang bị 4 động cơ cánh quạt Wright R-1820-97, mỗi động cơ có công xuất lên tới 1200 mã lực, những máy bay ném bom hạng nặng B-17 có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới gần 30 tấn, tốc độ bay tối đa lên tới 462 km/h với tầm bay tối đa 3200 km và trần bay 10.800 mét. Ảnh: B-17 hạ cánh thành công sau khi bị tấn công rách toạc máy bay. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sở dĩ B-17 được gọi là "Pháo đài Bay" vì chiếc máy bay ném bom này được trang bị tới... 13 khẩu súng máy cỡ 12,7 mm ở xung quanh kèm theo đó là lớp thép bọc buồng lái và động cơ rất kín, các phi công tiêm kích của đối phương khó có thể tiếp cận được chiếc B-17 với những khẩu súng máy trên máy bay và khi đã tiếp cận được rồi cũng khó có thể hạ được chiếc cường kích B-17 chỉ bằng một lượt bắn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một chiếc B-17 bị trúng đạn pháo phòng không và bốc cháy trước khi rơi xuống đất. Trong quá khứ, việc nhảy dù khỏi máy bay ném bom là rất khó khăn do phi công phải tự... bò ra cửa thoát hiểm chứ không có hệ thống ghế phóng hiện đại như ngày nay. Nguồn ảnh: Warhistory.
B-17 có thể mang theo được tối đa 7,8 tấn bom. Tuy nhiên, để có được tầm bay tối đa B-17 thường chỉ mang theo 2 tấn bom. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một tốp có từ 7 tới 12 chiếc B-17 bay cùng nhau có thể tạo ra lưới lửa phòng vệ cực kỳ dày đặc, khiến các phi công tiêm kích "chùn tay" không dám tiếp cận lại gần. Nguồn ảnh: Warhistory.
Vũ khí khiến những phi công lái B-17 sợ nhất chính là những khẩu pháo phòng không cỡ lớn. Mặc dù được bọc thép khá dày nhưng những viên đạn 37 mm vẫn thừa sức xé toạc phi cơ với lớp vỏ bằng nhôm này nếu bắn trúng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khi gặp lưới lửa phòng không dày đặc như thế này, các phi công thường phải tăng độ cao để né tranh. Tuy nhiên ở độ cao lớn, bom ném ra sẽ bay chệch mục tiêu rất xa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Hình ảnh "lịch sử" khi một chiếc B-17 thả bom trúng vào một chiếc B-17 khác đang bay bên dưới. Nguyên nhân là do một trong hai chiếc B-17 này đã bay lệch đội hình. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kết quả là chiếc B-17 xấu số ở phía dưới đã bị mất khả năng kiểm soát và rơi thẳng xuống dưới, toàn bộ 11 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem video: Hình ảnh cận chiến giữa máy bay B-17 với các tiêm kích Đức hồi chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn: Youtube.