Obama tạm dừng kế hoạch tấn công Syria?

(Kiến Thức) - Tổng thống Obama cho biết Mỹ sẽ “tạm dừng” tấn công quân sự vào Syria, nếu Damascus đồng ý đặt kho vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế.

Tổng thống Assad có lùi bước trước đe dọa tấn công quân sự của Mỹ.
Tổng thống Assad có lùi bước trước đe dọa tấn công quân sự của Mỹ.
Trả lời câu hỏi của ABC News về việc liệu ông có “tạm dừng” kế hoạch tấn công quân sự nếu Tổng thống Assad chịu giao nộp vũ khí hóa học, Tổng thống Obama nói đây là điều “hoàn toàn chắc chắn”, một khi phía Syria thực sự nghiêm túc làm điều đó.
Tuyên bố trên của Tổng thống Obama được đưa ra, sau khi Nga yêu cầu Syria đặt kho dự trữ vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế và sau đó là phá hủy toàn bộ, trong một nỗ lực ngăn chặn một cuộc tấn công quân sự của Mỹ có thể xảy ra.
Ý tưởng này dường như bắt nguồn từ một gợi ý có vẻ vô tình của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Khi được hỏi tại một cuộc họp báo về việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể làm gì để tránh một cuộc tấn công quân sự, Ngoại trưởng John Kerry trả lời rằng ông Assad có thể bàn giao toàn bộ kho vũ khí hóa học trong tuần tới.
Mặc dù các quan chức Mỹ sau đó giải thích rằng ông Kerry “chơi chữ” chứ không phải là một đề xuất nghiêm túc, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết sau đó ông đã trình bày đề xuất này trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Syria, Walid Muallem.
Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov kêu gọi Ngoại trưởng Syria Walid Muallem “không chỉ đồng ý về việc đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, mà còn thủ tiêu số vũ khí có hại này”
Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov kêu gọi Ngoại trưởng Syria Walid Muallem “không chỉ đồng ý về việc đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, mà còn thủ tiêu số vũ khí có hại này” 
Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov tiết lộ rằng ông đã kêu gọi ông Muallem “không chỉ đồng ý về việc đặt vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, mà còn thủ tiêu số vũ khí có hại này”. Ông Lavrov cũng đã nói với ông Muallem rằng Syria nên tham gia đầy đủ Công ước vũ khí hóa học.
Ngoại trưởng Muallem nói rằng Syria hoan nghênh sáng kiến đó và ông ca ngợi Nga “cố gắng ngăn chặn” cuộc can thiệp quân sự của Mỹ.
Phản ứng của Quốc hội Mỹ
Giữa lúc Quốc hội Mỹ tranh luận về việc cho phép chính quyền Obama tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Syria, ngày 9/9, Nga đề nghị Syria từ bỏ vũ khí hóa học.
Quốc hội Mỹ nói sẽ xem xét kế hoạch do Nga gợi ý với chính phủ Syria về việc giao nộp toàn bộ số vũ khí hóa học, song vẫn tỏ ra nghi ngờ.
Trong khi đó, sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với việc cho phép chính quyền Obama tấn công quân sự vào Syria là tương đối thấp, với hơn 230 trong tổng số 433 thành viên Hạ viện phản đối hoặc chống lại cuộc tấn công như vậy.
Theo khảo sát của CNN và ORC International công bố hôm 9/9, có 80% người dân Mỹ được hỏi tin rằng chế độ của ông Bashar al-Assad đã tấn công người dân bằng khí độc, thế nhưng đa số người Mỹ không muốn Quốc hội cho phép tấn công quân sự vào nước này. Cũng theo khảo sát trên, hơn 70% người Mỹ nói can thiệp quân sự sẽ không đạt được kết quả gì đáng kể cho Mỹ và 70% nói việc tham gia vào cuộc nội chiến Syria không phải là lợi ích quốc gia.
Nhiều chính trị gia và công luận Mỹ vẫn còn lo ngại rằng hành động quân sự chống Syria có thể lôi kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh nữa, kéo dài và lan rộng khắp Trung Đông.
Phản ứng của Anh-Pháp-Đức và Liên Hợp Quốc
Các nước đồng minh của Mỹ cũng phản ứng một cách thận trọng. Thủ tướng Anh David Cameron cho biết việc thủ tiêu các loại vũ khí hóa học của Syria sẽ là một “bước tiến lớn”, nhưng cảnh báo không nên sử dụng điều này như một công cụ để “đánh lạc hướng chiến thuật”. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kêu gọi ông Assad đưa ra những cam kết “nhanh chóng, nghiêm túc và có thể kiểm chứng” về kế hoạch thủ tiêu vũ khí hóa học.
Về phần mình, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng đó là một “đề nghị đáng lưu ý”, nhưng hy vọng có hành động thực tế tiếp theo đề nghị này.
Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm 9/9 tuyên bố rằng nếu các chuyên gia LHQ kết luận vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria, ông sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an phê duyệt một "vùng an toàn" ở Syria để làm nơi phá hủy các loại vũ khí đó.

Đánh Syria, Mỹ phải đối mặt các lực lượng nào?

Giữa lúc quân chính phủ đang chuẩn bị ra đòn cuối cùng đánh gục phiến quân, Mỹ tìm cách đánh Syria với cái cớ "sử dụng vũ khí hóa học"

Cuộc đối đầu Assad-Obama
Cuộc đối đầu Assad-Obama
Những thế lực cố gắng bằng biện pháp quân sự tiêu diệt chính quyền Syria và xây dựng lên một chính phủ mới đang rơi vào một tình huống vô cùng phức tạp khi trên thực tế, lực lượng nổi dậy đang thất bại trên mọi chiến trường.

Chính quyền Obama “gửi trứng cho ác” ở Syria?

(Kiến Thức) - Tại Mỹ, ngày càng bùng nổ mạnh mẽ những cuộc tranh luận về tính chính đáng của hoạt động quân sự chống chế độ Bashar al-Assad ở Syria.

Đánh chế độ Assad, Mỹ đang gián tiếp giúp đỡ các phần tử khủng bố tàn bạo có liên hệ với al-Qaeda.
Đánh chế độ Assad, Mỹ đang gián tiếp giúp đỡ các phần tử khủng bố tàn bạo có liên hệ với al-Qaeda.
Theo các thăm dò dư luận, đa số người Mỹ phản đối can thiệp vào Syria bằng vũ lực. Nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi: “Ai là người thực chất đang được Mỹ hỗ trợ?”.

Tin mới