Ocean Group bị phong tỏa tài khoản ngân hàng

Tổng Giám đốc Ocean Group (OGC) Dương Trọng Nghĩa đã ký thông báo về việc phong tỏa tài khoản OGC kể từ 6/1/2015.

Ngày 7.1.2015, ông Dương Trọng Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), mã chứng khoán OGC đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM về việc Ocean Group bị phong tỏa tài khoản OGC tại OJB kể từ ngày 6/1/2015.
Phong toa tai khoan ngan hang cua Ocean Group
Bản công bố phong tỏa tài khoản ngân hàng của Ocean Group do TGĐ Dương Trọng Nghĩa ký
Trước đó, vào ngày 31/12/2014, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại dương đã nhận được công văn của Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đề nghị Ocean Bank phong tỏa tài khoản của Ocean Group cho đến khi Ocean Bank nhận được công văn giải tỏa của Cơ quan cảnh sát điều tra.
Đến ngày 5/1/2014, Phó Tổng giám đốc của Ocean Bank Lê Thị Thu Thủy đã gửi công văn đến Ocean Group thông báo về việc phong tỏa tài khoản của tập đoàn này.
Vào tháng 10/2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hà Văn Thắm - nguyên chủ tịch HĐQT Ocean Bank đồng thời là Chủ tịch HĐQT Ocean Group với tội danh vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo điều 179 Bộ luật Hình sự.

Hà Nội Time Tower lại “đắp chiếu” vì Ocean Group rút vốn

(Kiến Thức) - Tưởng chừng được cứu khi Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) "chống lưng" nhưng dự án Hà Nội Time Tower vẫn một lần nữa phải "đắp chiếu".

Dự án Hà Nội Time Tower nằm trên khu đất CT10-11, Khu đô thị mới Văn Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (PVR) làm chủ đầu tư. Ảnh: Phối cảnh dự án.
Dự án Hà Nội Time Tower nằm trên khu đất CT10-11, Khu đô thị mới Văn Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (PVR) làm chủ đầu tư. Ảnh: Phối cảnh dự án.
Được xây dựng trên diện tích 7.023 m2, công trình gồm tổ hợp 2 tòa tháp 41 tầng (39 tầng nổi, 2 tầng hầm), tổng diện tích sàn xây dựng 109.685 m2 (trong đó có 62.088 m2 sàn căn hộ và 7.955 m2 sàn thương mại), cung cấp khoảng 580 căn hộ, đáp ứng nhu cầu cho 2.300 người dân với mức sinh hoạt cao.
Được xây dựng trên diện tích 7.023 m2, công trình gồm tổ hợp 2 tòa tháp 41 tầng (39 tầng nổi, 2 tầng hầm), tổng diện tích sàn xây dựng 109.685 m2 (trong đó có 62.088 m2 sàn căn hộ và 7.955 m2 sàn thương mại), cung cấp khoảng 580 căn hộ, đáp ứng nhu cầu cho 2.300 người dân với mức sinh hoạt cao.
Chính thức khởi công từ ngày 24/10/2010 và dự kiến hoàn thiện vào quý 4/2014 với hy vọng mang lại lợi nhuận 67 tỷ đồng mỗi năm nhưng đến nay dự án vẫn "đắp chiếu" dù chủ đầu tư đã cố gắng thực hiện.
 Chính thức khởi công từ ngày 24/10/2010 và dự kiến hoàn thiện vào quý 4/2014 với hy vọng mang lại lợi nhuận 67 tỷ đồng mỗi năm nhưng đến nay dự án vẫn "đắp chiếu" dù chủ đầu tư đã cố gắng thực hiện.
Trong suốt 4 năm qua, số phận của Hà Nội Time Tower đã nhiều lần được thay đổi. Dự án từng bị "đắp chiếu" một thời gian dài khiến tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư nổ ra. Ảnh: Cổng vào dự án.
 Trong suốt 4 năm qua, số phận của Hà Nội Time Tower đã nhiều lần được thay đổi. Dự án từng bị "đắp chiếu" một thời gian dài khiến tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư nổ ra. Ảnh: Cổng vào dự án.
Đến cuối năm 2012, Tập đoàn Đại Dương (OGC) mua 10 triệu cổ phiếu của PVR, tương đương 19,27% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của PVR. Dự án lúc này được triển khai khá tốt, phần hầm công trình và phần đế được hoàn thiện trong thời gian ngắn. Chủ đầu tư cũng quyết định giảm giá bán cho khách hàng, khiến tranh chấp giữa 2 bên lắng xuống.
Đến cuối năm 2012, Tập đoàn Đại Dương (OGC) mua 10 triệu cổ phiếu của PVR, tương đương 19,27% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của PVR. Dự án lúc này được triển khai khá tốt, phần hầm công trình và phần đế được hoàn thiện trong thời gian ngắn. Chủ đầu tư cũng quyết định giảm giá bán cho khách hàng, khiến tranh chấp giữa 2 bên lắng xuống.
Tưởng chừng tương lai của Hà Nội Time Tower sẽ sáng hơn khi được đại gia "chống lưng", nhưng dự án sau khi hoàn thiện đến tầng 5 lại đột ngột dừng một lần nữa, các công nhân bất ngờ rút hết khỏi công trình. Hà Nội Time Tower lại rơi vào cảnh "đắp chiếu", trong khi các cổ đông lớn trong đó có OGC cũng thoái vốn khỏi PVR. Còn về phía PVR, công ty này liên tục báo lỗ, trong quý 1/2014 lỗ tới 1,9 tỷ đồng. PVR còn có khoản nợ lên đến gần 1.067 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Những điều này, khiến khách hàng càng lo lắng về số phận của Hà Nội Time Tower.
Tưởng chừng tương lai của Hà Nội Time Tower sẽ sáng hơn khi được đại gia "chống lưng", nhưng dự án sau khi hoàn thiện đến tầng 5 lại đột ngột dừng một lần nữa, các công nhân bất ngờ rút hết khỏi công trình. Hà Nội Time Tower lại rơi vào cảnh "đắp chiếu", trong khi các cổ đông lớn trong đó có OGC cũng thoái vốn khỏi PVR. Còn về phía PVR, công ty này liên tục báo lỗ, trong quý 1/2014 lỗ tới 1,9 tỷ đồng. PVR còn có khoản nợ lên đến gần 1.067 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Những điều này, khiến khách hàng càng lo lắng về số phận của Hà Nội Time Tower.
Trả lời báo giới gần đây, ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc PVR khẳng định, việc dừng dự án Hà Nội Time Tower không hoàn toàn do OGC thoái vốn khỏi PVR. Ông Tuấn Anh cũng cho hay, PVR đã có kế hoạch khởi động lại dự án trong tháng 5/2014.
Trả lời báo giới gần đây, ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc PVR khẳng định, việc dừng dự án Hà Nội Time Tower không hoàn toàn do OGC thoái vốn khỏi PVR. Ông Tuấn Anh cũng cho hay, PVR đã có kế hoạch khởi động lại dự án trong tháng 5/2014. 
Vào những ngày cuối tháng 6/2014, tại dự án, người ta thấy xuất hiện trăm tải đá được đặt trước mặt tiền công trình. Một vài người thợ dựng những tấm rào chắn mới, chắc chắn hơn ở mặt trước công trình. Đây có phải là động thái khởi động lại công trình như ông Tuấn Anh đã nói?
Vào những ngày cuối tháng 6/2014, tại dự án, người ta thấy xuất hiện trăm tải đá được đặt trước mặt tiền công trình. Một vài người thợ dựng những tấm rào chắn mới, chắc chắn hơn ở mặt trước công trình. Đây có phải là động thái khởi động lại công trình như ông Tuấn Anh đã nói?
Tuy nhiên, tại đây, người ta cũng không hề thấy bất cứ một biển hiệu nào đưa thông tin về công trình. Đi qua khu CT10-11, người đi đường chỉ thấy một công trình ngổn ngang đất đá, ngập rác thải, những thanh sắt hoen gỉ, chứ chẳng biết công trình này là công trình nào, do ai đầu tư.
 Tuy nhiên, tại đây, người ta cũng không hề thấy bất cứ một biển hiệu nào đưa thông tin về công trình. Đi qua khu CT10-11, người đi đường chỉ thấy một công trình ngổn ngang đất đá, ngập rác thải, những thanh sắt hoen gỉ, chứ chẳng biết công trình này là công trình nào, do ai đầu tư.

Điểm danh những lãnh đạo “nổi như cồn” của Ocean Group

(Kiến Thức) - Những lãnh đạo mới và cũ của các công ty thuộc Tập đoàn Đại Dương đều được biết đến là những nhân vật rất giỏi kinh doanh.

1. Ông Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch của tập đoàn Đại Dương

Ông Hà Văn Thắm nguyên là Chủ tịch của Ocean Hospitality, cũng là Chủ tịch của tập đoàn Đại Dương. Ông Thắm sinh năm 1972, quê quán tại Bắc Giang nhưng hiện tại đang ở Hà Nội. Ông là cử nhân Đại học Thương mại, là thạc sĩ trường Đại học Columbia, Commonwealth (Mỹ) và là tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công nghệ Paramount (Mỹ).

Tin mới