Ôm tủi nhục để sống mỏi sống mòn

Tinh thần, thể xác ngày càng “xuống cấp”, chị quyết định ly hôn. Nhưng chưa kịp gửi đơn ra tòa thì...

Ôm tủi nhục để sống mỏi sống mòn

Lâu lắm rồi tôi mới gặp lại chị. Ở cái tuổi 43 nhưng chị chẳng khác nào đứa trẻ 13, 14 tuổi. Không phải chị trẻ mà chị nhỏ, người bé tí tẹo, chỉ còn da bọc xương…

Chị có ba đứa em. Bố mẹ chị là công nhân. Năm chị học lớp 11, bố chị mắc bệnh nặng, qua đời. Mẹ chị phải về hưu non để ra ngoài làm kiếm tiền nuôi các con ăn học. Chị học xong lớp 12 thì nghỉ, đi làm để giảm gánh nặng cho mẹ.

Thời gian dần trôi. Lần lượt ba đứa em của chị học hết phổ thông, rồi lên cao đẳng, đại học và lập gia đình. Lúc này chị đã bước vào cái tuổi mà mọi người thường cho là... ế - 32 tuổi. Ba năm sau, chị gặp anh. Anh trẻ hơn chị năm tuổi, chẳng có việc làm, gia đình cũng nghèo khó. Nhưng với suy nghĩ “có còn hơn không”, chị nhắm mắt lấy anh.

Vợ chồng chị ở nhà mẹ đẻ, cuối tuần mới về nhà chồng. Thời gian đầu, anh có vẻ “ngoan”, gia đình vợ kêu làm gì thì làm nấy. Nhìn chị và anh quấn lấy nhau như đôi sam, mọi người ai cũng mừng cho chị. Một năm, hai năm, rồi bốn năm qua đi nhưng anh chị vẫn chẳng có con. Lúc đầu ai cũng nghĩ là lỗi do chị, vì chị đã lớn tuổi. Đến bệnh viện phụ sản khám thì bác sĩ cho hay chị hoàn toàn có khả năng sinh sản, “mắc mứu” nằm ở chỗ “tinh binh” của anh quá yếu. Gia đình chị, nhất là mẹ chị khuyên hai vợ chồng chị vào TP.HCM hoặc ra Hà Nội làm thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng anh không đồng ý.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Rồi anh xin được một chân lái xe taxi, thế là anh chẳng còn “ngoan” nữa. Anh lấy lý do công việc rồi đi sớm về khuya, chẳng thèm ngó ngàng gì đến chị. Mẹ anh khăng khăng “cái đứa con dâu khô đét như que củi” mới chính là thủ phạm không biết “đẻ đái” gì. Bà tìm mọi cách thể hiện “quyền lực của mẹ chồng”, mắng chó chửi mèo, xài xể chị. Những lúc như vậy, anh không an ủi vợ mà còn đổ thêm dầu vào lửa. Chị chán, không muốn về nhà chồng nữa nhưng mẹ chị bắt phải về, vì “ở đâu cái thói có chồng mà không về nhà chồng. Muốn cho thiên hạ bôi tro trát trấu lên mặt mẹ mày à?”.

Tinh thần, thể xác ngày càng “xuống cấp”, chị quyết định ly hôn. Nhưng chưa kịp gửi đơn ra tòa thì em gái chị chia tay chồng rồi dẫn con về nhà mẹ ở. Thế là chị phải “hoãn” ý định bỏ chồng.

Hai năm sau, khi chuyện của em gái đã lắng xuống, chị nói với mẹ sẽ bỏ chồng. Mẹ chị đỏ mặt tía tai: “Vì mẹ, mày cứ sống vậy đi. Em mày đã ly hôn, giờ mày mà ly hôn nữa, thiên hạ người ta sẽ chửi vào mặt mẹ mày đấy. Thôi thì mẹ lạy chị, chị thương lấy cái thân già của mẹ, đợi mẹ chết rồi chị muốn làm gì thì làm”…

Chị đành lặng lẽ ôm tủi nhục để sống mỏi sống mòn.

Tủi nhục mẹ đẻ làm osin cho nhà chồng

Tận mắt chứng kiến mẹ cô bưng mâm cơm lên mời mẹ chồng, bị mẹ chồng sai lấy giùm cái này, cái kia thì cô không thể nhịn được nữa.

Tủi nhục mẹ đẻ làm osin cho nhà chồng

Là con gái quê nên từ nhỏ Thi đã được mẹ tập tành làm quen với những công việc nội trợ. Trở thành thiếu nữ, tuy không phải thuộc hàng công dung ngôn hạnh nhưng Thi luôn là điểm ngắm của các bà mẹ có con trai muốn đi hỏi vợ.

Mang tội “giết chồng“

(Kiến Thức) - Khi chúng em yêu nhau đã chịu sự phản đối quyết liệt từ phía mẹ anh ấy. Bà bảo tuổi chúng em không hợp, nếu lấy nhau anh ấy sẽ phải chết sớm.

Mang tội “giết chồng“
Khi chúng em yêu nhau đã chịu sự phản đối quyết liệt từ phía mẹ anh ấy. Bà bảo tuổi chúng em không hợp, nếu lấy nhau anh ấy sẽ phải chết sớm. Đấu tranh mãi chúng em mới đến được với nhau. Không ngờ, số phận thật oan nghiệt, con trai em mới vừa đầy tuổi, chồng em bị tai nạn giao thông qua đời. Ngay lập tức, bao tội lỗi mẹ chồng trút hết lên đầu em. Bà sỉ vả, đay nghiến em là đứa độc ác, "giết chồng" trong khi em cũng đau đớn đâu kém gì bà. 
Tệ hơn, bà còn đuổi em ra khỏi nhà, con trai em cũng bị "từ mặt" luôn. Ở lại thì tủi nhục, mà bước chân ra đi, em sợ không còn cơ hội quay lại nữa, con em sẽ chẳng có danh phận gì, sẽ rất thiệt thòi cho cháu. Em tuyệt vọng, thấy hết đường thuyết phục mẹ chồng rồi. Có nhiều lúc em cũng dằn vặt, dường như vì lấy em mà anh ấy phải chết thật. Em buồn khổ quá - Vũ Lam Phương (Nghệ An).

Điều gì thay đổi một người đàn bà?

Mình không tưởng tượng nổi. Mình học xong đại học, về quê công tác là đã thấy trong xóm có một cô “gào”.

Điều gì thay đổi một người đàn bà?

Đêm khuya… Nhà hàng xóm đột nhiên ầm ĩ. Tiếng người vợ đay nghiến chồng như xoáy vào đêm, xót gan xót ruột. Mình dứt luôn giấc ngủ vừa chớm. “Anh còn vác mặt về hả! Sao anh không chết ngoài lề đường xó chợ nào đó luôn đi! Về hành vợ hành con hả… hả… hả…”! Người đàn bà cứ như đem hết cái khổ mà đổ vào từng lời, nghe rát họng, nghe chấp chới, nghe xót lòng quá! Mình biết cô ấy, bán bún chả ở đầu ngõ, ông chồng chạy xe ôm, chở khách thì ít nhưng thích là chạy… rông luôn, chẳng thèm mò về nhà. Người trong xóm đồn, ổng chạy xe ôm nhưng là chạy xe tới… ôm con nhỏ làm tóc ở đâu đó phía bên kia cầu. Hôm nào ổng ở nhà thì yên, hôm nào ổng đi luôn thì nghe vài tiếng rấm rức, còn ầm ĩ kiểu này là biết ổng trở chứng về nhà giữa đêm.

Mới hai tháng trước… Cũng đêm hôm khuya khoắt. Cả xóm giật mình đổ tới nhà ổng. Cô vợ ngồi bệt giữa nhà, tóc tai rũ rượi, vừa thở dốc vừa gào lên những tiếng chói tai: “Tưởng tôi không biết hả? Tôi để yên cho anh là vì con. Vậy mà anh còn không biết thân. Anh đưa được cho tôi đồng nào chưa hả? Mà dám về nhà lấy tiền cho nó! Huhu… Anh cho tôi được gì hả…”. Cô càng gào càng lạc giọng. Đỏ mặt tía tai, ông chồng lao vào tát vợ rồi gầm lên “Thôi ngay!”. Vậy là cô vợ khóc rống đòi sống đòi chết. Mình nhớ, bố mẹ mình phải nhảy vào can thiệp, người can chồng, người khuyên vợ… Về nhà, không ngủ lại được, cứ mệt rũ như đi đánh trận…

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sáng ra, mình kể chuyện với mẹ: “Đêm qua cô ấy lại chửi chồng. Đàn bà gì mà ghê quá!”. Mẹ thở dài: “Khổ quá hóa ra thế. Hồi mới về làm dâu xóm này, nó đâu có vậy. Đẹp lắm, hiền lắm mà…”.

Mình không tưởng tượng nổi. Mình học xong đại học, về quê công tác là đã thấy trong xóm có một cô “gào”. Vậy là bốn năm đủ thay đổi một người đàn bà sao? Riết rồi mình thấy sợ, thấy bao nhiêu lý tưởng, bao nhiêu mộng đẹp về cuộc sống hôn nhân như vỡ ra trong tiếng gào của cô ấy; thấy những hình dung về người phụ nữ dịu dàng, hiền đảm bỗng như hoang đường. Mà nếu ngày trước cô ấy đẹp thật, hiền thật, thì giờ cũng đã trơ mòn cả.

Sáng đi ngang hàng bún chả, ghé vào mua một ít về cho bố mẹ. Cô bán hàng quen miệng vẫn hay chửi xơi xơi, nhưng cả xóm đều công nhận cô nấu ăn ngon, nên hàng bún cứ đông khách. Mà cô chửi khách lắm lúc cũng như chửi chồng. Mẹ nói: “Rủa xả mãi nó thành quen miệng!”. Đến lúc chẳng cần phải giữ lại sự dịu dàng cho ai, thì dịu dàng làm gì nữa. Một mình gồng gánh nuôi hai đứa con là đủ khổ, đủ nhọc nhằn để người đàn bà quên luôn những điều vụn vặt ngày xưa. Mẹ kể, bán buôn khắc nghiệt đã đành, lại thêm ông chồng vừa phá của vừa trăng hoa, cưới nhau chưa tròn năm đã sinh tật, cô ấy khổ từ đó đến giờ. Họ hàng của cô ấy ở quê cả, không ai ở gần đỡ đần, chắc càng tủi thân. Mỗi lần cô ấy chửi, cứ thấy vừa giận vừa thương.

Khách đông. Mình ngồi chờ. Vài người sốt ruột, vừa hối đã bị cô chủ gắt: “Đến sau mà cha, ráng chờ đi, không thấy người ta làm tối mắt đấy à!”. Mình nhìn động tác lật chả, chan nước mắm của cô, thấy uyển chuyển mềm mại quá, đâm cảm tình. Mà khuôn mặt cô vẫn còn rất trẻ trung, chỉ hơi khắc khổ. Nghĩ đàn bà mười hai bến nước, nhờ phước chồng thiệt. Như người này, nếu gặp anh chồng ngon lành, chắc vui vẻ phải biết.

Thằng con trai lớn bỗng đâu từ trong nhà chạy ra, hớn hở bá cổ mẹ: “Mẹ ơi, em ngủ rồi, em không khóc nữa, con phụ mẹ nha!”. Quay sang con, cô cười hiền lành, nựng nó một cái rõ to, rồi khen nó ngoan. Trời ạ, mình hết hồn. Trông dịu dàng quá thể. Đây chắc là người đàn bà “đẹp lắm, hiền lắm ngày xưa” mà mẹ nói. Ở bên con, trông cô ấy như tan hết vẻ khổ sở, khó chịu, nhọc nhằn, tiếng nói cũng nhẹ nhàng dễ thương. Mới đêm qua còn gào lên đó. Đúng là phụ nữ có quyền dịu dàng, dịu dàng như trời sinh ra họ là như vậy. Dù cuộc sống chẳng phải lúc nào cũng như dự định, mong cô vẫn luôn được hiền hậu như lúc này. Khốn nạn thay cho những ông chồng đã không biết giữ giùm vợ mình những khoảnh khắc dịu dàng như thế.

Tin mới