Ớn lạnh hàng loạt thị trấn ma ở Italy

(Kiến Thức) - Những thị trấn u ám, vắng tanh với các tòa nhà đổ nát, rêu phong nằm cô độc giữa đồi vắng hoang dại hoặc chơ vơ giữa núi đá lạnh lẽo gợi cảm giác ớn lạnh, hãi hùng.

1. Pompeii

 
Đây là thị trấn ma nổi tiếng bậc nhất ở Italy. Sự sống ở thị trấn La Mã bị hủy diệt bởi vụ phun trào bất ngờ và khủng khiếp của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên. Đây được xem là vụ phun trào núi lửa thảm khốc nhất và nổi tiếng nhất mọi thời đại với lượng năng lượng nhiệt phát ra gấp hàng trăm nghìn lần so với vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản.
 
 
Thời điểm núi lửa phun trào, người dân Pompeii đã không có thời gian để chạy trốn. Họ và những ngôi nhà của họ bị chôn vùi trong dòng dung nham đỏ rực và được bảo quản trong hàng nghìn năm qua. Ước tính 16.000 cư dân Pompeii mất mạng trong trong sự kiện này. Hàng thế kỷ sau thảm họa, thị trấn được khai quật và cảnh tượng các nạn nhân nằm chết co quắp ở đủ mọi tư thế khiến ai cũng phải rùng mình, ám ảnh.

2. Thị trấn Romagnano al Monte

 
Một thị trấn ma khá nổi tiếng khác của Italy là Romagnano al Monte. Thị trấn nhỏ nằm ở Salerno bị hủy diệt bởi trận động đất Irpinia năm 1980 khiến 3.000 người thiệt mạng.
 
 
Những người còn sống sót đã khôn ngoan khi chọn cách chuyển đến một khu vực an toàn hơn chứ không xây dựng lại thị trấn.Tuy nhiên, tàn tích đầy ám ảnh của Romagnano al Monte vẫn còn lại đến ngày nay. Trong những năm 2000, khu vực này trở thành điểm du lịch hút khách.

3. Thị trấn Craco

 

 

Chiến tranh, động đất và những trận lở đất kinh hoàng định kỳ là những yếu tố gây ra sự di cư hàng loạt của thành phố thời trung cổ Craco nằm trên sườn đồi. Thị trấn nằm ở “phần mu” của nước Italy hình chiếc ủng thuộc tỉnh Matera.
 
 
Phần lớn người dân Craco di cư đến các vùng khác hoặc tới Mỹ vào giai đoạn 1892-1922. Trận sạt lở đất kinh hoàng năm 1963 đã khiến 1.800 người dân Craco còn lại cuối cùng phải bỏ đi. Ngày nay, tàn tích còn lại ở Craco bao gồm những ngôi nhà đổ nát, rêu phong, u ám ở Craco biến thị trấn thành điểm du lịch và quay phim hấp dẫn.

4.Thị trấn Balestrino

 
Thị trấn cổ Balestrino ở Savona (Tây Bắc Italy) bị bỏ hoang nay chỉ còn lại những căn nhà trống rỗng, lạnh lẽo, đường phố vắng vẻ, không có hơi người. Có rất ít thông tin về thị trấn, chẳng hạn nó được thành lập khi nào và tại sao người dân lại ồ ạt di cư khỏi đây.
 
 
Theo nhiều nhà nghiên cứu, nguyên nhân khiến Savona bị bỏ hoang và trở thành thị trấn ma có thể là vì các trận động đất thường xuyên xảy ra, tàn phá khu vực ven biển cuối thế kỷ 19. Năm 1887, một trận động đất có cường độ mạnh 6,7 độ richter đã xảy ra trong khu vực. Gần đây, các kế hoạch tái phát triển thị trấn đang được thúc đẩy, do đó, đây có thể là cơ hội cuối cùng để thăm thị trấn ma này.

5. Bussana Vecchia

 
Một trận động đất mạnh khoảng 6,7 độ richter đã xảy ra và phá hủy thị trấn xinh đẹp Bussana Vecchia và khiến 2.000 người dân thiệt mạng. Đây là lý do thị trấn Bussana Vecchia bị bỏ rơi khi người dân trong vùng quyết định chuyển đến vùng an toàn hơn được gọi là thị trấn Bussana Nuova (Bussana mới).
 
 
Từ những năm 1950, nhiều người bắt đầu tới cư trú bất hợp pháp ở trong thị trấn ma. Trong những năm 1960, các gánh xiếc rong bắt đầu tới cư trú ở Bussana Vecchia. Bất chấp nỗ lực của chính phủ để yêu cầu họ rời khỏi thị trấn, các nghệ sĩ gánh xiếc rong vẫn ở lại thị trấn cho tới ngày nay. Họ tồn tại bằng cách biểu diễn cho khách du lịch xem.

6. Pentedattilo

 
Thị trấn Pentedattilo nằm ở Calabria (miền Nam nước Ý), được những người Hy Lạp thành lập năm 640 trước Công nguyên. Năm 1793, thị trấn bị một trận động đất mạnh tàn phá. Do đó, người dân quyết định chuyển đến một thị trấn gần đó – thị trấn Melito Porto Salvo.
 
 
Thị trấn hoang tàn Pentedattilo có tầm nhìn ra biển Ionian, nay giống như một bảo tàng ngoài trời. Ngày nay, nơi đây là điểm du lịch và quay phim lý tưởng.

“Lạc” vào các thị trấn “ma” trên khắp thế giới


Đảo South Georgia từng là nơi trú ngụ của những người săn cá voi.
 Đảo South Georgia từng là nơi trú ngụ của những người săn cá voi.
Hiện thời, nơi đây chỉ là một thị trấn ma với đầy xương cá voi khổng lồ và những con tàu rách nát.
Hiện thời, nơi đây chỉ là một thị trấn ma với đầy xương cá voi khổng lồ và những con tàu rách nát.

Thị trấn Chaiten ở Chile gần như bị xóa sổ bởi một ngọn núi lửa phun trào trong năm 2008 và bị lũ lụt từ sông Blanco nhấn chìm.
Thị trấn Chaiten ở Chile gần như bị xóa sổ bởi một ngọn núi lửa phun trào trong năm 2008 và bị lũ lụt từ sông Blanco nhấn chìm.

Nhà cửa đổ nát và các đường dây điện thoại chằng chịt vẫn là một số trong những dấu hiệu của nơi mà con người từng sống ở đó.
 Nhà cửa đổ nát và các đường dây điện thoại chằng chịt vẫn là một số trong những dấu hiệu của nơi mà con người từng sống ở đó.

Thị trấn sa mạc vắng vẻ này vẫn còn sót lại bộ khung xương của một chiếc xe được sản xuất từ đầu thế kỷ 20.
 Thị trấn sa mạc vắng vẻ này vẫn còn sót lại bộ khung xương của một chiếc xe được sản xuất từ đầu thế kỷ 20.

Trận động đất năm 1980 đã tàn phá khiến thị trấn Romagnano al Monte, Italy, trở thành nơi bỏ hoang sau khi gần 3.000 cư dân phải di tản.
Trận động đất năm 1980 đã tàn phá khiến thị trấn Romagnano al Monte, Italy, trở thành nơi bỏ hoang sau khi gần 3.000 cư dân phải di tản.

Thị trấn Oradour-sur-Glane của Pháp đã bị phát xít Đức phá hủy cùng với hơn 600 cư dân bị thảm sát vào ngày 10/6/1944, trong Thế chiến II.
Thị trấn Oradour-sur-Glane của Pháp đã bị phát xít Đức phá hủy cùng với hơn 600 cư dân bị thảm sát vào ngày 10/6/1944, trong Thế chiến II.

Thị trấn Oradour-sur-Glane giờ chỉ còn lại những tàn tích.
 Thị trấn Oradour-sur-Glane giờ chỉ còn lại những tàn tích.

Thành phố Kayakoy, Fethiye, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tàn phá bởi một trận động đất vào năm 1856 và bị thiêu rụi bởi trận hỏa hoạn lớn vào năm 1885.
 Thành phố Kayakoy, Fethiye, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tàn phá bởi một trận động đất vào năm 1856 và bị thiêu rụi bởi trận hỏa hoạn lớn vào năm 1885.

Khám phá “thị trấn ma” ở Mỹ

Năm 1962, Bannack trở thành Công viên lịch sử quốc gia với hơn 150 công trình xây dựng còn sót lại, từ đó thị trấn được bảo tồn nguyên vẹn tình trạng đổ nát.
Năm 1962, Bannack trở thành Công viên lịch sử quốc gia với hơn 150 công trình xây dựng còn sót lại, từ đó thị trấn được bảo tồn nguyên vẹn tình trạng đổ nát.

Bannack còn được biết đến với cái tên “Thị trấn ma" bởi khung cảnh hoang tàn, đổ nát.
 Bannack còn được biết đến với cái tên “Thị trấn ma" bởi khung cảnh hoang tàn, đổ nát.

Hàng năm, có hàng triệu du khách ghé thăm thị trấn Bannack. Những người đến đây đều muốn thử cảm giác mạnh khi đi qua những con đường đá hiểm trở, tới các giếng đào vàng sâu thẳm trong lòng đất hay những câu chuyện về hầm mỏ.
 Hàng năm, có hàng triệu du khách ghé thăm thị trấn Bannack. Những người đến đây đều muốn thử cảm giác mạnh khi đi qua những con đường đá hiểm trở, tới các giếng đào vàng sâu thẳm trong lòng đất hay những câu chuyện về hầm mỏ.

Bannack còn được biết đến với cái tên “Thị trấn của gió bụi và cái lạnh” bởi thời tiết nơi đây.
 Bannack còn được biết đến với cái tên “Thị trấn của gió bụi và cái lạnh” bởi thời tiết nơi đây.

Tiêu biểu như mùa Hè ở đây rất nóng nhưng ban đêm lại rất lạnh. Còn mùa Đông cũng thực sự khắc nghiệt với nhiệt độ thường xuyên ở mức - 18 độ C.
 Tiêu biểu như mùa Hè ở đây rất nóng nhưng ban đêm lại rất lạnh. Còn mùa Đông cũng thực sự khắc nghiệt với nhiệt độ thường xuyên ở mức - 18 độ C.

Gió bụi và khí lạnh về chiều làm cho thị trấn Bannack với những mỏ vàng bỏ hoang, nhà cửa đổ nát này trở nên hoang tàn và đáng sợ hơn.
 Gió bụi và khí lạnh về chiều làm cho thị trấn Bannack với những mỏ vàng bỏ hoang, nhà cửa đổ nát này trở nên hoang tàn và đáng sợ hơn.

Khung cảnh hoang vu ở thị trấn.
 Khung cảnh hoang vu ở thị trấn.

Trường học (ảnh thời xưa) được xây dựng vào năm 1874 ở thị trấn.
 Trường học (ảnh thời xưa) được xây dựng vào năm 1874 ở thị trấn.

Trường học ngày nay.
Trường học ngày nay.

Khách sạn Meade, tại “thị trấn ma”, được cho là vẫn giữ những linh hồn ma quái của các vị khách đã qua đời tại đây trước kia.
 Khách sạn Meade, tại “thị trấn ma”, được cho là vẫn giữ những linh hồn ma quái của các vị khách đã qua đời tại đây trước kia.


Cửa vào một căn lều cũ của thợ mỏ mọc cỏ xanh ở thị trấn ma.
 Cửa vào một căn lều cũ của thợ mỏ mọc cỏ xanh ở thị trấn ma.

Nấc thang lớn của khách sạn Meade bị bỏ rơi tại thị trấn ma Bannack.
 Nấc thang lớn của khách sạn Meade bị bỏ rơi tại thị trấn ma Bannack.

Du khách từ khắp nơi vẫn thường ghé thăm và khám phá các tòa nhà hoang tàn còn lại của thị trấn.
 Du khách từ khắp nơi vẫn thường ghé thăm và khám phá các tòa nhà hoang tàn còn lại của thị trấn.

Khung cảnh hoang tàn trong một tòa nhà bỏ hoang ở thị trấn.
Khung cảnh hoang tàn trong một tòa nhà bỏ hoang ở thị trấn.

Liệu Trung-Nga có xung khắc vì Biển Đông?

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng gia tăng của Nga trong bối cảnh Đông Nam Á muốn kiềm chế Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?

Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh?
Biển Đông có dẫn đến xung khắc giữa Moscow và Bắc Kinh? 
Theo chuyên gia Sergei Luzyanin - Phó Giám đốc Viện Viễn Đông trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, khuôn khổ của quan hệ đối tác song phương Nga-Trung sẽ không thể kìm hãm những sáng kiến của Moscow về mở rộng vai trò của Liên bang Nga ở Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng, đặc biệt là trong các lĩnh vực hợp tác năng lượng và an ninh. Quan hệ Trung-Nha cũng không thể kiềm chế xu thế đa dạng hóa các mối quan song phương mà Nga vốn xây đắp thành công với người bạn cũ là Việt Nam, cũng như phát triển các hình thức hợp tác song phương mới với những thành viên khác của ASEAN.

Tin mới