“Ông chủ” đứng sau ứng dụng mua sắm hoàn tiền My Aladdinz là ai?

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, mạng xã hội đã xuất hiện không ít bài viết, video quảng cáo thậm chí tổ chức các buổi hội thảo để giới thiệu về ứng dụng My Aladdinz
 

“Ông chủ” đứng sau ứng dụng mua sắm hoàn tiền My Aladdinz là ai?
“Ong chu” dung sau ung dung mua sam hoan tien My Aladdinz la ai?
 Hệ thống cấp bậc trong MyAladdinz. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp
Ứng dụng này được quảng cáo bằng những lời lẽ "đường mật" khi giúp thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, trả góp ngân hàng, mua nhà, mua xe… với khả năng hoàn tiền lên đến 80% giá trị hóa đơn mua hàng.
Việc tích điểm trên hệ thống nội bộ của những website và ứng dụng này thường có liên quan tới một hoặc một số loại tiền ảo, ví điện tử (ví dụ như Gem).
Tại Việt Nam, ứng dụng MyAladdinz được vận hành và giới thiệu bởi Công ty Cổ phần đào tạo Apota- Apota Education.
Thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook và Youtube, tổ chức này quảng cáo về các lớp học làm giàu, hướng dẫn kiếm tiền dễ dàng nhanh chóng kèm theo nhiều bằng chứng về các cá nhân có thể mua nhà, mua xe... thông qua việc sử dụng MyAladdinz để tạo niềm tin đối với các học viên.
Theo dữ liệu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Đào tạo Apota có trụ sở tại Tầng 4 Toà Rainbow Văn Quán (số 79 đường 19/5, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP.Hà Nội). Công ty này mới chính thức thành lập vào ngày 28/ 11/2019.
Apota đăng ký kinh doanh 34 ngành nghề, với đủ các thể loại như in ấn; bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (trừ loại nhà nước cấm); bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ; bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp; bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh; bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh; tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng); quảng cáo; dịch vụ hỗ trợ giáo dục…
Người đại diện pháp luật là ông Lê Hoàn (SN 1982, quê quán Hưng Yên). Ngoài việc là giám đốc của Apota Education, ông Hoàn còn là người đại diện pháp luật của một doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Ilgamos Việt Nam. Theo thông báo trên cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp, đơn vị này thành lập năm 2016 và tới nay đã "bị khóa"
Ở thời điểm đăng kí, Apota Education có vốn điều lệ 1 tỷ đồng với 5 cổ đông gồm: ông Đỗ Văn Tuấn (7%), bà Trịnh Thị Thư (10%), bà An Thị Nhung (13,5%), bà Trần Thị Mai (13,5%) và ông Lê Hoàn (56%).
Chưa kể đến những tiềm ẩn về nguy cơ mất tiền, mất dữ liệu cá nhân và mất ổn định an ninh thông tin như cảnh báo của các cơ quan chức năng, Công ty cổ phần Đào tạo Apota còn đang gây nhầm lẫn với thương hiệu của Công ty cổ phần Appota – một start-up công nghệ giải trí số có tên tuổi tại Việt Nam, hiện là chủ quản của fanpage "Nhà cấp 4" với nhiều video giải trí trên mạng xã hội Facebook.
Phía Appota khẳng định không có bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến việc tổ chức các lớp học làm giàu hay các nền tảng hoàn tiền lãi suất cao.
Phía Appota cũng đã gửi yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp tới Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) để đánh giá tính hợp pháp của việc sử dụng dấu hiệu "APOTA" cho các dịch vụ "tổ chức sự kiện, tư vấn về kinh doanh thương mại, tư vấn về bán hàng, quảng cáo" của Công ty Cổ phần Đào tạo APOTA.

Bầu Đức: 'Tôi lên tiếng vì sự phát triển bóng đá Việt Nam'

Bầu Đức khẳng định sẽ tiếp tục lên tiếng để phát triển bóng đá Việt Nam một cách công bằng và trong sạch nhất.

Bầu Đức: 'Tôi lên tiếng vì sự phát triển bóng đá Việt Nam'

Chiều 28/7 vừa qua, LĐBĐ Việt Nam đã mở một cuộc họp báo về những kế hoạch sắp tới của bóng đá Việt Nam, cũng như những sai lầm vừa qua tại V-League 2020.

Trong buổi họp báo này, đại diện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khẳng định liên đoàn sẽ xem xét xử lý các phát ngôn mang tính chỉ trích nhắm tới V.League, khiến hình ảnh giải đấu bị xấu đi. VFF cho biết họ sẵn sàng lắng nghe nhưng chỉ chấp nhận các thảo luận công khai trong những hội nghị tổng kết hoặc thông qua hình thức văn bản, không chấp nhận các bình luận chưa được kiểm chứng trên truyền thông.

Tỷ phú Thái dốc tiền đầu tư cho Leicester City "khủng" cỡ nào?

(Kiến Thức) - Không chỉ mua lại đội bóng với giá gần 50 triệu USD, ông chủ Leicester City còn mạnh tay mua nhiều cầu thủ, xây dựng sân luyện tập, sân thi đấu...để đưa CLB này trở lại với bóng đá đỉnh cao. 

Tỷ phú Thái dốc tiền đầu tư cho Leicester City "khủng" cỡ nào?
Ty phu Thai doc tien dau tu cho Leicester City
Chuyên cơ của tỷ phú người Thái Lan, Vichai Srivaddhanaprabha gặp nạn bên ngoài sân vận động King Power mới đây được coi là thảm kịch với CLB Leicester City. Ảnh: Goal.  

Forbes ngừng cập nhật tài sản của ông chủ Leicester City

(Kiến Thức) - Không lâu sau khi thông tin Chủ tịch CLB Leicester City qua đời chính thức được phát đi, Tạp chí Forbes đã ngừng cập nhật biến động tài sản của vị tỷ phú người Thái, đồng thời cập nhật thêm tình trạng "Đã mất". 

Forbes ngừng cập nhật tài sản của ông chủ Leicester City
Thông tin Chủ tịch CLB Leicester City qua đời trong vụ tai nạn máy bay ngay bên ngoài sân King Power làm chấn động thế giới bóng đá những ngày qua.
Sự ra đi đột ngột của tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha để lại niềm tiếc thương vô hạn cho các cầu thủ Leicester City cũng như làng bóng đá thế giới.

Tin mới