‘Ông chủ’ sản xuất đậu phộng Tân Tân bán trên thị trường là ai?

Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt Tân Tân do ông Trần Quốc Gia Phước (con trai của ông Trần Quốc Tân) làm chủ sở hữu là đơn vị sản xuất đậu phộng Tân Tân bán trên thị trường hiện nay.

Như Báo đã đưa tin, ông Lê Hồng Phương, Chủ tịch HĐQT CTCP Tân Tân, cho biết: Sản phẩm đậu phộng Tân Tân xuất hiện trên thị trường suốt cả chục năm qua không phải của CTCP Tân Tân. Đó là sản phẩm do Công ty TNHH MTV Thương

Công ty TNHH MTV TANS ra đời sau thời điểm ông Trần Quốc Tân chuyển nhượng hơn 3,6 triệu cổ phần cho bà Trần Thị Thanh theo hợp đồng chuyển nhượng lập ngày 5/7/2011. Giá chuyển nhượng là 3.000 đồng/cổ phần; tổng giá trị chuyển nhượng 11 tỷ đồng.

‘Ong chu’ san xuat dau phong Tan Tan ban tren thi truong la ai?
 Một sản phẩm đậu phộng Tân Tân bán trên thị trường. Ảnh: Bạch Hân

Một trong những ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn. Cụ thể, sản xuất hàng nông sản như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, hạt hướng dương, đậu nành...

Vốn điều lệ của công ty khi đó chỉ là 1,268 tỷ đồng, do ông Trần Quốc Gia Phước làm giám đốc và người đại diện theo pháp luật. Giám đốc Trần Quốc Gia Phước sinh năm 1992. Thời điểm đó, ông mới 20 tuổi.

Ngày 23/2/2017, Công ty TNHH MTV TANS có thông báo thay đổi mẫu con dấu, với tên gọi mới là Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt Tân Tân.

Ngày 10/7/2023, công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 7, vốn điều lệ tăng lên 22,68 tỷ đồng. Ông Trần Quốc Gia Phước giữ chức danh tổng giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty.

Năm 2015, ông Trần Quốc Tân - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Tân Tân khi đó - đứng ra cho Công ty TNHH MTV Tans (sau đổi tên thành Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt) thuê lại nhà xưởng và kho trên diện tích của CTCP Tân Tân.

Công ty này thuê lại nhà xưởng và kho của CTCP Tân Tân từ tháng 7/2015 tới năm 2030 với tổng diện tích 12.266m2. Giá thuê là 100 triệu đồng/tháng.

Hợp đồng được ký giữa ông Trần Quốc Tân và ông Trần Quốc Gia Phước ngày 1/7/2015. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Dĩ An, từ tháng 7/2015 đến tháng 11/2022, CTCP Tân Tân thu tiền cho thuê nhà, xưởng và kho được 8,6 tỷ đồng. Doanh thu từ việc cho thuê nhà, xưởng và kho của CTCP Tân Tân không thực hiện việc xuất hoá đơn, kê khai, báo cáo thuế đối với doanh thu của doanh nghiệp.

Dù thành lập năm 2012, đến nay là 12 năm tuổi, nhưng trong lời giới thiệu trên website bán hàng của Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt Tân Tân lại thông tin: “Trong hành trình hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đậu phộng Tân Tân luôn khẳng định được giá trị, sự khác biệt và sức hút mạnh mẽ của một thương hiệu lớn”.

Ghi nhận của PV cho thấy, trên bao bì sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt Tân Tân có dòng chữ "since 1984" (từ 1984).

“Năm 1997 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng nhà máy và văn phòng mới tại tỉnh Bình Dương với diện tích trên 45.000 m2 và mở rộng bộ máy nhân sự hơn 800 nhân viên. Cũng từ đó, công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh trong nước với hơn 140 nhà phân phối, hơn 40.000 điểm bán lẻ, ở hầu hết các siêu thị và trung tâm thương mại chiếm 80% thị phần trong cả nước”, công ty này viết trên website.

Ngày 2/3/2017, tại TPHCM, Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã tổ chức lễ công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017. Đậu phộng Tân Tân là một trong số 592 doanh nghiệp đạt chứng nhận năm đó.

Trong thư ngỏ ngày 3/8/2024, Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất Trồng trọt Tân Tân khẳng định công ty này sở hữu những công nghệ và công thức độc quyền nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất, chiến dịch quảng bá sản phẩm, quảng bá nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm đang kinh doanh trên thị trường của công ty, được độc quyền và toàn quyền sử dụng theo đúng pháp luật quy định.

Mỏ vàng lậu của tướng cướp năm xưa tiếp tục bị khai thác trái phép

Khoảng hơn 20 năm trước, Hang Kịt, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hoá) nổi tiếng với việc khai thác vàng trái phép do tướng cướp "Hiền đầu bạc" điều hành. Địa hình đi lại khó khăn là một trong những nguyên nhân khiến việc khai thác vàng trái phép tái diễn nhiều lần. 

 Ngày 3/10, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá) xác nhận, đã xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại vùng giáp ranh giữa rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông thuộc Bãi Kịt, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước với khu vực rừng thuộc địa giới hành chính xã Thành Sơn, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.
Mo vang lau cua tuong cuop nam xua tiep tuc bi khai thac trai phep
 Lực lượng kiểm lâm phát hiện các lán trại của các đối tượng khai thác vàng.

Những cây cầu ọp ẹp chòng chành vắt qua suối chảy xiết, lo ngại tai nạn mùa lũ về

Hàng nghìn người dân ở huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) hàng ngày vượt qua những cây cầu ọp ẹp, xuống cấp, nguy hiểm luôn rình rập mỗi khi mùa mưa lũ về.

Nhung cay cau op ep chong chanh vat qua suoi chay xiet, lo ngai tai nan mua lu ve

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) có hàng chục cây cầu đơn sơ bắc qua các con suối để người dân ở các thôn, bản đi lại hàng ngày.

Nhung cay cau op ep chong chanh vat qua suoi chay xiet, lo ngai tai nan mua lu ve-Hinh-2

Những cây cầu dân sinh này chủ yếu được người dân dùng tre luồng hoặc ván gỗ để làm mặt cầu và dùng dây cáp bằng sắt làm dây văng, thành cầu như những cầu treo.

Tin mới