Ông Đinh La Thăng: “Tôi bán nhà cũng không đủ đền 30 tỷ”

(Kiến Thức) - Khi được VKS hỏi có trình thêm tình tiết giảm nhẹ nào không, ông Đinh La Thăng nghẹn ngào cho biết chỉ có một ngôi nhà chung cư hiện nay, có bán đi cũng không đủ đền bù số tiền 30 tỷ.

Tại phiên xét xử phúc thẩm chiều nay (9/5), đại diện VKS cho biết, ở bản kết luận sơ thẩm cho thấy bị cáo Đinh La Thăng Thăng - nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chỉ định cho Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, dù biết PVC đang gặp khó khăn về tài chính, năng lực không đủ.
Tuy nhiên, tại phiên xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng tiếp tục phản bác và khẳng định, tại lễ khởi công dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, một lãnh đạo đã cho rằng việc lựa chọn nhà thầu trong nước là hướng đi đúng, cho thấy nội lực của doanh nghiệp trong nước.
Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh TTXVN.
 Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh TTXVN.
Theo bị cáo Đinh La Thăng, sau khi PVC được chỉ định là Tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, PVN đã thành lập thẩm định 3 tháng đối với PVC và thấy nhà thầu này hoàn toàn đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính để làm chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Khi đại diện VKS hỏi bị cáo Đinh La, phiên tòa sơ thẩm quy kết bị cáo tội “Cố ý làm trái…”, bị cáo có thấy oan sai không? Nguyên Chủ tịch HĐTV PVN ngập ngừng trả lời: “Sau khi có bản án sơ thẩm tôi đã kháng cáo xem xét lại tội danh, xem xét lại trách nhiệm dân sự. Tôi không nói là bị oan hay sai, tôi nhận trách nhiệm là người đứng đầu. Tôi đã thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu đôn đốc và nóng vội nên mới gây ra hậu quả nghiêm trọng”.
Trả lời câu hỏi tiếp của đại diện VKS trong quá trình điều tra vụ án, bị cáo có được đối chất với những bị cáo khác không? Ông Đinh La Thăng dịu giọng trả lời: “Dạ không”. Đồng thời ông Thăng cũng cho biết, không đề nghị được đối chất với các bị cáo.
“Trong phiên sơ thẩm, trong kháng cáo và trong phiên tòa này, bản thân tôi cũng như các lãnh đạo khác của PVN không bao giờ biết sai mà vẫn chỉ đạo làm. Không cố ý làm sai, mà tất cả chỉ vì mục đích xây dựng PVN trở thành đầu tàu của đất nước. Việc tòa sơ thẩm buộc tôi bồi thường dân sự 30 tỷ, đề nghị HĐXX xem xét lại vi phạm vi trách nhiệm, quyền hạn đối với Chủ tịch HĐTV đối với việc gây ra thiệt hại. Người gây ra thiệt hại chính là việc ký sai hợp đồng và chỉ tiêu. Ở đây tôi nhận trách nhiệm thiếu kiểm tra, mong HĐXX xem xét”, bị cáo Đinh La Thăng đề nghị.
Tại phiên xử chiều nay, một lần nữa bị cáo Đinh La Thăng phủ nhận cáo buộc ở tòa sơ thẩm, quy kết bị cáo chỉ đạo việc tạm ứng 6% giá trị hợp đồng cho PVC khi hợp đồng EPC 33 còn thiếu cơ sở pháp lý. Bị cáo Thăng nói, chỉ chịu trách nhiệm liên đới trong việc PVC được ứng trước 6,6 triệu USD từ nguồn tiền dự án.
“Bị cáo không chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33, không chỉ đạo việc tạm ứng nên đề nghị HĐXX xem xét lại khoản lãi; Xem xét lại vì người chịu trách nhiệm là người tạm ứng và sử dụng tạm ứng; Xem xét lại cách tính lãi”, bị cáo Đinh La Thăng nói.
Đại diện VKS đánh giá, trong số các bị cáo, ông Thăng là người có ít tình tiết giảm nhẹ nhất. Đại diện VKS hỏi ông Thăng có trình thêm tình tiết giảm nhẹ nào tại phiên tòa phúc thẩm hay không?
Nghẹn ngào khoảng vài giây, ông Thăng nói: “Thưa HĐXX, sau hơn 30 năm công tác phấn đấu thực hiện nhiệm vụ, đều rất quan trọng. Là người đứng đầu tôi rất day dứt, ngồi sau 4 bức tường trại giam tôi không thể ngủ được, không thể cầm bút viết những thành tích được. Tôi chỉ có một ngôi nhà chung cư hiện nay, nếu có bán đi cũng không đủ tiền đền bù số tiền 30 tỷ. Tuy nhiên, tôi sẽ cùng gia đình cố gắng khắc phục tối đa hậu quả, mong HĐXX xem xét”.
Trong phiên xử chiều nay, HĐXX lần lượt mời đại diện giám định viên Bộ Tài chính, đại diện giám định viên Bộ kế hoạch đầu tư lên trả lời các câu hỏi liên quan. Các luật sư cũng đặt câu hỏi để các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn… lần lượt trả lời.
Đến 17h23, phiên tòa tạm nghỉ. 8h sáng ngày mai (10/5), phiên xử tiếp tục.

Vụ án Đinh La Thăng: Còn những điều “khủng khiếp” cao hơn phạt tù

(Kiến Thức) - Ngoài đối diện với những mức án phạt mà HĐXX vừa tuyên, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm còn đối mặt với nhiều mức án khác từ dư luận, còn cao hơn án phạt tù như vết nhơ trong cuộc đời khó gột rửa.

Tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT (nay là hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 13 năm tù về tội Cố ý làm trái. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc PVC 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung bị cáo Thanh phải chấp hành là tù chung thân.
Đánh giá toàn bộ phiên xét xử đại án trên, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH Bến Tre) - Ủy viên Thường trực các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc đứng trước vành móng ngựa chắc chắn không phải là ước nguyện của bất kỳ một ai. “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”, rơi vào tình trạng đó là một việc cực kì bi đát, nhất là một người như ông Đinh La Thăng.

Xét xử ông Đinh La Thăng: Nhân vật đặc biệt được triệu tập nói gì?

(Kiến Thức) - Được triệu tập để làm rõ các văn bản liên quan tới dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, tuy nhiên ông Hồ Công Kỳ không nói gì nhiều mà đề nghị HĐXX hỏi Phó Chánh văn phòng PVN Khương Văn Đạt.

Đúng 14h chiều ngày hôm nay (9/5), phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi.
Theo thông báo triệu tập của tòa, chiều nay, ông Hồ Công Kỳ - nguyên Chánh văn phòng PVN, hiện là Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) đã có mặt tại tòa để làm rõ nhiều nội dung quan trọng nhằm xác định vai trò, tính chất, mức độ vi phạm của các bị cáo quan trọng trong vụ án.

Tin mới