"Ông lớn" bán lẻ Thái Lan mách chiêu bán hành củ giá cao

Súp hành làm từ hành củ Việt Nam sẽ ngọt hơn hành của các nước khác - ưu điểm riêng chỉ củ hành Việt. Vậy nên, muốn bán hàng giá cao cần tìm ra điểm đặc biệt và kể câu chuyện đặc biệt ấy với người tiêu dùng.

"Ông lớn" bán lẻ Thái Lan mách chiêu bán hành củ giá cao
Khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Ấn Độ
Tại diễn đàn “Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ hành, hành tím”, chiều 17/3, đại diện Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, diện tích hành củ ở nước ta hiện nay khoảng 14.000-15.000ha, tập trung chủ yếu ở Sóc Trăng, Hải Dương, Ninh Thuận, Quảng Ngãi. Sản lượng hành ước đạt gần 220.000 tấn/năm, trong đó Hải Dương và Sóc Trăng là hai tỉnh có sản lượng hành lớn nhất cả nước.
Thời điểm tháng 2 và 3, các vựa hành lớn bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, gây áp lực lớn cho bảo quản và tiêu thụ. Các tháng đầu năm 2023, sức mua của thị trường có xu hướng giảm, trong khi năng lực sản xuất vẫn đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Điều này khiến việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung, hành tím nói riêng dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hành tím vào vụ thu hoạch, gặp áp lực trong vấn đề tiêu thụ (Ảnh: Doanh nghiệp và tiếp thị)
Hành tím vào vụ thu hoạch, gặp áp lực trong vấn đề tiêu thụ (Ảnh: Doanh nghiệp và tiếp thị) 
Đại diện Cục Trồng trọt cũng cũng nêu rõ, điểm yếu trong sản xuất hành là manh mún, khó truy xuất nguồn gốc, thiếu tính liên kết; giá bán biến động, diện tích sản xuất có chứng nhận hạn chế, khó kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm; thiếu quy trình bảo quản dẫn đến một số thời điểm thu hoạch rộ, bán hàng tươi số lượng lớn, giá xuống thấp; thiếu kênh liên kết tiêu thụ...
Ông Trần Trọng Khiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, thừa nhận, nông dân còn sản xuất riêng lẻ, chưa hình thành hợp tác trong sản xuất. Đặc biệt, nông dân còn mang nặng tâm lý chờ giá, khi giá thỏa thuận với doanh nghiệp đã hợp lý vẫn không bán nên khi giá giảm mạnh hàng tồn đọng. Có thời điểm, hành rớt giá còn 7.000 đồng/kg.
Vụ hành này, trước Tết Nguyên đán, giá dao động từ 38.000-45.000 đồng/kg, nhưng sau Tết bắt đầu giảm. Hiện giá hành ở mức 15.000-26.000 đồng/kg.
Về vấn đề thị trường tiêu thụ, do giá cao nên hành của Việt Nam gặp khó khi cạnh tranh ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Ông Lê Vương Quốc, Phó Giám đốc Công ty CP Gimex Việt Nam, nhận xét, hành tím Việt Nam có đặc trưng riêng, phần lớn hàng xuất khẩu để phục vụ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Để xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ gia vị nhiều thì khó do giá cao.
"Giá hành củ của Trung Quốc, Ấn Độ thường rẻ hơn Việt Nam khoảng 50%", ông Quốc nói. Ngoài ra, ông loại hành 1 củ được thế giới ưa chuộng hơn do dễ bóc vỏ, trong khi nước ta lại trồng loại hành 1 củ có nhiều tép, khó làm sạch vỏ và khi tách ra thì quá nhỏ.
Theo ông Quốc, hành tím Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận sản lượng nhiều, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, song hành nhập khẩu về cũng nhiều, gây áp lực do giá rẻ hơn.
Muốn bán giá cao phải có câu chuyện đặc biệt
Tại diễn đàn, rất nhiều đề xuất được đưa ra xoay quanh câu chuyện củ hành Việt Nam. Trong đó, các chuyên gia, doanh nghiệp gợi mở vấn đề đẩy mạnh liên kết chuỗi, xây dựng các vùng nguyên liệu hữu cơ, hệ thống kho lạnh bảo quản, đưa vào chế biến bên cạnh bán củ ăn tươi.
Dưới góc độ là "ông lớn" trong ngành bán lẻ tại Việt Nam, ông Paul Lê - đại diện Tập đoàn Central Group, khẳng định, hành, tỏi là sản phẩm xuất hiện trong mỗi bữa cơm của người Việt. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ hành tỏi rất lớn.
Tuy nhiên, phía siêu thị cần phân loại sản phẩm theo chất lượng để phù hợp với từng đối tượng. Ví dụ, khách mua trong siêu thị cần mẫu mã đẹp, có thể là các thương hiệu uy tín. Theo ông, Sóc Trăng là địa phương đứng đầu về sản xuất hành tím, nên tỉnh cần nhấn mạnh thêm vấn đề thương hiệu cũng như nêu được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
Trong tương lai, các sản phẩm gia vị như hành, tỏi, ớt rất có tiềm năng để xuất khẩu đi các thị trường quốc tế. Vì vậy, ngoài tiêu thụ trong nước, cần quan tâm đến mẫu mã, đóng gói, thương hiệu.
Đại diện Tập đoàn Central Group gợi ý, súp hành kiểu Pháp làm từ củ hành Việt sẽ ngọt hơn làm từ hành của các nước khác. Đây là ưu điểm chỉ có ở củ hành Việt Nam. Cả người trồng và người bán cần tìm hiểu vì sao nó lại đặc biệt như vậy. Bởi khi đó, giá bán sẽ cao hơn. Sau cùng là người nông dân, người bán hàng cần kể câu chuyện đặc biệt ấy tới người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT), nhấn mạnh, đòi hỏi của các thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, ngày càng cao, không chỉ dừng lại ở sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ mà phải hữu cơ thực sự, có các chứng nhận của các tổ chức uy tín được cả thế giới công nhận.
Tiềm năng, dư địa của thị trường tiêu thụ hành, hành tím Việt Nam vẫn rất lớn do đây không chỉ là thực phẩm mà còn là nguyên liệu quan trọng trong chế biến dược phẩm.
Do đó, để không còn tình trạng giải cứu, được mùa mất giá, các địa phương phải thay đổi tư duy theo hướng “bán hành không chỉ là bán thực phẩm mà là bán nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhiều ngành hàng”, ông Tiệp gợi mở.

Vợ chồng lương 20 triệu mua nhà sau 3 năm

Với cách chi tiêu tiết kiệm, khoa học của mình, trong vòng 3 năm cặp vợ chồng trẻ lương 20 triệu/tháng đã mua được cho mình căn hộ xinh xắn, ấm cúng khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Vợ chồng lương 20 triệu mua nhà sau 3 năm

Vợ chồng chị Hân cùng quê Thái Bình. Anh chị cưới năm 2015, vì cả hai đều ở tỉnh lẻ, học xong trụ lại thành phố lập nghiệp, gia đình bố mẹ hai bên không có điều kiện để đỡ đần nhiều nên sau cưới anh chị phải đi thuê nhà.

Mức lương của anh chị khi đó khá eo hẹp. Chị làm văn phòng lương tháng 7 triệu, còn anh làm sale lương cứng được 6 triệu, cộng thêm doanh số bán hàng tính ra trung bình mỗi tháng được khoảng 13 triệu. Tổng thu nhập của anh chị là 20 triệu/tháng.

Cua Cà Mau tăng giá kỷ lục, mực nhảy tiền triệu vẫn đắt hàng

Gần đây, cua Cà Mau tăng giá khá cao, đặc biệt là cua gạch, tới gần triệu đồng/kg. Trong khi đó, mực nhảy Hà Tĩnh giá tiền triệu mỗi kg vẫn không có mà bán.

Cua Cà Mau tăng giá kỷ lục, mực nhảy tiền triệu vẫn đắt hàng
Mực nhảy tiền triệu mỗi kg vẫn không có để bán

Bà chủ hàng thịt ra chiêu, chốt đơn tới tấp giữa mùa giãn cách

Bán vịt kèm sấu và rau thơm, thịt lợn mán kèm gia vị ướp, cua đồng xay sẵn kèm rau đay mồng tơi,... Nhờ áp dụng chiêu bán hàng mới, dân bán hàng online chốt đơn tới tấp. Có người bán được nửa tấn thịt một tuần.

Bà chủ hàng thịt ra chiêu, chốt đơn tới tấp giữa mùa giãn cách

Sáng sớm nay, một thùng xốp đầy ắp những túi cua đồng xay sẵn được chị Đào Thị Chương ở Thanh Xuân (Hà Nội) ngồi chia ra các túi nilon nhỏ, để cùng với rau đay, mồng tơi và mướp. Đây là một set đồ đầy đủ để nấu món canh cua đồng mà chị chuẩn bị giao cho khách đặt.

Chị Chương cho biết, hơn chục năm nay chị bán cua đồng ở một chợ gần nhà. Khách ra chợ mua cua, có người tự đem về làm, cũng có người nhờ chị tách cua rồi xay sẵn. Vào mùa hè cao điểm, ngày chị bán hết cả tạ cua.

Tin mới