Ông Nguyễn Thanh Nhung rời ghế nóng Vietbank trong lúc nợ xấu tăng cao

(Kiến Thức) - Ông Lê Huy Dũng sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Vietbank thay thế cho ông Nguyễn Thanh Nhung.
 

Ông Nguyễn Thanh Nhung rời ghế nóng Vietbank trong lúc nợ xấu tăng cao

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) đã thống nhất thông qua việc miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Nhung kể từ ngày 13/3 theo nguyện vọng cá nhân.

Ong Nguyen Thanh Nhung roi ghe nong Vietbank trong luc no xau tang cao
Ông Nguyễn Thanh Nhung 
Để bảo đảm điều hành hoạt động kinh doanh liên tục, Hội đồng quản trị đã thống nhất bổ nhiệm ông Lê Huy Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vietbank giữ chức danh quyền Tổng giám đốc Vietbank và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Người đại diện theo pháp luật của Vietbank.

Ông Lê Huy Dũng từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại các tổ chức tín dụng như Giám đốc Vùng và Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội - Ngân hàng ACB, Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Á.

Ông Dũng bắt đầu tham gia vào công tác điều hành tại Vietbank trên cương vị Phó Tổng Giám đốc từ tháng 8/2017 đến nay.

Ong Nguyen Thanh Nhung roi ghe nong Vietbank trong luc no xau tang cao-Hinh-2
 Ông Lê Huy Dũng.

Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị Ngân hàng đã nhất trí thống nhất bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2016-2020 (trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị độc lập).

VietBank cũng sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thực hiện quyền của cổ đông về đề cử, ứng cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị Vietbank nhiệm kỳ 2016-2020.

Ngày dự kiến chốt danh sách cổ đông đề cử, ửng cử nhân sự là 23/3. Thời gian dự kiến lấy ý kiến cổ đông từ ngày 30/3 - 8/4.

Nói về hoạt động kinh doanh của Vietbank, thu nhập lãi thuần năm 2019 đạt 1.216 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với năm 2018. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng khá tới 218% lên mức 48 tỷ đồng.

Đổi lại, chi phí hoạt động của Vietbank cũng tăng gần 20%, chiếm 1.051 tỷ đồng. Sau khi trừ hơn 80 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, Vietbank đạt lãi ròng hơn 470 tỷ đồng, tăng 47% so năm 2018.

Tại thời điểm cuối năm 2019, cho vay khách hàng của Vietbank đạt mức 40.918,7 tỷ đồng, tăng 15,28% so với đầu kỳ. Tiền gửi khách hàng tăng mạnh hơn với 24%, đạt mức 49.446 tỷ đồng.

Trong đó, nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm cuối năm 2019 của Vietbank tăng 21,5%, lên mức 539 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1,25% của năm 2018 lên 1,32%.

Đáng nói, các khoản lãi phí phải thu tăng vọt tới 84%, lên mức 1.647 tỷ đồng. Vietbank vẫn là ngân hàng có vốn điều lệ thấp chỉ 4.190 tỷ đồng.

Vợ hai chưa hết lùm xùm, đại gia Minh Nhựa bị tố “trộm” ảnh

(Kiến Thức) - Có vẻ "cơn bão" sống ảo chưa chịu buông tha vợ chồng đại gia Minh Nhựa khi CĐM tố đại gia này "trộm" ảnh sống ảo giống cô vợ hai.

Vợ hai chưa hết lùm xùm, đại gia Minh Nhựa bị tố “trộm” ảnh
Vo hai chua het lum xum, dai gia Minh Nhua bi to “trom” anh

Sau đám cưới con gái riêng của chồng, vợ hai đại gia Minh Nhựa liên tục bị "bóc phốt". Mới đây nhất, cô nàng bị CĐM tố "trộm" ảnh sống ảo của nữ blogger đến từ Úc là Tara.

Ngân hàng nào được người dân gửi tiền vào nhiều nhất?

(Kiến Thức) - Hầu hết người dân đều gia tăng tiền gửi tại các ngân hàng, tuy vậy tại HDBank con số này sụt giảm gần 2%.

Ngân hàng nào được người dân gửi tiền vào nhiều nhất?

Theo thống kê từ báo cáo tài chính và thông tin công bố của 27 ngân hàng trong nước, tổng số dư tiền gửi khách hàng của nhóm ngân hàng này đạt hơn 7 triệu tỷ đồng (315 tỷ USD), tăng 15% so với cuối năm trước.

Top ngân hàng được người dân tin tưởng?

Tháng 3, chọn ngân hàng có lãi suất cao nhất gửi tiền

Trong tháng 3/2020, các ngân hàng vẫn duy trì lãi suất huy động ở mức cao. Trong đó, mức lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất hiện đang là 8,6%/năm, áp dụng tại Ngân hàng Nam Á ở kỳ hạn 24 tháng.

Tháng 3, chọn ngân hàng có lãi suất cao nhất gửi tiền

So sánh biểu lãi suất của 30 ngân hàng thương mại trong nước đầu tháng 3/2020 cho thấy, lãi suất tiết kiệm của kỳ hạn dưới 6 tháng đang được các ngân hàng niêm yết phổ biến ở mức 5%/năm, được giữ tương đối ổn định so với các tháng trước. Mức này cũng bằng trần lãi suất ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm của kỳ hạn dưới 6 tháng ở nhóm 4 "ông lớn" ngân hàng (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV) và một số ngân hàng thương mại được niêm yết thấp hơn từ 0,1 đến 0,2 điểm phần trăm.

Tin mới