Ông Obama lên tiếng hiếm thấy về đại dịch COVID-19

Trong tweet mới nhất, cựu tổng thống Obama đã ám chỉ kế hoạch hành động chống dịch COVID-19 của Mỹ có phần chậm chạp và kêu gọi "hành động trước khi quá muộn".

“Trong khi chúng ta tiếp tục chờ đợi một kế hoạch quốc gia cụ thể để đối phó với đại dịch, thì các bang như Massachusetts đã bắt đầu thực hiện các kế hoạch y tế cộng đồng của riêng họ để chống dịch trước khi quá muộn”, cựu Tổng thống Barack Obama viết trên Twitter cá nhân ngày 22/4.
Ông dẫn kèm link bài báo có tựa đề “Chưa quá muộn để tấn công chống lại virus corona” của New Yorker.
“Suốt nhiều tuần nay, chúng tôi đã dõi theo cách đại dịch COVID-19 lan rộng khắp nước Mỹ. Trong phần lớn thời gian đó, dường như điều duy nhất cần làm là khoanh tay, chờ đợi và hy vọng. Chúng tôi hy vọng một loại vắc-xin sẽ xuất hiện, dù không chắc cần bao lâu”, bài báo viết.
“Ở Massachusetts, cuộc tấn công chống lại virus corona đã bắt đầu từ 3 tuần trước. Trong thời gian đó, chúng tôi bắt gặp tất cả vấn đề không thể lường trước. Mỗi tiểu bang một khác, với các phức tạp riêng. Chúng tôi phải tìm ra con đường của riêng mình. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã bắt đầu”, bài báo nêu rõ.
Ong Obama len tieng hiem thay ve dai dich COVID-19
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Occidental College. 
Trong dòng trạng thái trước đó, cựu tổng thống viết: “Tất cả chúng ta đã phải thích nghi để đối phó với đại dịch. Tất cả chúng ta nên dõi theo những người trẻ tuổi, những người đã đi đầu trong các nỗ lực bảo vệ hành tinh của chúng ta qua nhiều thế hệ, và đòi hỏi nhiều hơn ở các nhà lãnh đạo ở mọi cấp độ”. Ông Obama vẫn để mắt tới các vấn đề nổi cộm khi về hưu.
Hôm 9/4, ông Obama đã gửi lời khuyên tới các thị trưởng Mỹ và thành viên của nhóm phản ứng nhanh từ hơn 300 thành phố. “Sai lầm lớn nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta có thể mắc phải trong những tình huống này là thông tin sai lệch”. “Hãy nói sự thật với lòng trắc ẩn”, ông nói trong cuộc họp trực tuyến.
Ông Obama không nhắc đích danh Tổng thống Trump mà chỉ gửi lời nhắn của mình đến các thị trưởng tham dự trong cuộc họp.
Trước đó một ngày, ông Obama đã tweet “sẽ không khả thi khi nới lỏng các biện pháp hiện tại để chống lại sự lây lan của virus corona nếu không có “hệ thống xét nghiệm và giám sát chặt chẽ”. Ông nói rằng đó là điều chưa được áp dụng trên toàn quốc.
Buổi sáng cùng ngày, Tổng thống Donald Trump tweet rằng “Mỹ phải mở cửa lại nền kinh tế càng sớm càng tốt” và “những ai chưa mất một người thân nào phải nhanh chóng lãng quên đại dịch”.
Giọng điệu của hai vị tổng thống Mỹ về dịch Covid-19 cho thấy sự đối lập.
Cuối tháng trước, ông Obama đã kêu gọi người Mỹ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Trái lại, ông Trump đã đề nghị dỡ cách ly xã hội trên toàn quốc trong hai tuần để thúc đẩy nền kinh tế.

Indonesia “sa lầy” trong cuộc khủng hoảng COVID-19 như thế nào?

(Kiến Thức) - Số ca nhiễm và tử vong vì virus SARS-CoV-2 ở Indonesia ngày càng tăng khiến Tổng thống Joko Widodo đã phải ban hành sắc lệnh tuyên bố đại dịch COVID-19 là “thảm họa quốc gia”.

Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?
 Theo Insider, Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới, không ghi nhận ca mắc COVID-19 nào cho đến ngày 2/3. Theo BBC, tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại Indonesia là vấn đề đáng lo ngại khi hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này bị đánh giá là yếu kém, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa. (Nguồn ảnh: Insider)
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-2
Indonesia có tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất thế giới (khoảng 68%), và 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước này đều liên quan đến thuốc lá. Mặc dù phụ nữ hút thuốc ít hơn rất nhiều nhưng họ vẫn chịu ảnh hưởng của khói thuốc. Điều này có nghĩa là, người dân Indonesia dễ bị nhiễm virus corona, vì nó ảnh hưởng đến phổi. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-3
Ngày 31/1, báo Sydney Morning Herald của Australia đưa tin, Indonesia thiếu thiết bị xét nghiệm (COVID-19), cụ thể là một chất cần thiết để phát hiện virus. Vì vậy, họ có thể bỏ sót những trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-4
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Indonesia cũng chưa sẵn sàng đáp ứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2017, Indonesia chỉ có 4 bác sĩ/10.000 người dân. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-5
 Khi Trung Quốc áp đặt các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, Indonesia lại đi một con đường khác. Mặc dù các chuyến bay từ Trung Quốc bị dừng từ ngày 5/2, Tổng thống Widodo hôm 17/2 công bố kế hoạch giảm giá 30% cho các hành khách đặt vé máy bay và chỗ ở để thúc đẩy ngành du lịch.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-6
 Ngày hôm sau, Indonesia vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Bộ trưởng Y tế Indonesia Terawan Agus Putrano khi đó cho rằng việc cầu nguyện đã mang lại phước lành cho đất nước và đến nay chưa có ca nhiễm virus corona chủng mới nào.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-7
 Tuy nhiên, đến ngày 2/3, Indonesia xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-8
 Dù vậy, Tổng thống Widodo vẫn chưa quyết định phong tỏa đất nước. Thay vào đó, chính phủ tạm thời ngưng xuất khẩu khẩu trang và chất khử trùng.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-9
 Ngày 14/3, Tổng thống Indonesia thừa nhận, chính phủ đã không công khai thông tin về dịch COVID-19 vì "Chúng tôi không muốn dẫn đến sự hoảng loạn".
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-10
 Đến ngày 20/3, Indonesia ghi nhận 269 ca nhiễm COVID-19. Trong tuần tiếp theo, lo ngại tăng lên khi nước này thiếu thiết bị bảo vệ cho các nhân viên y tế. Các báo cáo nói rằng, nhiều bác sĩ Indonesia phải mặc áo mưa thay đồ bảo hộ, và đến ngày 10/4, 26 bác sĩ ở nước này đã tử vong vì virus SARS-CoV-2.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-11
 Chính phủ bắt đầu cho xây dựng một bệnh viện mới có tên Galang, cũng như chuyển đổi một trung tâm thể thao ở Jakarta thành trung tâm y tế nhằm đối phó với dịch bệnh.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-12
Thống đốc Jakarta Anies Baswedan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong thành phố vào ngày 20/3. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-13
 Vào cuối tháng 3, một nghiên cứu của Trung tâm mô hình toán học bệnh truyền nhiễm ở London (Anh) ước tính, chỉ có 2% ca nhiễm COVID-19 ở Indonesia được báo cáo. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác minh.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-14
 Ngày 31/3, chính phủ Indonesia tuyên bố sẽ phóng thích sớm 30.000 tù nhân để tránh nguy cơ lây nhiễm virus trong những trại giam đông đúc ở nước này. Tổng thống Widodo cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia.
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-15
 Ngày 5/4, Indonesia trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, với 9%. Trước tình hình hiện tại, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 là một thảm họa quốc gia. 
Indonesia “sa lay” trong cuoc khung hoang COVID-19 nhu the nao?-Hinh-16
Tính đến ngày 16/4, Indonesia ghi nhận trên 5.500 người mắc COVID-19, trong đó có hơn 490 người tử vong. Hiện tại, Indonesia là nước có số người tử vong vì virus SARS-CoV-2 cao nhất Đông Nam Á.

Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)

Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp do COVID-19 trên toàn quốc

20h30 tối 16/4, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 trên toàn Nhật Bản. Thời hạn thực hiện sẽ đến hết ngày 6/5.

Nguyên nhân dẫn đến quyết định này, cùng với Tokyo thuộc đối tượng có số người nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt, nhiều tỉnh thành còn lại số người nhiễm, tái nhiễm, nhiễm tập thể cũng tăng nhanh.

Tin mới