Ông Phạm Nhật Vượng góp 2.850 tỷ vào GSM bằng cổ phiếu VIC

(Vietnamdaily) - Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa đăng ký chuyển quyền sở hữu 50,76 triệu cổ phiếu VIC trong thời gian từ 21/3 - 19/4.

Theo đó, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 50,76 triệu cổ phiếu, tương đương 1,31% vốn điều lệ VIC cho CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (GSM JSC). 

Giá trị dự kiến khoảng 2.850 tỷ đồng (tính theo giá cổ phiếu VIC giao dịch bình quân 50 phiên liên tiếp đến ngày 27/2/2023).

Theo đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chiếm 95% quyền sở hữu tại GSM JSC sau giao dịch này. Đồng thời, tỷ lệ sở hữu của ông Vượng tại VIC sẽ giảm xuống còn hơn 691,2 triệu cổ phiếu, tương đương 17,87% vốn điều lệ.

Ong Pham Nhat Vuong gop 2.850 ty vao GSM bang co phieu VIC
 Ông Phạm Nhật Vượng

Trước đó, ngày 6/3, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng công bố quyết định thành lập CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast.

Cụ thể, GSM sẽ cho các hãng dịch vụ vận chuyển như taxi, xe ôm công nghệ và nhân viên của họ thuê ô tô - xe máy điện để chở khách. Đồng thời, GSM cũng tự vận hành dịch vụ taxi bằng ô tô điện. Theo kế hoạch, hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam do GSM thành lập sẽ đi vào hoạt động ngay trong tháng tới tại Hà Nội, tiến tới phủ sóng toàn quốc trong năm 2023.

Toàn bộ xe do GSM cung cấp và sử dụng là ô tô và xe máy điện VinFast, với quy mô đầu tư là 10.000 ô tô và 100.000 xe máy. 

Kỷ lục mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa ra kế hoạch kinh doanh ấn tượng sau một năm khó khăn.

Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua kế hoạch năm 2022 với doanh thu thuần ở mức cao kỷ lục: 140 nghìn tỷ đồng (6,3 tỷ USD), tăng 11,4% so với 2021.

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế được đặt ra ở mức 6 nghìn tỷ đồng, so với mức lỗ gần 7,56 nghìn tỷ đồng trong năm trước.

Nòng cốt của tập đoàn vẫn là mảng bất động sản với Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và đặc biệt là startup VinFast xe điện.

Trong năm vừa qua, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tập trung phát triển mảng xe điện với trọng tâm đánh vào thị trường Mỹ. Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2022 (dự kiến tổ chức vào 11/5), Vingroup cho biết, trong năm 2022, VinFast giới thiệu các mẫu xe ô tô điện thông minh ra thị trường toàn cầu, chính thức nhận đặt hàng đối với ba mẫu xe VF 5, VF 8 và VF 9.

Ky luc moi cua ty phu Pham Nhat Vuong

Doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục.

Đồng thời, VinFast tiếp tục bàn giao mẫu xe VF e34 đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam và chuẩn bị cho việc bàn giao VF 8, VF 9 cho thị trường toàn cầu từ cuối năm. Các mẫu xe điện mới được kỳ vọng giúp VinFast tiếp tục giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, nhanh chóng xây dựng thương hiệu tại các thị trường quốc tế bao gồm Mỹ, Canada và châu Âu.

Theo Bloomberg, VinFast sẽ IPO và huy động vốn ở Mỹ với mức định giá có thể lên vài chục tỷ USD. Nếu VinFast IPO thành công ở Mỹ, ông chủ Vingroup có thể vào top 40 người giàu nhất trên thế giới. Nếu VinFast IPO thành công tại Mỹ với định giá 60 tỷ USD như kỳ vọng, ông Vượng sẽ có thêm khoảng 26 tỷ USD. Và khi đó, tổng tài sản của ông Vượng sẽ là 32 tỷ USD, lọt top 40 người giàu nhất trên hành tinh theo danh sách của Forbes.

Bà Phạm Thu Hương, vợ ông Vượng, cũng có thêm khoảng 600 triệu USD, nâng tổng tài sản lên khoảng 1,2 tỷ USD, trở thành nữ tỷ phú USD thứ 2 tại Việt Nam và Đông Nam Á, chỉ xếp sau nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO VietJet, với 3,2 tỷ USD).

Hồi đầu tháng 8/2021, tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 48,5% vốn, tương đương 485 tỷ đồng (cùng với Vingroup 51%) vào CTCP Giải pháp năng lượng VINES (VinES), một doanh nghiệp sản xuất pin và ắc quy trong bối cảnh VinFast hướng tới mục tiêu trở thành hãng ôtô điện thông minh toàn cầu.

Gần đây, nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường chứng khoán Việt không giảm nhiều cho dù thị trường rơi vào một vóng xoáy bán tháo. Việt Nam vẫn ghi nhận 7 tỷ phú USD, trong đó có gương mặt mới là ông Bùi Thành Nhơn, với khối tài sản lên tới 3,2-3,5 tỷ USD.

Trong danh sách Forbes ghi nhận 4 tỷ phú Việt nằm trong top 1000 người giàu nhất trên hành tinh gồm: tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Bùi Thành Nhơn (Novaland), ông Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO VietJet).

Ngưỡng chặn 1.350 điểm

Theo BSC, nếu tiếp tục không có dòng tiền mạnh mẽ bắt đáy ở khu vực 1.370, thị trường sẽ tiếp tục lùi về quanh ngưỡng 1.350.

Trong khi đó, theo Chứng khoán SHS, VN-Index có thể hồi phục trở lại nếu ngưỡng hỗ trợ 1.350 điểm được giữ vững. Theo SHS, xét trên khía cạnh định giá, P/E của VN-Index sau phiên 21/4 khoảng 16 lần, xấp xỉ mức trung bình 5 năm. Trong khi đó, P/E của VN30 chỉ có 15,1 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm. Với mức định giá như trên, khả năng thị trường giảm mạnh là khó xảy ra.

YSVN cũng cho rằng, thị trường có thể sớm xác lập vùng đáy ngắn hạn.

Chốt phiên giao dịch 21/4, chỉ số VN-Index giảm 14,51 điểm xuống 1.370,21 điểm. HNX-Index giảm 13,42 điểm xuống 366,61 điểm. Upcom-Index giảm 1,51 điểm xuống 104,89 điểm. Thanh khoản đạt 27,3 nghìn tỷ đồng, trong đó có 23,8 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

Ông Phạm Nhật Vượng nói về 3 cam kết chính của VinFast

Ông Phạm Nhật Vượng đã chỉ ra sứ mệnh của VinFast và những điểm làm chưa tốt cũng như kế hoạch cải tổ mạnh mẽ để đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.

  
Mới đây, trong một buổi hội thảo nội bộ của tập đoàn VinGroup Chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng đã nêu rõ những sứ mệnh của hãng xe VinFast, chỉ ra những điểm mà công ty này làm chưa tốt cũng như kế hoạch cải tổ mạnh mẽ để đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.