Ông Trần Phương Bình bị đề nghị tù chung thân: Cả gia đình nổi tiếng làm kinh doanh

(Vietnamdaily) - Trong giới kinh doanh Việt Nam, hiếm có gia đình nào đối lập như vợ chồng ông bà Trần Phương Bình - Cao Thị Ngọc Dung: Vợ con đang ở đỉnh cao sự nghiệp, chồng ở tù chung thân.
 

Sáng 24/11, sau 2 ngày xét xử, VKSND TP.HCM đưa ra mức án đề nghị đối với ông Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á - DAB) và 11 đồng phạm trong vụ án Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan công tố đề nghị HĐXX phạt ông Bình tù chung thân về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng. Tổng hợp mức án đề nghị đối với bị cáo là tù chung thân.

Ong Tran Phuong Binh bi de nghi tu chung than: Ca gia dinh noi tieng lam kinh doanh
 Ông Trần Phương Bình tại phiên toà hồi tháng 7/2020.

Ông Trần Phương Bình: Từ giảng viên đại học đến “tội đồ” ngân hàng

Ông Trần Phương Bình (SN 1959) là cử nhân ngành kinh tế thương mại, từng tham gia giảng dạy kinh tế trong 8 năm ở các trường đại học khác nhau, trước khi chuyển sang làm việc trong ngành ngân hàng vào năm 1990.

Năm 1998, ông Bình giữ chức vụ Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á kiêm Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng này.

Sau hơn 2 thập kỷ lèo lái DongABank, ngày 20/8/2015, ông Trần Phương Bình đã bị NHNN đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc sau khi có thông tin chính thức về kết luận thanh tra toàn diện quyết định kiểm soát đặc biệt NH Đông Á.

Theo kết quả thanh tra cho thấy trong giai đoạn 2012 trở về trước, NH Đông Á đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của NH Đông Á.

Bà Cao Thị Ngọc Dung: Vẫn thành đạt dù mắc ung thư và chồng đi tù

Bà Cao Thị Ngọc Dung (SN 1957, người Quảng Ngãi) được xem là nữ hoàng trong ngành bán lẻ vàng bạc đá quý Việt Nam. Năm 1988 bà thành lập cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý Phú Nhuận, tiền thân của PNJ hiện nay.

Từ 1992 đến 1997, bà Dung là Chủ tịch HĐQT DongABank, sau khi PNJ trở thành cổ đông sáng lập, góp 8 tỷ đồng (40% vốn) ngân hàng này.

Ong Tran Phuong Binh bi de nghi tu chung than: Ca gia dinh noi tieng lam kinh doanh-Hinh-2
 Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).

Năm 2000, bà phát hiện bị ung thư.

Năm 2016, chồng bà, ông Trần Phương Bình, bị bắt và hiện nay đối diện 2 lần án chung thân. Thế nhưng, thay vì phá sản, PNJ đã tăng trưởng gấp đôi trong vòng 3 năm sau đó.

"Nhiều người nói rằng, tôi là người đàn bà thép, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi chỉ là người dám nhìn thẳng vào sự thật mà thôi", bà Dung khẳng định.

Dưới góc độ nhà quản trị, nữ tướng ngành vàng cho rằng PNJ thành công là do xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Khi COVID-19 xảy ra, thay vì sa thải nhân viên hay giảm lương, bà Dung thậm chí còn tăng lương cho nhân viên để khích lệ họ tăng năng suất lao động.

Bà đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người làm thuê Việt Nam bằng câu nói: “Đừng bao giờ nghĩ mình trả lương cho người ta thì người ta phải làm cho mình. Người ta đi làm hưởng lương chứ không phải ăn xin mình. Nếu không có những người lao động sẽ không thể gây dựng nên một doanh nghiệp bền vững…”.

Con gái là những tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán

Trong gia đình ông Trần Phương Bình, bà Cao Thị Ngọc Dung nắm giữ lượng cổ phiếu DAF khá lớn nhưng vẫn thua kém các con gái.

Ong Tran Phuong Binh bi de nghi tu chung than: Ca gia dinh noi tieng lam kinh doanh-Hinh-3
Chân dung ông Trần Phương Bình cùng vợ và các con. 

Đứng ở vị trí số 1 trong danh sách này là Trần Phương Ngọc Giao, một cô con gái khác của ông Trần Phương Bình. Theo ZingNews, ghi nhận vào tháng 12/2016, Ngọc Giao nắm giữ 10 triệu cổ phiếu DAF (tương đương 100 tỷ đồng theo mệnh giá). Tuy nhiên, DAF không phải cổ phiếu giúp Ngọc Giao “đăng quang”. Ngoài DAF, Ngọc Giao còn sở hữu cổ phiếu PNJ của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận.

Nhờ nắm giữ hơn 3,6 triệu cổ phiếu PNJ (tương đương 250 tỷ đồng), Trần Phương Ngọc Giao đứng ở vị trí 83 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nếu DAF niêm yết trên sàn chứng khoán, con gái của ông Bình có thể vươn lên vị Top 70.

Cùng thời điểm nói trên, cô con gái Trần Phương Ngọc Hà nắm giữ tới 10,3 triệu cổ phiếu DAF, tương ứng 2.06% vốn DongA Bank. Ngọc Hà là cổ đông lớn thứ 9 của DongA Bank và mệnh giá, lượng cổ phiếu này trị giá 103 tỷ đồng. Với khối tài sản khổng lồ này, Trần Phương Ngọc Hà lọt vào Top các tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Ong Tran Phuong Binh bi de nghi tu chung than: Ca gia dinh noi tieng lam kinh doanh-Hinh-4
 Trần Phương Ngọc Thảo, từng giảng dạy ở Đại học Kinh tế TP.HCM, làm quản lý ở Ngân hàng Đông Á và ANZ. Hiện tại, bà đảm nhận vị trí giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số hóa của PNJ.
Một cô con gái khác của ông Bình cũng nằm trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán. Đó là Trần Phương Ngọc Thảo. Ngọc Thảo sở hữu 3,6 triệu cổ phiếu PNJ và 3,4 triệu cổ phiếu DAF, ghi nhận vào tháng 12/2016.

Không kể các thành viên trong gia đình ông Bình, ông Cao Ngọc Hải, em vợ ông Bình là người nắm giữ nhiều cổ phiếu DAF nhất trong dòng họ. Ông Hải sở hữu gần 1,4 triệu cổ phiếu DAF, tương ứng 14 tỷ đồng.

Cận cảnh những vết thương của 2 nhân viên bị nữ chủ quán bánh xèo tra tấn

(Vietnamdaily) - Công an huyện Yên Phong (Bắc Ninh) vừa tạm giữ nữ chủ quán bánh xèo Miền Trung, người tra tấn 2 nhân viên dã man suốt thời gian dài.

Can canh nhung vet thuong cua 2 nhan vien bi nu chu quan banh xeo tra tan

Ngày 23/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đang tạm giữ hình sự một nữ chủ quán bánh xèo đóng trên địa bàn xã Yên Trung, huyện Yên Phong để điều tra về hành vi hành hạ 2 nam nhân viên giúp việc. Ảnh: TTVN.

Can canh nhung vet thuong cua 2 nhan vien bi nu chu quan banh xeo tra tan-Hinh-2

  Bước đầu xác định nữ chủ quán này là Nguyễn Thị Ánh T. (SN 1986, quê ở tỉnh Quảng Ngãi), có dấu hiệu hành hạ 2 nam thanh, thiếu niên cùng quê đang làm giúp việc tại quán bánh xèo nói trên. Ảnh: Dân Việt.

Can canh nhung vet thuong cua 2 nhan vien bi nu chu quan banh xeo tra tan-Hinh-3
Theo điều tra ban đầu, 2 nhân viên quán bánh xèo trên là Trương Quang D (SN 2005) và Võ Văn Đ (SN 1999) đều thường trú tại tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: TTVN.

Hoàng đế La Mã trở thành bạo chúa sau trận ốm sinh tử?

(VietnamDaily) - Vào năm 37 sau Công nguyên, Caligula lên ngôi hoàng đế La Mã. Vốn là người có tài trị nước, nhưng sau một lần ốm nặng, Caligula thay đổi tâm tính và trở thành bạo chúa. 

Hoang de La Ma tro thanh bao chua sau tran om sinh tu?
 Hoàng đế La Mã Caligula là một trong những ông hoàng nổi tiếng lịch sử cổ đại. Ông lên ngai vàng vào năm 37 sau Công nguyên sau khi hoàng đế Tiberius băng hà.