“Ông trùm” nuôi tôm công nghệ cao kể chuyện chinh phục vùng cát trắng

Với khát vọng làm giàu, ông Võ Văn Sơn (thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chinh phục vùng cát trắng bạt ngàn để nuôi tôm theo công nghệ cao.

“Ông trùm” nuôi tôm công nghệ cao kể chuyện chinh phục vùng cát trắng
Chinh phục vùng cát trắng bạt ngàn để nuôi tôm theo công nghệ cao
Về xã Phước Dinh vào những ngày này mới thấy được sự chuyển biến rõ rệt trong nghề nuôi tôm theo công nghệ cao, nghề này giờ đã giúp cho nhiều hộ ở địa phương xây dựng được căn nhà khang trang và sắm được nhiều loại ô tô với trị giá tiền tỷ. Người mở lối làm ăn cho dân xã ven biển là ông Võ Văn Sơn (thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh).
Ông Sơn (áo màu trắng) kiểm tra lại quá trình phát triển của tôm.
Ông Sơn (áo màu trắng) kiểm tra lại quá trình phát triển của tôm. 
Ông Sơn kể, năm 1999 gia đình mới chân ướt chân ráo bước vào nghề nuôi tôm sú, thời gian đầu chỉ nuôi với số lượng ít. Tuy nhiên, năm 2005, bước ngoặc khó khăn thật sự đến với các hộ nuôi tôm Ninh Thuận, bởi tình trạng tôm sú bị bệnh phân trắng dẫn đến chết la liệt. Lúc này, nhiều hộ nuôi làm ăn thua lỗ. Một số hộ phải bỏ đìa và chuyển hướng làm ăn, và ông Sơn cũng nằm trong số đó.
Ông cho biết: “Làm ăn lỗ nhiều lần tôi cũng thấy nản lòng. Nhưng nghĩ lại, nếu bỏ nghề nuôi tôm thì không biết tìm nghề gì để thay thế, đìa lại bỏ hoang. Nhiều đêm trăn trở, năm 2006, ông quyết định cải tạo ao chuyển tôm sú sang tôm thẻ chân trắng. Bất ngờ sau hơn 3 tháng chăm sóc, với diện tích 2ha đã mang lại lợi nhuận 200 triệu đồng”.
Như tiếp thêm động lực, ông tiến hành mua thêm các diện tích đất đìa bỏ hoang và đến các đìa tận thu mua lại những chiếc máy dầu đã cũ mà người dân bán với giá rẻ để phục vụ cho nuôi tôm. Chỉ tay ra hàng chục ao đìa nuôi tôm của mình, toàn bộ 100% đều sử dụng những chiếc máy móc cũ, máy này sửa chữa lại tuổi thọ không khác gì so với máy mới, ông Sơn cho biết thêm.
Những năm tiếp theo nghề nuôi tôm diễn ra thuận lợi, giá cả xuất bán tương đối cao nên ông có lợi nhuận khá. Một lần nữa, ông quyết định đột phá bằng việc nhân rộng thêm diện tích, mỗi năm mua từ 2- 3ha. "Góp gió thành bão", ông sở hữu được diện tích gần 50ha. Người dân địa phương có lý do gắn cho ông với biệt danh “ông trùm” nuôi tôm, bởi có diện tích nuôi tôm khá lớn và cho thu nhập cao nhất vùng.
Thu nhập tiền tỷ, không giữ bí quyết một mình
Nhờ cách làm khác người đã giúp cho ông có thu nhập tiền tỷ, ông Võ Văn Sơn không giữ bí quyết một mình mà bày cho bà con để cùng nhau nuôi tôm trên cát, đổi đời làm giàu.
Ông Sơn cho rằng, người dân trước kia thường nuôi tôm theo cách truyền thống chỉ nuôi khoảng 2 – 2,5 tháng thì tiến hành cho thu hoạch. Cách làm này đã bộc lộ nhiều hạn chế, sản lượng chỉ đạt 100 con/kg, từ đó dẫn đến thu nhập của người dân không cao. Với ông Sơn, ông áp dụng nuôi kéo dài thời gian hơn 3 tháng mới cho thu hoạch, sản lượng đạt từ 50 – 60 con/kg. Để làm được điều này, khâu quan trọng nhất phải xử lý được môi trường trong ao sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Bước đi bền vững này đã giúp cho ông thành công từ nhiều năm qua. Ngay sau khi có được hiệu quả, hàng chục hộ dân ở địa phương, các hộ nơi khác đỗ về học tập kỹ thuật và hiệu quả mang lại tương tự.
Hiện nay, với diện tích gần 50ha, bình quân năng suất thu hoạch từ 12 – 15 tấn/ha, giá bán dao động từ 110.000 – 150.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm lãi gần 30 tỷ đồng. Ngoài việc nuôi tôm, ông còn mở đại lý kinh doanh thức ăn nuôi tôm. Một mặt chủ động được nguồn thức ăn, mặt khác phục vụ giúp đỡ cho bà con ở địa phương theo hình thức trả chậm mà không hề lấy lãi. Ngoài ra, ông còn tư vấn quy trình nuôi tôm cho các hộ bị hạn chế về kỹ thuật. Ông Sơn đã khơi dậy tiềm năng nuôi tôm của bà con nơi đây, đến nay đã có trên 100 hộ dân xã Phước Dinh quay trở lại với nghề nuôi tôm và đầu tư quy mô lớn.
Mới đây, ông cũng đã đầu tư mua thêm 3ha đất trồng các cây mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mít, toàn bộ đều phát triển tốt và dự kiến vài năm tới sẽ kết hợp thêm chăn nuôi bò, dê, cừu để tăng thêm nguồn thu nhập.
Ông Kiều Như Bổn – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận nhận xét, hộ ông Sơn được người dân tín nhiệm cao và nhiều năm liền ông được bình chọn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp toàn quốc. Những năm trở lại đây, ông đã đóng góp to lớn trong các phong trào của hội, phong trào giúp nhau đoàn kết giảm nghèo và thường xuyên tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động của địa phương có thu nhập ổn định. So với các hộ nuôi trồng thủy sản khác, ông cho thu nhập khá vượt trội và cũng là người tiên phong trong các ứng dụng các khoa học vào sản xuất tôm.

Bí quyết nuôi tôm của lão nông lãi 2,5 tỷ/hồ

Câu chuyện lão nông Võ Văn Lương lãi khủng 2,5 tỷ đồng/hồ nuôi tôm đang là tâm điểm chú ý của tỉnh Quảng Trị.

Bí quyết nuôi tôm của lão nông lãi 2,5 tỷ/hồ
Sinh ra ở trảng cát thôn 2, xã Triệu Lăng (Triệu Phong, Quảng Trị), cuộc sống của lão nông 45 tuổi đổi thay nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng.

Khó tin: Nuôi tôm một vụ thành luôn tỷ phú

Bán đảo Cà Mau được xem là "thủ phủ" nuôi tôm nước lợ. Với năng suất lên tới vài chục tấn/ha, người dân chỉ cần thành công một vụ là thành tỷ phú.

Khó tin: Nuôi tôm một vụ thành luôn tỷ phú
Kho tin: Nuoi tom mot vu thanh luon ty phu
Tại vùng Bán đảo Cà Mau mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh được manh nha phát triển vào những năm đầu của thế kỷ XXI 

Nhiều tỷ phú nuôi tôm thành "chúa chổm" sau bão số 10

Không ít người dân ở vùng ven biển Nghệ An đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi tôm, nhưng chỉ sau cơn bão số 10 vừa qua bỗng chốc lâm vào cảnh nợ nần.

Nhiều tỷ phú nuôi tôm thành "chúa chổm" sau bão số 10
Hàng chục tỷ đồng trôi ra biển

Tin mới