Ông vua có cách tuyển vợ đặc biệt nhất lịch sử phong kiến Việt Nam

Vua Thành Thái là một trong những hoàng đế của nhà Nguyễn có nhiều vợ con.

Ông vua có cách tuyển vợ đặc biệt nhất lịch sử phong kiến Việt Nam
Vua Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân, con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Huệ Hoàng hậu Phan Thị Điểu, và là cháu nội Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y, gọi vua Thiệu Trị là cụ nội.
Ông sinh năm Kỷ Mão (1879). Sau khi vua Đồng Khánh mất vào năm Mậu Tý (1888), ông được Khâm sứ Pháp Rheimart và Nam triều chọn nối ngôi (do sự khéo léo của Diệp Văn Cương, chồng của Công nữ Thiện Niệm - cô ruột của ông trong quá trình thông dịch giữa các quan Nam triều và Công sứ). Lễ đăng quang tổ chức vào năm Kỷ sửu (1889).
Trong số các vua nhà Nguyễn, Thành Thái là một trong những vua có nhiều vợ con. Theo thống kê của Nguyễn Phước tộc thế phả ông có tới 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ. Sở dĩ ông có nhiều con như vậy là vì trong việc tuyển lựa phi tần, ông rất dễ dàng. Quanh việc tuyển lựa mĩ nữ làm cung phi của Thành Thái còn lưu truyền một giai thoại đặc biệt.
Ong vua co cach tuyen vo dac biet nhat lich su phong kien Viet Nam
Chân dung vua Thành Thái. 
Chèo đò tuyển cung phi
Vua Thành Thái là người thích đi vi hành, ông thường cải trang đi tìm hiểu đời sống nhân dân quanh khu vực kinh đô, trong một lần đi vi hành qua đò trên sông Hương, vua đã chọn được một người đẹp và chuyện này trở thành chuyện tuyển phi tần lạ lùng trong lịch sử.
Truyền rằng vào một ngày gần tết Nguyên Đán năm nọ, vua Thành Thái cải trang làm một người dân đến làng Kim Long ở ngoại thành Huế, sau đó ông lên một chiếc đò ra về.
Bước lên đò, ông thấy cô gái lái đò khoảng chừng đôi mươi đang khép nép trong chiếc áo vá vai, với đôi má ửng hồng rất có duyên. Tâm hồn vị vua đa tình bỗng xao xuyến rộn lên một niềm cảm xúc lạ lùng…
Ông tiến đến gần cô gái hỏi một cách đột ngột rằng có muốn lấy vua không thì mình làm mối cho. Cô lái đò thấy ông khách hỏi lạ đời, tưởng nói đùa nên không trả lời, ngoảnh mặt quay đi nơi khác. Một cụ già đi đò cũng góp câu nói đùa, bảo cô gái cứ ưng thuận xem ông khách kia xử trí ra sao; thế là cô gái đánh bạo nói ưng. Vua Thành Thái thích thú đứng dậy đi về phía lái, cầm tay cô kéo ra đầu mui thuyền rồi nói:
- Rứa thì Quý Phi ngồi nghỉ để trẫm chèo cho!
Nói xong cầm lái cầm chèo đưa đò đi trước sự ngạc nhiên vui vẻ của mọi người. Cô lái đò và mọi người không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra… Khi đò đến bến Nghinh Lương, trước Phu Văn Lâu, ở kinh thành, vua quay lại nói đùa:
- Thôi các người đứng dậy trả tiền đò cho Trẫm và tiễn đưa Quí phi vào cung!
Đến lúc này ai nấy đều ngỡ ngàng, kinh ngạc khi nhận ra vua, tất cả đều cúi đầu hành lễ rồi đứng lên, rời đò và tiễn cô lái đò làng Kim Long vô nội làm cung phi của vua Thành Thái. Từ chuyện này mà dân gian có câu ca dao:
“Kim Long có gái mỹ miều/ Trẫm yêu trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi” .
Câu hát không nói rõ “trẫm” ở đây là ai, nhưng nhiều người quả quyết chỉ có vua Thành Thái mới dám “liều” như thế…
Cách tuyển vợ của Thành Thái còn được áp dụng như một cách để ông tuyển binh chống Pháp.
Ong vua co cach tuyen vo dac biet nhat lich su phong kien Viet Nam-Hinh-2
Hai trong số rất nhiều cung phi của vua Thành Thái. 
Ông còn giả vờ đóng vai một người hám sắc, đi bắt phụ nữ nhập cung để luyện tập quân sự, hình thành đội nữ binh riêng của ông, dưới vẻ ngoài là cung nữ vợ vua.
Ông từng nhờ họa sĩ Lê Văn Miến (tốt nghiệp trường Beaux Arts - Paris) vẽ các kiểu súng để sai đúc trang bị cho các nữ binh. Để che mắt giặc Pháp, nhiều khi ông giả điên, cào cấu các bà vợ xuất thân trong các gia đình quan lại làm tay sai cho Pháp.
Một đội nữ binh thường trực ở cung cấm thường có 50 người. Sau khi tập luyện quân sự đã thành thục, đội nữ binh 50 người ấy được bí mật trao trả về gia đình, đợi khi cần thì nhập ngũ chống Pháp, sau đó tuyển thêm 50 nữ binh mới...

Loạt ảnh tuyệt vời ít người biết về Việt Nam năm 1926 (1)

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành Huế, hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, động Huyền Không Đà Nẵng... là những hình ảnh tiêu biểu về Việt Nam năm 1926 trong loạt ảnh người Pháp thực hiện.

Loạt ảnh tuyệt vời ít người biết về Việt Nam năm 1926 (1)
Loat anh tuyet voi it nguoi biet ve Viet Nam nam 1926 (1)
Nhà bia ở lăng vua Minh Mạng, Huế, Việt Nam năm 1926. Ảnh: Flickr.com. 

Số phận bi thảm của thái giám nơi ngôi cổ tự ở Huế

Ở Huế có một cổ tự không chỉ thu hút du khách vì cảnh đẹp cổ kính mà còn có khu nghĩa địa của các thái giám triều Nguyễn độc nhất ở Việt Nam.

Số phận bi thảm của thái giám nơi ngôi cổ tự ở Huế
Ngôi cổ tự mà chúng tôi nói đến là chùa Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ngôi cổ tự này ban đầu chỉ là một am nhỏ có tên Thảo Am Đường của hòa thượng Thích Nhất Định – nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong hoàng cung nhà Nguyễn lập nên để tu hành và phụng dưỡng mẹ già.

Mộ chiêu hồn và chuyện kể xúc động về lính Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Từ thời chúa Nguyễn và sau đó là các vua nhà Nguyễn, Hoàng Sa đã được xác định là vùng biên cương Tổ quốc "tối thị hiểm yếu".

 

Mộ chiêu hồn và chuyện kể xúc động về lính Hoàng Sa
Cả huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn chỉ 10km2 với dân số 21 nghìn người nhưng có đến gần 100 di tích, trong đó đa phần đều có liên quan đến các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo quốc gia.

Tin mới