Ôtô Nhật, EU thuế 0% tràn ngập, xe nội địa bán ở đâu?

Muốn ngành ôtô lớn mạnh và có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém; đây là bất lợi rất lớn.

Mở cửa hoàn toàn
Thị trường ôtô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn vào thời điểm 2030. Hiện thuế nhập khẩu ô tô từ các nước khu vực ASEAN đã giảm xuống còn 0%. Năm 2018, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (CPTPP) cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc về 0% sau 7-9 năm nữa. Mới đây, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) cũng cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% sau 9-10 nữa.
Như vậy, tới năm 2030, thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các trung tâm sản ôtô lớn trên thế giới, bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Mexico và EU.
Theo dự báo của cơ quan chức năng, thị trường ôtô Việt Nam sẽ đạt quy mô 1 triệu xe/năm vào thời điểm 2030. Thu nhập người dân đang ngày càng tăng và giai đoạn ô tô hóa (motorization) sẽ diễn ra sau năm 2020. Tiêu thụ xe sẽ tăng dần từ con số 300.000 chiếc/năm hiện nay lên 1 triệu chiếc/năm vào 2030.
Oto Nhat, EU thue 0% tran ngap, xe noi dia ban o dau?
 
Thị trường ôtô có tiềm năng lớn, nhưng ngành công nghiệp ôtô trong nước liệu có phát triển, đủ sức cạnh tranh với xe nhập khẩu chất lượng tốt và giá rẻ tràn vào?
Với công nghiệp ôtô trong nước, hiện có dự án lớn nhất của Tập đoàn Vingroup đầu tư nhà máy công suất 500.000 xe/năm chia làm 2 giai đoạn, đã hoàn tất giai đoạn 1, công suất 250.000 xe/năm.
Công ty Trường Hải có dự án nhà máy ôtô Mazda công suất 120.000 xe/năm, giai đoạn 1 công suất 50.000 xe/năm đã hoàn tất. Công ty Hyundai Thành Công đang theo đuổi dự án 120.000 xe/năm và có thể nâng công suất lên 240.000 xe/năm. Công ty Toyota Việt Nam, đầu tư dự án nâng công suất từ 50.000 xe hiện nay lên 100.000 xe/năm vào 2023. Ngoài ra, còn công suất của một số DN khác như Honda Việt Nam, Mitsubishi Việt Nam... Nếu các DN thực hiện đúng kế hoạch đề ra thì tới sau năm 2020, Việt Nam sẽ có công suất khoảng 1 triệu xe ô tô con/năm, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.
So với các quốc gia trong khu vực, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam có chi phí cao hơn khoảng 20% do doanh số không cao và tỷ lệ nội địa hóa thấp. Ôtô trong nước đến nay vẫn chủ yếu nhập linh kiện về lắp ráp.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và mở cửa thị trường ôtô, nếu vẫn chỉ quen lắp ráp thì chỉ có thể duy trì đến năm 2025. Sau thời điểm này, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó mà tồn tại và thị trường bị thôn tính.
Muốn ngành ôtô lớn mạnh và có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém. Đây là bất lợi rất lớn. Liệu sau 5 năm nữa có thể đảo ngược tình thế này?
Thị trường vào tay xe nhập?
Hiện ôtô sản xuất lắp ráp trong nước mới đạt tỷ lệ nội địa hóa bình quân khoảng 7-10%. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: lốp xe, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa...
So với các nước trong khu vực, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam kém xa. Cụ thể, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65-70%, Thái Lan đạt tới 80%.
Để công nghiệp hỗ trợ phát triển với những sản phẩm có chất lượng tốt, hàm lượng công nghệ cao trong hoàn cảnh hiện nay rất khó khăn. Không nhiều nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn để tham gia chuỗi cung cấp bởi thiếu bản quyền hoặc chuyển giao công nghệ hoặc thỏa thuận cấp phép từ các nhà cung cấp chính hãng.
Nhóm công tác về ôtô xe máy thuộc Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) cho rằng, mặc dù Chính phủ đã có một số Quyết định hoặc Nghị định để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, thực tế không có nhiều nhà cung cấp được hưởng, vì không thể giải quyết được các vấn đề. Bởi vì quy mô, sản lượng nhỏ và thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc giảm về 0%.
Còn số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy, hiện chỉ có 11 mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt sản lượng lớn hơn 6.000 xe/năm.
Trong đó, cao nhất là mẫu Vios của Toyota Việt Nam đạt 27.000 chiếc/năm, tiếp đến là Grand i10 của Hyundai Thành Công đạt 22.000 chiếc/năm. Còn lại đều từ 6.000 xe-15.000 xe/năm. Trong khi đó, theo tính toán, để phát triển ngành công nghiệp ô tô, một mẫu xe phải đạt sản lượng 50.000 chiếc/năm, gấp đôi doanh số tiêu thụ của những mẫu xe bán chạy nhất hiện nay, thì mới có hiệu quả.
Trong số các dự án đầu tư hiện nay, VinFast là dự án sẽ có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, vì có đầu tư xưởng dập thân vỏ xe và xưởng chế tạo động cơ. Tuy nhiên, như đã nói, để phát triển thì một mẫu xe phải đạt doanh số 50.000 xe/năm trở lên, với sản xuất động cơ cũng tương tự, phải đạt quy mô 50.000-100.000 chiếc/năm mới có hiệu quả. Nếu sản xuất ra, giá thành cao, thương hiệu mới, liệu có cạnh tranh được với xe nhập khẩu nguyên chiếc hưởng thuế 0% tràn vào?
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, để “xe nội” có doanh số tốt, cạnh tranh được với xe nhập thì phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cực mạnh mới hy vọng có kết quả.
Hơn nữa xu hướng ôtô sử dụng động cơ điện đang trở nên phổ biến, nhất là sau năm 2025. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Tại Việt Nam có một số DN mong muốn đầu tư phát triển ô tô điện, như Mitsubishi muốn đầu tư sản xuất xe điện lai xăng (PHEV), sau đó tiến đến sản xuất xe điện hoàn toàn. VinFast cũng có ý định làm ôtô điện. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích phát triển ô tô điện của Việt Nam đến nay vẫn chưa rõ ràng và chưa đủ sức hấp dẫn, nên tất cả chưa có gì.
Trong khi đó, mới đây, Tập đoàn Toyota Nhật Bản quyết định chi 1,9 tỷ USD đầu tư sản xất ô tô điện tại Indonesia. Khi đó thì công suất sẽ tính cho cả khu vực và Việt Nam lại tiếp tục bỏ lỡ cơ hội.
Chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cho rằng, muốn công nghiệp ôtô phát triển, sản phẩm làm ra cạnh tranh được với xe nhập nguyên chiếc, thì phải có giá thành thấp và chất lượng tốt. Như vậy mới bán được hàng và giúp các DN tăng quy mô. Quy mô tăng thì sẽ lôi kéo các nhà đầu tư vào sản xuất linh kiện, qua đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển. Có như vậy, ngành ôtô mới đứng vững và giữ được thị trường. Còn không, thị trường sẽ thuộc về xe nhập khẩu.

Thị trường ôtô Việt Nam tăng tốc dịp cuối năm 2018

(Kiến Thức) - Bước sang những tháng cuối năm 2018, doanh số thị trường ôtô Việt Nam đang tăng mạnh. Cụ thể trong tháng 9/2018 vừa qua cả mảng ôtô nhập khẩu lẫn lắp ráp đã đạt tới 25.351 xe.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 9/2018 doanh số bán hàng của toàn thị trường ôtô Việt Nam đạt 25.351 xe, tăng 24% so với cùng kỳ tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường ôtô Việt Nam nhập khẩu hơn 400 xe/ngày

(Kiến Thức) - Theo thống kế từ Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc bắt đầu tăng mạnh trong quý I/2019. Trung bình mỗi ngày có tới hơn 400 xe ôtô được đưa về nước.

Cụ thể, trong quý I/2019 vừa qua thị trường ôtô Việt Nam đã chi tổng số hơn 883 triệu USD để nhập khẩu 39.000 xe ôtô nguyên chiếc các loại. Trung bình mỗi ngày có 433 xe được nhập về nước. Trị giá trung bình ôtô nhập khẩu cũng tăng nhẹ đạt trung bình 22.640 USD khoảng 520 triệu đồng.

Tin mới