Petrolimex: Kinh doanh xăng dầu quý 3 lỗ kéo lãi ròng 9 tháng lao dốc 86%

(Vietnamdaily) - Giá vốn và các loại chi phí đều tăng mạnh khiến lãi ròng 9 tháng của Petrolimex chỉ đạt 312 tỷ đồng, lao dốc 86% so cùng kỳ.  
 

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt tới 73.695 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so cùng kỳ.

Tuy nhiên giá vốn cũng tăng mạnh gấp đôi khi chiếm 70/892 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp ở mức 2.803 tỷ đồng, tăng 38%. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên giảm về mức 3,8% so mức 5,8% của cùng kỳ.

Kỳ này, hoạt động tài chính mang về cho Petrolimex 278 tỷ đồng nhích nhẹ so cùng kỳ.

Trong khi đó chi phí tài chính lại tăng mạnh 48% lên tới 318 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh lần lượt 25% và 31% khi chiếm 2.407 tỷ và 196 tỷ đồng.

Bù lại, Petrolimex đạt 142 tỷ đồng lãi từ liên doanh liên kết, tăng gần gấp đôi cùng kỳ.

Dù vậy, cuối cùng Petrolimex vẫn chỉ lãi ròng cổ đông công ty mẹ vỏn vẹn gần 99 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ.

Petrolimex: Kinh doanh xang dau quy 3 lo keo lai rong 9 thang lao doc 86%
Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng 2022 của Petrolimex 

Theo Petrolimex, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xăng dầu quý 3/2022 của tập đoàn phát sinh lỗ trong khi cùng kỳ có lãi (lợi nhuận giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ). Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến bất thường theo xu hướng giảm và chi phí khâu tạo nguồn, khâu lưu thông thực tế tăng cao hơn chi phí định mức theo quy định được tính trong giá cơ sở.

Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động lĩnh vực khác quý 3/2022 tăng hơn 400 tỷ nhờ một số công ty con kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, nhiên liệu bay... đã hoạt động ổn định sau giai đoạn hậu Covid.

Còn lợi nhuận hoạt động tài chính giảm chủ yếu do phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong khi cùng kỳ có lãi. Cụ thể là tỷ giá có xu hướng tăng mạnh trong quý 3/2022 do đó Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá đối với USD lên +/-5% so với tỷ giá trung tâm. 

Petrolimex: Kinh doanh xang dau quy 3 lo keo lai rong 9 thang lao doc 86%-Hinh-2
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xăng dầu quý 3/2022 của Petrolimex phát sinh lỗ.

Lũy kế 9 tháng, doanh thuần của Petrolimex đạt mức 225.697 tỷ đồng, gấp 1,9 lần cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn tăng cao hơn khi chiếm 217.660 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp giảm 16% về còn 8.036 tỷ đồng.

Thêm vào đó các loại chi phí đều tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của Petrolimex chỉ đạt 312 tỷ đồng, lao dốc 86% so cùng kỳ.  

Tại thời điểm 30/9/2022, tổng tài sản của Petrolimex tăng thêm 6.235 tỷ lên mức 71.026 tỷ đồng. Trong đó hàng tồn kho chiếm 14.692 tỷ đồng (tăng gần 12% so đầu kỳ), tiền mặt nhích nhẹ lên 7.552 tỷ đồng, đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn 10.461 tỷ đồng...

Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay của Petrolimex lên tới 14.340 tỷ đồng, chiếm gần 45% nợ phải trả.

Vì sao Petrolimex đặt kế hoạch 2022 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sụt giảm?

(Vietnamdaily) - Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường nhiên ngày 8/6 sắp tới của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HoSE: PLX), năm 2022 kế hoạch doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sụt 19%.

Bước sang năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrolimex được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, ngay trong những tháng đầu năm, thế giới đã chứng kiến những cú “sốc” về giá dầu, nguồn cung xăng dầu thiếu hụt do chiến tranh Nga – Ukraine bùng phát. Ở trong nước, nguồn cung xăng dầu của các Nhà máy lọc dầu chưa ổn định, đã ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch tạo nguồn, tổ chức sản xuất kinh doanh ngành hàng chủ lực, cốt lõi của Tập đoàn.

Thị trường xăng dầu diễn biến bất ổn có thể gây áp lực lên lợi nhuận Petrolimex và PV Oil

(Vietnamdaily) - Trong thời gian tới, việc tăng phí premium và chi phí vận chuyển trong việc cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu có thể giúp lợi nhuận của các nhà phân phối xăng dầu như Petrolimex và PV Oil trong quý 4 tăng so với quý 3. 

Theo kết quả sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xăng và dầu diesel trong quý 3 năm 2022 giảm lần lượt 40% và 35% so với quý trước, với chỉ 19 trong tổng số 33 đầu mối nhập khẩu xăng dầu trong quý này.

Theo SSI Research, điều này có thể do tín dụng bị thắt chặt, giá dầu thế giới biến động mạnh, phụ phí nhập khẩu tăng và chi phí vận hành tăng đáng kể trong bối cảnh áp lực lạm phát.