Petrolimex lãi lớn, tiền mặt rủng rỉnh, quỹ bình ổn cũng hàng ngàn tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Mặc dù doanh thu quý 3/2019 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) chỉ tăng nhẹ 5% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh 19% lên mức 960 tỷ đồng là nhờ đâu?

Theo Petrolimex, lợi nhuận tăng chủ yếu do ảnh hưởng từ hoạt động tài chính. Trong quý 3/2018, tỷ giá bình quân USD/VNĐ tăng 1,8% so với quý trước liền kề, Petrolimex đã phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá. Trong khi quý 3/2019 tỷ giá bình quân giảm nhẹ 0,3%, Petrolimex có lãi về chênh lệch tỷ giá.

Còn lợi nhuận sau thuế quý 3 của công ty mẹ giảm 28%, về mức 393 tỷ đồng do chính sách điều hành giá nội bộ giữa công ty mẹ với các công ty TNHH MTV kinh doanh xăng dầu, nhằm đảm bảo phù hợp với yếu tố cạnh tranh tại các vùng thị trường khi giá xăng dầu có biến động khác biệt giữa các chu kỳ kinh doanh.

Lũy kế 9 tháng, Petrolimex có doanh thu thuần hơn 140,302 tỷ đồng, tăng 2% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần 3,278 tỷ đồng, tăng gần 14% so cùng kỳ.

Như vậy, Petrolimex đã thực hiện gần 72% kế hoạch doanh thu và hơn 83% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2019.

Petrolimex lai lon, tien mat rung rinh, quy binh on cung hang ngan ty dong
 

Tại cuối tháng 9, tiền và các khoản tương đương của Petrolimex giảm hơn 2.000 tỷ đồng, xuống 8.203 tỷ đồng. Tuy nhiên, đầu tư tài chính ngắn hạn gần 8,194 tỷ đồng, tăng gần 74%; khoản đầu tư tài chính dài hạn gần 3,198 tỷ đồng, tăng gần 3% so với hồi đầu năm.

Trong khi đó, khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn thể hiện 9,014 tỷ đồng, giảm gần 33%; khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn thể hiện gần 1,564 tỷ đồng, tăng gần 16% so với hồi đầu năm.

Do đó, chi phí tài chính 9 tháng của Petrolimex giảm gần phân nửa xuống 751 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là chi phí lãi vay với 597 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối kỳ là 3.868 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng thêm 1.870 tỷ đồng, lên 58.041 tỷ đồng.

Cũng theo Petrolimex, trước thời điểm 15h ngày 31/10/2019, Quỹ bình ổn giá xăng dầu hình thành tại Petrolimex là 1.185 tỷ đồng.

Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tổng cộng 21 lần với 8 lần tăng, 10 lần giảm và 3 lần giữ nguyên giá.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PLX của Petrolimex đóng cửa phiên 1/11 tại mức giá 59.400 đồng/cp, giảm hơn 9% trong vòng 1 quý vừa qua do ảnh hưởng của quyết định cắt margin trong quý 4/2019 mà Sở giao dịch chứng khoán TP HCM ban hành hồi đầu tháng 10.

Petrolimex dưới thời ông Bùi Ngọc Bảo làm ăn ra sao?

(Vietnamdaily) - Cựu Chủ tịch Petrolimex Bùi Ngọc Bảo đã có 10 năm trên cương vị cao nhất tại Petrolimex (2007-2018). Vậy dưới thời vị Chủ tịch này, Petrolimex làm ăn ra sao?

Tại kỳ họp 39, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận về dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Petrolimex đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tập đoàn có nhiều vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước.

Cổ phiếu bị cắt margin, Petrolimex ‘bay hơi’ 2.300 tỷ, HAG ‘nhẹ nhàng’ hơn

(Vietnamdaily) - Phản ứng trước thông tin không được giao dịch ký quỹ, ngay trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu PLX và HAG vốn rất được nhà đầu tư quan tâm, đã giảm sâu.

Ngày 4/10, Sở Giao dịch chứng khoán TpHCM (HoSE) công bố danh sách 59 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 4/2019 với hàng loạt tên tuổi lớn PLX của Petrolimex, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, BHN của Habeco do báo cáo tài chính 6 tháng 2019 không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.

Phản ứng trước thông tin này, ngay trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu PLX và HAG vốn rất được nhà đầu tư quan tâm, đã giảm sâu.