PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Rủi ro lớn khi đặt duy nhất 1 nguyện vọng

Hiện tại, có đến 72.000 thí sinh chỉ đăng kí duy nhất 1 nguyện vọng xét tuyển đại học. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy đã chỉ ra những rủi ro của việc sai "chiến thuật" trong đặt nguyện vọng.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Rủi ro lớn khi đặt duy nhất 1 nguyện vọng
Cho đến thời điểm này, đã có rất nhiều trường đại học, học viện công bố mức điểm sàn và dự báo điểm chuẩn. Dựa vào đây, thí sinh sẽ điều chỉnh, sắp xếp nguyện vọng xét tuyển. Thực tế những năm qua, không ít thí sinh dù điểm cao nhưng vẫn trượt đại học, hoặc không trúng tuyển vào ngành yêu thích. Đặt nguyện vọng thế nào cho hợp lý, tránh những sai lầm là mối băn khoăn của nhiều thí sinh.
PGS.TS Nguyen Thu Thuy: Rui ro lon khi dat duy nhat 1 nguyen vong
 PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sáng 22/7, phát biểu khai mạc Ngày hội tư vấn lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2023 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết đây là thời khắc cực kỳ quan trọng để thí sinh đăng ký nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, thời điểm hiện tại, hệ thống mới ghi nhận gần 390.000 thí sinh đăng kí xét tuyển (chiếm khoảng 37% tổng số thí sinh đã đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023).
Đặc biệt, có đến 72.000 thí sinh chỉ đăng kí duy nhất 1 nguyện vọng xét tuyển đại học.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tuyển sinh, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho hay, Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung cho phép thí sinh được đăng ký, đăng ký bổ sung, điều chỉnh thứ tự nguyện vọng không giới hạn số lần. Trước 17h ngày 30/7, thí sinh vẫn có thể điều chỉnh được nguyện vọng.
PGS.TS Nguyen Thu Thuy: Rui ro lon khi dat duy nhat 1 nguyen vong-Hinh-2
Thí sinh tham dự ngày hội tuyển sinh 2023 sáng 22/7 tại ĐH Bách khoa Hà Nội. 
Năm 2023, thí sinh được đăng kí xét tuyển không giới hạn nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT. Đến thời điểm hiện tại, có đến 72.000 thí sinh chỉ đăng kí duy nhất 1 nguyện vọng xét tuyển đại học.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, thí sinh không nên chỉ chọn 1 nguyện vọng duy nhất hoặc dồn tất cả nguyện vọng vào các trường tốp cao. Thay vào đó, thí sinh nên đặt một số nguyện vọng và san đều ở những nhóm trường có mức độ cạnh tranh khác nhau.
“Việc dồn tất cả nguyện vọng vào trường tốp cao có thể dẫn tới rủi ro rất lớn, khi trượt tất cả các nguyện vọng này. Đây là có thể xem là “chiến thuật” để tăng tỷ lệ trúng tuyển đại học cho các em”, PGS Thuỷ cho hay.
Một sai sót nữa mà PGS.TS Nguyễn Thu Thủy lưu ý đối với các thí sinh, đó là lỗi kỹ thuật. Khi kết thúc quy trình điều chỉnh, thí sinh đã không nhấn nút “Hoàn thành” (submit) dẫn tới hệ thống không ghi nhận điều chỉnh thay đổi, rất đáng tiếc.
Đối với thí sinh đã tham gia xét tuyển sớm và trúng tuyển có điều kiện ở một số trường đại học, PGS Thủy lưu ý, các em vẫn cần đăng ký nguyện vọng một cách chính thức trên Hệ thống của Bộ GD&ĐT. Nếu không đăng ký, các em sẽ lỡ cơ hội vì chưa được công nhận trúng tuyển chính thức.
Việc xét tuyển sớm giúp tăng cơ hội cho thí sinh, để các em yên tâm là mình đã trúng tuyển vào trường, ngành đó. Tuy nhiên, các em cần lưu ý, không có trường nào được yêu cầu các em phải đặt nguyện vọng trúng tuyển xét tuyển sớm thành nguyện vọng 1.
Các em vẫn còn một cơ hội nữa để có thể trúng tuyển vào ngành mình yêu thích hơn. Cho nên, nguyện vọng nào các em thực sự yêu thích, mong muốn được trúng tuyển nhất dù là bằng phương thức nào, hãy đặt lên đầu tiên.
Khi đăng ký lên Hệ thống của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất và cao nhất. Có nghĩa thí sinh có thể trúng tuyển sớm tới 10 trường, nhưng chỉ có thể vào học ở 1 ngành, 1 trường duy nhất. 9 vị trí còn lại sẽ dành cho thí sinh khác. Đây cũng là cách hệ thống lọc đi số lượng thí sinh ảo và dành vị trí cho các thí sinh khác xếp hàng sau.
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đại học cũng lưu ý thêm, năm 2023, thí sinh không cần lựa chọn giữa phương thức hay tổ hợp xét tuyển, chỉ cần đăng ký vào trường, ngành mà mình mong muốn.
Tuy nhiên, các em cần nghiên cứu rất kỹ đề án tuyển sinh của trường đại học, của ngành học các em mong muốn trúng tuyển. Các trường phải có xét tuyển bằng tổ hợp, phương thức mà thí sinh có dữ liệu kết quả thì chúng ta mới đăng ký vào. Nếu em mong muốn vào trường, nhưng đơn vị đó không xét tuyển trên dữ liệu em đang có thì cũng là lựa chọn sai lầm.

Theo Bộ GD&ĐT, không phải 100% các em tốt nghiệp THPT đều đăng kí xét tuyển đại học. Tuy nhiên, với 390.000 thí sinh đăng kí xét tuyển (chiếm khoảng 37% tổng số thí sinh đã đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023), tỷ lệ thí sinh đã đăng kí xét tuyển nguyện vọng tính đến thời điểm hiện tại thấp so với những năm vừa qua.

Mời quý độc giả xem video: "Thí sinh Hà Nội" đánh giá về đề thi tổ hợp môn KHXH, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Điểm giỏi 3 môn Toán, Lý, Hóa sụt giảm, dự báo điểm chuẩn có biến động

Qua phân tích phổ điểm từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia cho rằng, điểm chuẩn xét tuyển đại học năm nay sẽ có biến động nhẹ.

Điểm giỏi 3 môn Toán, Lý, Hóa sụt giảm, dự báo điểm chuẩn có biến động
Sáng 18/7, Bộ GD&ĐT đã công bố điểm thi tốt nghiệp 2023. Dưới đây là nhận định của các chuyên gia về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay.
GS Nguyễn Đình Đức: Dự báo điểm chuẩn có biến động nhẹ
GS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, qua phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 từ kết quả kỳ thi, ông cho rằng, phổ điểm năm nay về cơ bản giữ được ổn định như năm ngoái và không có sự biến động quá lớn. Điều này rất tốt, không gây nên sự xáo trộn lớn đối với các thí sinh và phụ huynh cũng như công tác xét tuyển vào đại học.
Diem gioi 3 mon Toan, Ly, Hoa sut giam, du bao diem chuan co bien dong
 GS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cụ thể, có thể thấy một số điểm nhấn trong năm nay. Thứ nhất là môn Toán điểm 8 trở lên, nếu như năm ngoái chiếm tỉ lệ 21% thì năm nay tỉ lệ môn Toán có sự phân hóa tốt hơn, chỉ chiếm hơn 15%.
Môn Vật lí, năm ngoái tỉ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 22,74 %, năm nay, theo số liệu thống kê có 21,3%. Như vậy, về cơ bản phổ điểm môn Vật lí có thấp hơn, có sự phân hóa và thấp hơn so với năm ngoái, điểm giỏi cũng thấp hơn so với năm ngoái một chút.
Đặc biệt môn Hóa học, tỉ lệ điểm giỏi của năm ngoái là 27,8%, năm nay tỉ lệ điểm giỏi chỉ 22,6%.
Đối với môn Lịch sừ, năm nay đề thi cũng có sự điều chỉnh phù hợp. Năm ngoái tỉ lệ điểm giỏi, điểm 8 trở lên của môn Lịch sử là 18%, năm nay chỉ còn 13%. Điều này cho thấy, đề thi phù hợp với trình độ của thí sinh cũng như chương trình THPT. Qua đây cũng có sự phản ánh cải thiện rất tốt đối với môn Lịch sử. Bởi vì như năm 2021, tỉ lệ điểm 8 trở lên chỉ đạt 5,43 %.
Riêng môn Ngữ văn, nếu theo tỉ lệ thông kê điểm giỏi năm ngoái là 42%, tính từ điểm 7 trở lên thì năm nay tỉ lệ này chiếm 46% - có nhích hơn so với năm ngoái.
Đối với môn Tiếng Anh, năm 2021 tỉ lệ điểm giỏi tiếng Anh gần 20%; năm 2022 tỉ lệ điểm giỏi là 11,9%. Năm nay, tỉ lệ này chiếm 15,03%. Điều này cho thấy đề thi đã sự điều chỉnh rất phù hợp và về cơ bản giữ được sự ổn định.
Về môn Giáo dục Công dân, theo thống kê, năm ngoái số điểm giỏi chiếm 61,85 % thì năm nay chiếm 61%. Như vậy, mặc dù có nhiều điểm 10 hơn năm ngoái, nhưng thực tế thí sinh đạt điểm 8 trở lên môn Giáo dục công dân lại giảm hơn năm ngoái và cơ bản ổn định ở mức 61%. Tỉ lệ điểm giỏi như vậy thể hiện được năng lực của các em, sự quan tâm đến xã hội và hiểu biết về giáo dục công dân tốt hơn.
"Những tín hiệu về kết quả kỳ thi THPT năm nay cho thấy đề thi đã có sự điều chỉnh, có sự phân hóa rõ rệt, đặc biệt là những môn thi thuộc lĩnh vực STEM; sự phân hóa, sự điều chỉnh của năm nay tốt hơn so với năm ngoái", GS Nguyễn Đình Đức nhận định. 
Ông Đức cho biết, với mức điểm tốt nghiệp THPT năm nay, dự báo điểm chuẩn ở một số ngành sẽ có biến động một chút. Tuy nhiên, có thể sẽ không tăng đối với khối khoa học tự nhiên. Thậm chí tỉ lệ % chỉ tiêu của các phương thức tuyển sinh khác có thể tăng lên nên có thể giảm từ 0,5 - 1 điểm.
"Về cơ bản, theo tôi kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học năm nay không có sự biến động lớn so với năm ngoái và các trường đại học yên tâm sử dụng kết quả để tuyển sinh", ông Đức nói.

GS.TS Nguyễn Văn Minh: Đề thi có sự phân hóa

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cho ta một tín hiệu rất tích cực. Trước hết là khẳng định được việc ổn định của kỳ thi như Bộ GD&ĐT đã công bố. Thứ hai, đã có sự phân hóa và đây là cơ sở cần thiết. Thứ ba, đây là kỳ thi tốt nghiệp nên đòi hỏi một mặt bằng chung chứ không phải thi để chọn. Do đó, trên kết quả như vậy, qua các năm, Bộ GD&ĐT giữ được một kỳ thi ổn định và dần dần đã có những cải tiến để tốt hơn.

Diem gioi 3 mon Toan, Ly, Hoa sut giam, du bao diem chuan co bien dong-Hinh-2
 GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đơn cử như môn Lịch sử, sau quả trình đã có những cải tiến về theo cách dạy, cách học, kiểm tra, đánh giá mới cho nên tín hiệu cho chúng ta rất đáng mừng. Đối với môn Giáo dục công dân, nhiều người cho rằng môn này điểm cao quá.

Ông Đức cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện mức độ dân trí của các học sinh của chúng ta đang tăng lên. Đây là nền tảng rất cần thiết để chúng ta cùng nhìn nhận những môn chúng ta cần cải tiến.

Chẳng hạn như môn tiếng Anh. Kết quả thi sẽ đặt ra yêu cầu cần cải thiện thế nào cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá cũng như đầu tư về ngoại ngữ cho các vùng miền khác nhau. Tức là tác động để chúng ta điều chỉnh về mặt chính sách. Đó là một trong những đơn cử để thấy rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt được kết quả và có nhiều tín hiệu tích cực, tiến bộ so với trước đây.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, đề thi mặc dù có mặt bằng chung, nhưng có sự phân hóa. Chúng ta xem xét trên các tổ hợp khác nhau, tùy thuộc vào các trường có mong muốn tuyển sinh từng tổ hợp mà có thể nhìn nhận trên đây là một cơ sở được lựa chọn.

"Ví dụ như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dành hơn 70% chỉ tiêu để tuyển các em thí sinh từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này để thấy được niềm tin đối với kỳ thi rất cao", ông Minh cho hay.

TS Quách Tuấn Ngọc: Phổ điểm môn Lịch sử có "hình dáng đẹp"
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT cho hay, qua quan sát phổ điểm do Ban Chỉ đạo thi công bố, ông  thấy các phổ điểm năm nay cùng hai năm trước tương đối ổn định. Sự ổn định này nói lên việc ra của Bộ GD&ĐT khá chắc chắn, tạo ra sự ổn định cho xã hội, cho học sinh, phụ huynh. Đây là điều đáng mừng.
Diem gioi 3 mon Toan, Ly, Hoa sut giam, du bao diem chuan co bien dong-Hinh-3
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT/ 
Đặc biệt, một số môn có sự cải thiện tốt hơn. Ví dụ như phổ điểm của môn Lịch sử năm nay, về hình dáng đẹp hơn so với hai năm trước. Các môn Toán, Vật lý, Hóa học tính ổn định khá cao.
Môn Giáo dục công dân có thể thấy được có nhiều điểm khá giỏi, đây là điều đáng mừng không có gì lo lắng.
Về phổ điểm môn tiếng Anh, Bộ GD&ĐT nên phân tích đến từng vùng, từng trường học để xem như thế nào. Trên cơ sở đó mới có một kết luận và các đề xuất chính xác về dạy và học ngoại ngữ.
"Có thể nói rằng, kỳ thi đã đạt được mục đích đánh giá tốt nghiệp THPT và là căn cứ cho các trường đại học tham khảo, xét tuyển vì có sự phân hóa tốt", ông Ngọc nói.
Mời quý độc giả xem video: "Thí sinh Hà Nội" đánh giá về đề thi tổ hợp môn KHTN, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Phổ điểm thi tốt nghiệp 2023: Điểm chuẩn ĐH có thể giảm từ 0,5 - 1 điểm

Từ công bố phổ điểm của Bộ GD&ĐT, các chuyên gia nhận định, điểm chuẩn xét tuyển đại học năm nay thậm chí có thể giảm từ 0,5 - 1 điểm.

Phổ điểm thi tốt nghiệp 2023: Điểm chuẩn ĐH có thể giảm từ 0,5 - 1 điểm
Qua phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, GS Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, về cơ bản, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học năm nay không có sự biến động lớn so với năm ngoái. 
Từ mức điểm tốt nghiệp THPT năm nay, dự báo điểm chuẩn ở một số ngành sẽ có biến động một chút và có lẽ sẽ không tăng đối với khối khoa học tự nhiên.

Hiệu phó Trường ĐH KHTN: Điểm chuẩn khối KHTN có thể giảm nhẹ

GS.TS Lê Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định, điểm chuẩn khối KHTN năm nay có thể tăng, giảm nhẹ từ 05-1,5 điểm.

Hiệu phó Trường ĐH KHTN: Điểm chuẩn khối KHTN có thể giảm nhẹ
Điểm chuẩn khối KHTN có thể tăng, giảm nhẹ từ 0,5-1,5 điểm
Ngay sau khi điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 được công bố, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố phổ điểm của từng môn và phổ điểm của một số tổ hợp xét tuyển đại học. Trong thời điểm này, dự báo điểm chuẩn các khối ngành thế nào, làm sao điều chỉnh nguyện vọng để không hối tiếc… là mối quan tâm của nhiều thí sinh.

Tin mới