Phạm Ngũ Lão - Danh tướng đánh giặc giỏi và hai mối tình đẹp
Phạm Ngũ Lão là danh tướng thông tuệ, văn võ toàn tài. Cuộc đời ông gắn liền với hai người phụ nữ tài giỏi xinh đẹp nổi tiếng.
Sơn Hà (TH)
Phạm Ngũ Lão (1255-1320), là một danh tướng nổi tiếng thời Trần, lập nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, dẹp loạn trong nước, đánh giặc giữ yên bờ cõi phía Nam và phía Tây.
Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí đã tôn vinh 16 vị tướng từ thời Lý tới thời Lê sơ, riêng triều Trần có 4 người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và tướng Phạm Ngũ Lão.
Nhờ có đức có tài hơn người, Phạm Ngũ Lão được Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn gả con gái cho.
Sử chép, Trần Hưng Đạo có hai người con gái đó là Quận chúa Quyên Thanh và Quận chúa Anh Nguyên.
Nhiều nguồn thông tin cho thấy, Anh Nguyên là con nuôi chứ không phải con đẻ của Trần Hưng Đạo. Bà được mô tả là người xinh đẹp, am tường kinh sách, văn võ kiêm tài.
Dù là bậc cành vàng, lá ngọc cao sang nhưng Anh Nguyên quận chúa làm nhiều việc có ích cho dân quê, xóm làng, cùng chồng bỏ tiền tu bổ đình chùa, đền miếu trong vùng…
Vì là con gái của Trần Hưng Đạo nên tại nhiều di tích đình, đền, miếu, phủ thờ ông, hai người con gái là quận chúa Quyên Thanh và Anh Nguyên đều được phối thờ ở bên. Dân gian tôn gọi là Đệ nhất vương cô và Đệ nhị vương cô.
Ngoài Anh Nguyên quận chúa, tướng quân Phạm Ngũ Lão còn có một người vợ khác là Lương Thái Tần.
Trên đường đi đánh giặc qua vùng Kiện Khê, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) Phạm Ngũ Lão gặp một đội nghĩa binh kéo ra xin đi theo. Chỉ huy toán nghĩa binh là một thiếu nữ trẻ đẹp tên là Lương Thái Tần.
Từ đó, Lương Thái Tần và đội quân tham gia nhiều trận đánh do Tướng quân Phạm Ngũ Lão chỉ huy. Về sau ông khuyên nàng đem quân về quê gây dựng đồn lũy, tích trữ lương thảo để cung ứng cho triều đình.
Thắng trận trở về, Phạm Ngũ Lão về Kiện Khê hỏi cưới Lương Thái Tần. Bà quan tâm đến đời sống dân chúng, bỏ tiền làm cầu đường, xây chùa miếu, cấp phát tiền gạo cho dân nghèo trong vùng, ơn đức rất lớn nên sau này khi mất được phong là Thủy Tinh công chúa.
Đến đời Hậu Lê, một số cư dân Kiện Khê đã dựng đền thờ Thủy Tinh công chúa. Ngôi đền đó nay là đền Bản Tỉnh, còn gọi là đền Cột Cờ thuộc phường Ngô Quyền, Nam Định (đời Nguyễn thờ thêm Bạch Hoa công chúa Nguyễn Thị Trinh).
Trong sách Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược có đoạn viết: “Thủy Tinh công chúa tên là Lương Thái Tần, quê ở Kiện Khê Thanh Liêm, năm Đinh Dậu (1297) lấy Phạm Ngũ Lão, làm vợ bé, sinh được 4 trai 1 gái; ngày 2 tháng Giêng phu nhân mất đang niên hiệu Đại Trị năm đầu (1358), có mộ để ở núi Nhân Tập nơi quê sinh, duệ hiệu thờ là Đệ nhị phu nhân Thủy Tinh công chúa”…
Những giai thoại thú vị về danh tướng Trần Hưng Đạo
(VietnamDaily) - Danh tướng Trần Hưng Đạo nhìn cậu bé mỉm cười rồi gật đầu đồng ý. Ông để cậu bé ngôi trước cầm thừng giong trâu, còn ông ngồi sau. Con trâu to khỏe lướt qua sông băng băng...
Trần Hưng Đạo (1231(?) – 1300) có tên khai sinh là Trần Quốc Tuấn hay Hưng Đạo Đại Vương, là vị anh hùng dân tộc đã chỉ huy quân dân Đại Việt đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông. (Ảnh trong bài chụp tại TP HCM, Đăk Lăk và một số địa phương khác).
Có một giai thoại ít người từng nghe về Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, đó là chuyện ông từng cưỡi trâu xung trận.
Danh tính 4 danh tướng chỉ huy đóng cọc trong trận Bạch Đằng
Trận Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938) với bãi cọc ngầm kỳ diệu đã đi vào sử sách. Tuy nhiên, danh tính của những người chỉ huy đóng cọc ngầm, góp phần làm lên chiến thắng vang dội của trận thắng vĩ đại chưa nhiều người biết.