Phản đối doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động phi pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa

Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động phi pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Phản đối doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động phi pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 15/10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về thông tin của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) nói rằng, Trung Quốc có 400 doanh nghiệp trên cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". 
Phan doi doanh nghiep Trung Quoc hoat dong phi phap o Truong Sa va Hoang Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Bà Hằng tái khẳng định, lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị cho các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình ở Biển Đông, khu vực và thế giới. 
Khi được yêu cầu nêu quan điểm về tuyên bố mới đây của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun cho rằng các nước thuộc Bộ tứ kim cương (QUAD) nên tăng cường hợp tác với ASEAN trong một số lĩnh vực, trong đó có bảo đảm tự do trên biển, bà Hằng nêu rõ: 
"ASEAN luôn hoan nghênh các sáng kiến, ý tưởng đóng góp vào hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực. Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đặt mục đích chính cho Năm Chủ tịch là xây dựng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng".
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã và đang phát huy vai trò Chủ tịch của mình, đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài và sâu sắc tới đời sống kinh tế xã hội toàn cầu và khu vực, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng ASEAN cũng như các nước đối tác cũng là đối tác của ASEAN chung tay khôi phục kinh tế, ổn định đời sống người dân vì 1 châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng. Trong quá trình này, hợp tác quốc tế, tinh thần đối thoại và hợp tác cần luôn được đề cao.

Việt Nam xác minh thông tin tàu sân bay Trung Quốc đang vào biển Đông

Về thông tin báo chí Đài Loan đưa tin tàu sân bay Trung Quốc đang đi vào biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đang xác minh.

Việt Nam xác minh thông tin tàu sân bay Trung Quốc đang vào biển Đông
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc báo chí Đài Loan đưa tin tàu sân bay Trung Quốc đang vào biển Đông.

Giải mã chiến lược bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa Việt

(Kiến Thức) - Trong nhiều thế kỷ, các vua chúa Việt đã thực hiện nhiều biện pháp sáng suốt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Giải mã chiến lược bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa của vua chúa Việt
Vua Lê Thánh Tông khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa qua bản đồ
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, từ năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh điều tra hình thế sông núi thuộc địa phương để vẽ thành bản đồ, hai lần nhà vua giao cho bộ Hộ quy định những chi tiết do các quan địa phương tiến dâng để lập thành địa đồ toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt.

Người phương Tây viết gì về Hoàng Sa, Trường Sa của VN?

(Kiến Thức) - Trong ghi chép của thương nhân, giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam từ thế kỷ 17, 18, Trường Sa, Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Người phương Tây viết gì về Hoàng Sa, Trường Sa của VN?
Ký sự của nhà sư Trung Quốc
Khoảng cuối thế kỷ 17, Thích Đại Sán - nhà sư đồng thời là nhà sử học sống dưới triều vua Khang Hy đã đến kinh lý ở vùng đất phía Nam nước ta. Vùng đất mà Thích Đại Sán đến, lúc này được gọi là Đàng Trong, do các chúa Nguyễn quản lý. Sau khi trở về nước, Thích Đại Sán đã viết bộ “Hải ngoại ký sự” vào năm 1696. Bộ ký sự này là những ghi chép của Thích Đại Sán về những địa danh đã đi qua, những điều mắt thấy tai nghe trong thời gian ông ta ở Đàng Trong. Cũng trong cuốn sách này, Thích Đại Sán đã nhắc đến hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa mà lúc bấy giờ người Việt gọi là “Vạn lý Trường Sa”.

Tin mới