Phấn khích ngôi sao liên sao sắp ghé thăm hệ Mặt trời

(Kiến Thức) - Một sao chổi mới được phát hiện khiến các nhà thiên văn học phấn khích. Các tính toán ban đầu cho thấy C / 2019 Q4 có quỹ đạo hyperbol - có nghĩa là một quỹ đạo có khả năng thoát khỏi lực hấp dẫn của Mặt trời. 

Được đặt tên chính thức là C / 2019 Q4 (Borisov), vật thể dường như đến từ bên ngoài hệ mặt trời. Như vậy, điều này khiến nó trở thành vị khách liên sao thứ hai được biết đến ghé thăm hệ mặt trời của chúng ta, sau tảng đá vũ trụ ʻOumuamua.

Ngôi sao chổi này lần đầu tiên được nhìn thấy vào ngày 30/ 8 bởi nhà quan sát Gennady Borisov.

Phan khich ngoi sao lien sao sap ghe tham he Mat troi
Nguồn ảnh: Space. 

Kể từ đó, các nhà thiên văn học trên khắp thế giới đã theo dõi nó và lập bản đồ quỹ đạo của nó để xác định nguồn gốc. Dữ liệu sơ bộ cho thấy vật thể có thể có nguồn gốc bên ngoài hệ mặt trời.

Trong khi 'Oumuamua không được nhìn thấy cho đến khi nó ra khỏi hệ mặt trời, C / 2019 Q4 vẫn đang trên đường đến. Với các tính toán quỹ đạo hiện tại, C / 2019 Q4 dự kiến sẽ tiếp cận gần nhất với Mặt trời vào tháng 12/ 2019, cung cấp cho các nhà thiên văn học thời gian  quý báu để quan sát kỹ hơn. Sao chổi có thể sẽ đến trong vòng khỏang cách 2 AU với Mặt trời, nằm ngoài quỹ đạo của sao Hỏa.

Các tính toán ban đầu cho thấy C / 2019 Q4 có quỹ đạo hyperbol - có nghĩa là một quỹ đạo có khả năng thoát khỏi lực hấp dẫn của Mặt trời. Có hơn hàng trăm sao chổi được biết đến với quỹ đạo hyperbol có nguồn gốc từ Đám mây Oort, một nhóm vật liệu băng giá còn sót lại ở rìa ngoài của hệ mặt trời.

Thỉnh thoảng, các vật thể từ đám mây bị đánh bật và di chuyển một lần vào hệ mặt trời.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Phát hiện sửng sốt trong vành đĩa ngôi sao GG Tauri A

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ra hydrogen sulfide từ vành đĩa quanh hệ thống ngôi sao GG Tauri A, nằm cách Trái đất khoảng 490 năm ánh sáng trong vùng hình thành sao Taurus-Auriga.

Hệ thống ngôi sao GG Tauri (viết tắt là GG Tau) là một hệ thống bốn chiều với 3 sao GG Tauri A (GG Tau A).

Do có kích thước lớn, nhiệt độ thấp (khoảng 20 độ K) và khối lượng lớn (bằng khoảng 0,15 khối lượng mặt trời), hệ sao này được các nhà thiên văn học coi như là một mục tiêu tuyệt vời để tìm kiếm hóa học các phân tử lạnh.

Hiện tượng lạ trong ngôi sao Eta Carinae gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Ngôi sao trẻ Eta Carinae tỏa sáng nổi bật trên bầu trời của bán cầu nam. Và mới đây, các nhà khoa học làm việc tại Kính viễn vọng Hubble của NASA quan sát ngôi sao này và bất ngờ tìm thấy một hiện tượng lạ.

Được biết, ngôi sao trẻ Eta Carinae có vị trí tương đối xa Trái đất (cách xa khoảng 7 nghìn năm ánh sáng, xa hơn so với khoảng cách trung bình của các ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường khoảng một nghìn năm ánh sáng). Trong lần phát hiện mới đây, Kính Hubble nhìn thấy hiện tượng nhiễu loạn ánh sáng cực khủng xuất hiện quanh ngôi sao này.

Hien tuong la trong ngoi sao Eta Carinae gay sung sot
Nguồn ảnh: Phys. 

Tin mới