Phần lớn bạo lực gia đình do rượu bia gây ra

Say xỉn khiến con người mất kiểm soát, gây ra những vụ xô xát, thậm chí dẫn tới án mạng đau lòng trong xã hội.

TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội, 33,7% các vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng rượu, bia.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Trong một nghiên cứu mới đây ghi nhận, gần 70% người trả lời đã phải chịu một/một số tác hại từ người uống rượu, bia xung quanh mình (bạn bè, người quen, đồng nghiệp, người lạ và đặc biệt là người thân trong gia đình); 21% cha mẹ/người chăm sóc chính cho biết trẻ em trong gia đình đã chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người xung quanh và 14% gia đình có trẻ đã chịu ít nhất một trong năm tác hại liên quan gồm bị người uống rượu bia đánh đập, phải chứng kiến bạo lực nghiêm trọng liên quan đến rượu, bia trong gia đình, bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn, gia đình không còn tiền để chi cho các nhu cầu thiết yếu cho trẻ do thành viên hộ gia đình sử dụng rượu bia gây ra.
Trong số các hộ gia đình có người uống rượu bia, 10-15% hộ gia đình phải đối mặt với các vấn đề: bạo lực gia đình liên quan đến rượu, bia, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng; người uống rượu bia không muốn/không đủ sức khỏe để lao động, kiếm sống; người uống rượu bia không muốn/không đủ sức khỏe để đảm đương các công việc gia đình.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình- Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) Nguyễn Vân Anh cho hay: Những vụ bạo hành trong gia đình liên quan đến bia rượu không phải là ít và thực sự là đáng lo ngại. Rất nhiều phụ nữ, nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình thì chồng của họ là người nghiện rượu bia.
Theo nghiên cứu của tổ chức Health Bridge về tình trạng trẻ em bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm dụng rượu bia của người lớn đã chỉ ra kết quả cho thấy: 11% trẻ em bị xúc phạm, nhục mạ, mắng chửi; bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn: 6,5%; phải chứng kiến bạo lực nghiêm trọng trong gia đình: 6,1%; bị đánh đập, gây đau đớn về thể xác 3,8%...
Cũng theo Health Bridge: Trẻ em trong các hộ uống rượu chịu nhiều thiệt thòi cả về dinh dưỡng và giáo dục so với các trẻ em khác. Các em sẽ tới ngưỡng cửa của tuổi lao động với bất lợi kép - sức khỏe yếu, trình độ học vấn kém hơn trẻ em bình thường khác.
Vì vậy trẻ em trong các gia đình có người nghiện rượu sẽ có năng suất lao động thấp hơn ở tuổi trưởng thành, gây thiệt thòi cho cá nhân và xã hội. Thành viên gia đình ở các hộ có người uống rượu bia thường xuyên ít được đầu tư về dinh dưỡng, chăm sóc y tế và giáo dục so với các hộ không có người uống rượu bia…
Nhà Nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (GĐ Trung tâm tư vấn An Việt Sơn) chia sẻ, nhiều gia đình chồng bia rượu về đánh đập vợ nhưng cũng có trường hợp, chồng nghiện rượu gây ra ảo giác nghi ngờ, giày vò vợ hành hạ về tinh thần. Điều này còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần.
Theo ông Chất, khi ông chồng uống bia rượu lại bị vợ chỉ trích, trách móc khiến họ rơi vào trạng thái “điên nhất thời” trong khoảnh khắc họ không kiểm soát được hành vi. Hành động của họ trở thành bản năng, họ muốn thắng, muốn đàn áp đối phương là vợ vì vậy họ dùng đến vũ lực.
Một trong những tác hại khủng khiếp của bia rượu là khiến người uống có thể bị rối loạn tâm thần. BS Đinh Hữu Uân, BV Tâm thần Trung ương I chia sẻ, triệu chứng chủ yếu của những người này là hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị truy hại. Nội dung của hoang tưởng liên quan đến các sự vật có thật xung quanh bệnh nhân như: vợ, con, hàng xóm, đồng nghiệp và bạn bè. Người bệnh rất đa cảm, họ luôn hoảng sợ, hoang tưởng luôn cho phối hành vi và thường tấn công người khác.
Theo khuyến cáo của WHO, để kiểm soát rượu bia, Việt Nam cần phải thực hiện ba nhóm giải pháp cơ bản để giảm tính sẵn có của rượu, bia gồm có hệ thống chính sách và pháp luật đầy đủ nhằm kiểm soát tác hại của rượu, bia; tuyên truyền thường xuyên, liên tục về nguy cơ, hậu quả, biện pháp phòng ngừa và tăng cường năng lực cho công tác cưỡng chế thực thi các chính sách liên quan.
Tháng 6/2019, Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia. Luật ban đầu mang tính tuyên ngôn, quan điểm của Nhà nước với phòng, chống tác hại rượu bia, giảm tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến không lây nhiễm trong đó có tim mạch, ung thư, tâm thần. Luật này sẽ mang thông điệp truyền thông mạnh mẽ nhằm thay đổi hành vi uống rượu bia, bảo đảm sức khỏe và làm tăng ý thức doanh nghiệp về kinh doanh rượu bia, cửa hàng bán rượu bia.
Hiện nay, đã có hơn 100 nước trên thế giới có luật phòng chống tác hại rượu bia, kể cả những nước là quê hương sản xuất rượu trên thế giới. Do đó, việc ban hành Luật Phòng chống tác hại rượu, bia là một giải pháp để bảo vệ sức khỏe người dân thông qua việc giảm mức tiêu thụ và kiểm soát quảng cáo, để hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn giao thông; bạo lực gia đình; những hệ lụy xã hội khác… từ việc lạm dụng rượu, bia gây ra.

Vấn nạn trẻ bị trầm cảm vì chứng kiến bạo lực gia đình

Từ một cậu bé ngoan, hòa đồng với mọi người, trẻ chuyển sang sống khép mình, ngại giao tiếp, có suy nghĩ tự tử khi thấy bố mẹ cãi nhau, đánh nhau, có bồ bịch…

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thắng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức cho biết, tình trạng trẻ bị trầm cảm do phải chứng kiến bạo lực gia đình ngày càng tăng lên, với nhiều biểu hiện nguy hiểm, không ít trẻ có suy nghĩ thắt cổ, nhảy sông, uống thuốc diệt cỏ… để tự tử.

Đưa mẹ bạn trai đi bệnh viện, tôi lịm người nhận ra sự thật sau 20 năm

Tôi thực sự ngưỡng mộ Quân khi có 1 gia đình hạnh phúc như vậy, bố anh yêu mẹ anh hết mực trong khi ở nhà tôi từ bé tôi đã phải chứng kiến bố tôi đánh đập, hành hạ mẹ tôi bằng đủ phương thức.

Đứng trước lựa chọn giữa gia đình lớn và gia đình nhỏ của mình, tôi không biết phải theo ai, phải làm gì, có nên nói với mọi người không hay cứ xem như mình không biết. Vì nỗi đau này quá lớn, tôi thực sự bị choáng ngợp tới nghẹt thở.
Tôi và Quân yêu nhau 4 năm, cả 2 bên gia đình đều đã đến gặp nhau nói chuyện cũng đã xác định ngày cưới. Nếu không có gì thay đổi tôi và Quân sẽ về chung nhà vào đầu năm sau. Vì thời gian còn dài nên 2 đứa có thời gian tìm hiểu thêm về gia đình nhau. Trước đó chúng tôi đi làm xa, thỉnh thoảng mới về thăm nhà nên số lần gặp bố mẹ nhau chắc chỉ 1-2 lần.
Trong ấn tượng của tôi, bố mẹ Quân rất hiền lành, nhất là mẹ anh. Tôi thực sự ngưỡng mộ Quân khi có 1 gia đình hạnh phúc như vậy, bố anh yêu mẹ anh hết mực trong khi ở nhà tôi từ bé tôi đã phải chứng kiến bố tôi đánh đập, hành hạ mẹ tôi bằng đủ phương thức.
Dua me ban trai di benh vien, toi lim nguoi nhan ra su that sau 20 nam
Tôi và Quân yêu nhau 4 năm, cả 2 bên gia đình đều đã đến gặp nhau nói chuyện cũng đã xác định ngày cưới. Ảnh minh họa. 
Thật ra, cũng từng có những thời gian bố tôi yêu thương mẹ tôi - trước khi em gái tôi ra đời năm tôi 8 tuổi. Sau 1 lần cãi nhau kịch liệt bố mẹ tôi gần như sống mà không để ý tới sự có mặt của đối phương, bố chỉ lôi mẹ ra đánh mỗi lần rượu vào, ông cứ bê tha như vậy tới năm tôi học đại học ông phải nhập viện vì thủng dạ dày do uống rượu và ăn cay quá nhiều. Từ đó ông bỏ rượu, mẹ tôi cũng tha thứ sau nhiều năm căng thẳng.
Kí ức của tôi về gia đình chính là hình ảnh chồng ôm chai rượu lừ lừ đi vào từ đầu ngõ, là cảnh người đàn ông nắm tóc vợ mình dập vào cột như kẻ thù, là ánh mắt căm hờn của người phụ nữ từng dịu dàng biết mấy. Cứ như vậy, tôi sợ yêu, sợ kết hôn cho tới khi gặp Quân. Có lẽ vì sinh ra trong 1 gia đình hạnh phúc nên Quân khác hẳn tôi, anh nhẹ nhàng bước vào, nhẹ nhàng giúp tôi nhận ra không phải gia đình nào cũng như vậy và không phải người đàn ông nào cũng là bố tôi.
Cách đây 2 tuần, mẹ Quân không may ốm nặng, nhà neo người tôi cũng gần như được "biên chế" vào chức vụ con dâu trong gia đình nên tôi nghỉ làm 2 ngày về chăm mẹ anh. Buổi chiều tôi tới, tôi bảo Quân và bố chồng tương lai về nghỉ ngơi, tôi ở chăm mẹ.
Khi chỉ còn mình tôi và mẹ chồng, bác sĩ gọi mẹ vào khám nên tôi đưa bà vào, vì bà sức khỏe yếu nên tôi được đi theo vào phòng để đỡ. Vén áo bà lên, tôi gần như chết lặng. Trên lưng bà có 1 vết sẹo dài, vết sẹo chằng chịt mà nhìn qua tôi cũng biết vết sẹo đó vì sao mà có.
Dua me ban trai di benh vien, toi lim nguoi nhan ra su that sau 20 nam-Hinh-2
Có lẽ vì sinh ra trong 1 gia đình hạnh phúc nên Quân khác hẳn tôi. Ảnh minh họa. 
Cảnh tượng đêm đó trở lại, nước mắt tôi tự dưng rơi mãi, rơi không kiềm lại mà được cứ nấc lên từng hồi. Thấy tôi như vậy, mẹ anh nhìn tôi như nhận ra điều gì, rồi bà bảo tôi ra ngoài đợi. Tôi đi ra, gọi anh tới chăm mẹ và ra về thẳng.

Tin mới