Phần mềm học bạ điện tử, sổ điểm điện tử chưa đồng bộ với chương trình GDPT mới

Học bạ, sổ điểm điện tử chưa cập nhật kịp thời để đáp ứng cách chấm điểm theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Phần mềm học bạ điện tử, sổ điểm điện tử chưa đồng bộ với chương trình GDPT mới
Học bạ điện tử, sổ điểm điện tử chưa đáp ứng cách chấm điểm, nhập điểm đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018; mã định danh của học sinh còn sai sót nên chưa đồng bộ hệ thống... là một số vướng mắc khi trường học triển khai học bạ điện tử, sổ điểm điện tử...
Dùng chữ ký số nhưng có đơn vị không chấp nhận
Bàn về thực tế triển khai học bạ điện tử, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phan Ngọc Nam – Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, 2 năm trở lại đây, tất cả các trường trên địa bàn huyện đã triển khai đại trà học bạ điện tử. Tuy nhiên, chỉ hiệu trưởng mới có chữ ký số. Hiện Phòng tiếp tục tham mưu đầu tư chữ ký số cho đội ngũ giáo viên.
Phan mem hoc ba dien tu, so diem dien tu chua dong bo voi chuong trinh GDPT moi
 Nguồn ảnh: vtv.vn
Thầy Nam cho biết, sử dụng học bạ điện tử nay vẫn theo phương án nhập điểm trên hệ thống vi tính, sau đó cuối năm học giáo viên in ra để ký tên, lãnh đạo đóng dấu.
“Việc ứng dụng học bạ điện tử có nhiều thuận lợi, nhưng giáo viên phải in ra để ký và đóng dấu nên mất thời gian, tốn kém. Do chưa có quy định giá trị pháp lý về sử dụng học bạ điện tử nên một số đơn vị nhà trường khi tiến hành tuyển sinh, chuyển, tiếp nhận học sinh không công nhận học bạ điện tử vì không có chữ ký viết tay”, thầy Nam chia sẻ.
Các trường ở huyện Bắc Trà My cũng đang triển khai sổ điểm điện tử. Thầy Nam nói, giáo viên phải cập nhật thường xuyên vào hệ thống, kết thúc năm học, giáo viên phụ trách in, ký, lãnh đạo đóng dấu và lưu hồ sơ. Nguyên tắc hoạt động là mỗi trường đều có quy chế sử dụng sổ điểm điện tử riêng. Có trường quy định thời gian nhập điểm của học sinh sau khi kết thúc bài kiểm tra không quá 3 ngày, 1 tuần, hoặc 1 tháng. Học sinh và phụ huynh có thể truy cập vào hệ thống để xem điểm, từ đó cùng với nhà trường định hướng cho các em học tập tốt hơn.
“Tính công khai minh bạch của sổ điểm điện tử giúp giảm tình trạng thầy cô chấm điểm, nhập điểm thiếu trung thực”, thầy Nam chia sẻ thêm.
Song, tương tự như học bạ điện tử, sổ điểm điện tử vẫn phải in ra, ký và đóng dấu do chưa có quy định và an toàn tính bảo mật khi lưu trữ dữ liệu trên môi trường mạng, mỗi trường một kiểu.
"Những ngày đầu triển khai học bạ điện tử, sổ điểm điện tử, một số trường, điểm trường ở khu vực miền núi còn gặp khó do thiếu cơ sở hạ tầng, thiết bị. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, giáo viên ở các điểm trường nay đã sử dụng thành thạo.
Khó khăn là sau 2 năm Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường sử dụng, Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có văn bản chỉ đạo thống nhất nên các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên chưa chấp nhận học bạ điện tử để các trường lưu trữ bản mềm, giáo viên vẫn phải in, ký tay để cho học sinh đi nhập học lên bậc học cao hơn", thầy Nam nói.
Liên quan đến việc thu thập mã số định danh, căn cước công dân của học sinh, thầy Nam cho đây là vấn đề rất vướng.
"Ở cấp trung học cơ sở, việc triển khai căn cước công dân đang áp dụng cho học sinh khối lớp 9. Việc này là nhiệm vụ của phụ huynh nhưng với các trường huyện miền núi, nhận thức một số cha mẹ học sinh hạn chế, bận rộn làm nương, không dành nhiều thời gian cho các con nên giáo viên phải làm thay phụ huynh, hướng dẫn học sinh đi làm căn cước công dân.
Giáo viên phải phối hợp với đội ngũ công an xã để triển khai tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác như lăn tay, viết chữ ký… Nói chung là rất vất vả cho giáo viên.
Để đạt hiệu quả và giảm áp lực, khối lượng công việc cho giáo viên, đòi hỏi nhận thức của phụ huynh phải thay đổi, xác định rõ về trách nhiệm của công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính
Còn về học bạ điện tử, sổ điểm điện tử, do có đơn vị không chấp nhận chữ ký số, không công nhận tính xác thực hồ sơ điện tử nên mong Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có quy định để các trường chấp nhận văn bản sử dụng chữ ký số, cho phép lưu trữ, tra cứu và sử dụng hồ sơ điện tử thay thế văn bản giấy", thầy Nam chia sẻ.
Chưa phù hợp cách cho điểm, đánh giá của chương trình mới
Cùng trao đổi về thực tế sau 2 năm ứng dụng học bạ điện tử, sổ điểm điện tử, một Hiệu trưởng của trường trung học cơ sở cho biết, giáo viên được giảm bớt sai sót, tránh tam sao thất bản khi nhập điểm.
“Thứ nhất, sau khi chốt khoá nhập điểm của giáo viên, nhà trường lưu trữ điện tử. Thứ hai, trường in ra mỗi học sinh một quyển, giáo viên ký, lãnh đạo trường đóng dấu như học bạ truyền thống phòng khi có vấn đề xảy ra với bản mềm lưu trữ.
Lo sợ nền tảng học bạ điện tử, sổ điểm điện tử không lưu trữ được vĩnh viễn, nên để đảm bảo an toàn theo quy định về công tác văn thư lưu trữ, nhà trường vẫn phô tô, ký và đóng dấu để lưu trữ bản giấy.
Ngoài ra, cuối học kỳ, giáo viên nhập điểm và xuất học bạ, sổ điểm ra bản cứng vẫn gặp một số lỗi. Tương tự, sổ liên lạc điện tử của học sinh khi xuất từ hệ thống cũng còn một số lỗi chưa thể khắc phục”, vị này chia sẻ.
Chỉ ra những vướng mắc khi triển khai học bạ, sổ điểm điện tử, vị hiệu trưởng cho hay, hiện học bạ, sổ điểm điện tử chưa cập nhật kịp thời để đáp ứng cách chấm điểm theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
“Hiện sổ điện tử, học bạ điện tử chỉ đáp ứng được cách nhập điểm của chương trình giáo dục phổ thông 2006, có một số đầu mục chưa được cập nhật để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Phần mềm như thế nào thì nhà trường sử dụng như thế do không can thiệp được về mặt kỹ thuật. Trường cũng đã báo cáo các đơn vị nhằm tháo gỡ vướng mắc nhưng chưa có hướng dẫn mới”, vị hiệu trưởng cho biết.
Cũng theo vị này, hiện nhà trường còn 2 học sinh chưa có mã định danh nên không đồng bộ được trên hệ thống học bạ điện tử và sổ điểm điện tử. Nguyên nhân là do thông tin cá nhân học sinh đăng ký sai sót.
"Nhà trường gặp 2 vướng mắc chưa khắc phục được bao gồm mã định danh của một số học sinh không đồng bộ được trên hệ thống. Và thông tin cá nhân của học sinh phía công an thu thập và thống kê của trường không đồng nhất. Với những trường hợp này, nhà trường phối hợp với bộ phận công an xã tiến hành xác minh thông tin chuẩn của học sinh", hiệu trưởng nói.
Trước mắt, vị hiệu trưởng đề xuất các đơn vị cần cập nhật phần mềm học bạ điện tử, sổ điểm điện tử theo triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới để trường dễ dàng đánh giá, nhận xét, nhập điểm của học sinh.

Tuyển sinh 2021: Vẫn mất cân đối ngành nghề

Hôm qua, 16/5, hết hạn đăng ký nguyện vọng (NV) xét tuyển đại học (ĐH) bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 trên toàn quốc. Số liệu thống kê từ Bộ GD&ĐT cho thấy, lựa chọn ngành nghề của thí sinh đang có sự mất cân đối nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nguồn nhân lực quốc gia sau này.
 

Tuyển sinh 2021: Vẫn mất cân đối ngành nghề
Tuyen sinh 2021: Van mat can doi nganh nghe

Thí sinh vẫn đổ xô vào nhóm ngành kinh tế Ảnh: Diệp An 

Ðổ xô vào kinh tế

Đẩy mạnh trao đổi sinh viên và đào tạo MBA với Australia

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Canberra (Australia) nhân lễ tiếp đón đoàn đại biểu đến từ trường đại học này.

Đẩy mạnh trao đổi sinh viên và đào tạo MBA với Australia
Ngày 27/10, đoàn Đại học Canberra (Australia) do ông Chris Gartner, Phó Hiệu trưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT).
PGS.TS. Trần Quang Anh - Phó giám đốc Học viện, PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quốc tế, TS. Đỗ Trung Anh - Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế và TS Lê Thị Hằng, Phó Trưởng Khoa Đa phương tiện cùng các giảng viên, chuyên viên của học viện đã chào đón nồng nhiệt đoàn.

Hỗ trợ môi trường học tập cho trẻ em vùng núi tại Việt Nam

Gần 500 học sinh trường Tiểu học và THCS Lạc Sỹ (Yên Thuỷ, Hoà Bình) đã được học tại các lớp học, thư viện, phòng máy, phòng học ngoại ngữ tiện nghi, hiện đại.

Hỗ trợ môi trường học tập cho trẻ em vùng núi tại Việt Nam
Lạc Sỹ là ngôi trường khó khăn thuộc vùng núi kém phát triển của Yên Thủy, Hòa Bình. Tại đây có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống với tỉ lệ hộ nghèo lên tới 43%, cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ hộ nghèo chung của xã Yên Thủy. Điều này đồng nghĩa với việc điều kiện và chất lượng học tập cho trẻ em là vô cùng khó khăn.
Sau 5 tháng được đầu tư 2,6 tỷ đồng để cải thiện, xây dựng và lắp đặt mới cơ sở vật chất tại trường, các lớp học, thư viện, phòng máy, phòng học ngoại ngữ đã được khánh thành. 

Tin mới