Phẫn nộ những thí nghiệm phi đạo đức trên cơ thể người

(Kiến Thức) - Một số nước trên thế giới đã thực hiện những thí nghiệm phi đạo đức trên cơ thể con người, trong đó có phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh mà họ không hề hay biết.

Phẫn nộ những thí nghiệm phi đạo đức trên cơ thể người
Thí nghiệm bệnh giang mai
Phan no nhung thi nghiem phi dao duc tren co the nguoi
Năm 1932, Dịch vụ Y tế công cộng Mỹ phối hợp với viện Tuskegee thực hiện nghiên cứu về sự phát triển tự nhiên của bệnh giang mai khi không được điều trị. Theo đó, 600 nam giới người Mỹ gốc Phi ở vùng nông thôn Alabama đã trở thành đối tượng của thí nghiệm phi đạo đức trên. Trong số đó có 399 người mắc bệnh giang mai từ trước.
Mặc dù nói với bệnh nhân là họ đang được điều trị nhưng thực chất họ không được bác sĩ chữa trị. Cụ thể, các bác sĩ không hề chữa trị hoặc chữa trị sai phương pháp cho các bệnh nhân mắc bệnh giang mai nhằm mục đích quan sát sự tiến triển của bệnh giang mai gây tử vong cho con người như thế nào. Thêm vào đó, các bệnh nhân không tìm đến các cơ sở chữa bệnh khác để điều trị bệnh khi không thấy tình hình sức khỏe cải thiện.
Ngay cả sau năm 1940, khi penicilin được sử dụng để điều trị bệnh giang mai thì các đối tượng tham gia thí nghiệm trên cũng không được các bác sĩ cho sử dụng. Mãi đến năm 1972, thí nghiệm phi nhân tính, vô đạo đức trên mới bị phát giác và gây ra sự phẫn nộ lớn trong dư luận. Khi đó, thí nghiệm về bệnh giang mai trên mới khép lại.
Thí nghiệm lưu lượng máu ở trẻ sơ sinh
Phan no nhung thi nghiem phi dao duc tren co the nguoi-Hinh-2
Vào những năm 1960, Khoa Nhi thuộc ĐH California đã tiến hành một nghiên cứu về lưu lượng máu và huyết áp của trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 1 giờ đến 3 ngày tuổi thay đổi như thế nào. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp kinh hoàng đối với 113 trẻ sơ sinh. 
Theo đó, các bác sĩ dùng một ống thông đường tiểu đưa vào từ động mạch rốn của mỗi đứa trẻ vào đến động mạch chủ. Sau đó, bàn chân của các trẻ sơ sinh sẽ được đặt trong nước đá lạnh khiến thân nhiệt của các đối tượng giảm nhanh. Sau đó, các chuyên gia tiến hành đo áp suất ở động mạch chủ. Trong số đó còn có 50 đối tượng bị cắt bao quy đầu và được đặt nghiêng cơ thể khiến máu dồn lên phía đầu để các chuyên gia quan sát lưu lượng máu và huyết áp của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào.
Iốt phóng xạ ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
Phan no nhung thi nghiem phi dao duc tren co the nguoi-Hinh-3
Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ (AEC) là cơ quan đứng đằng sau thí nghiệm phi đạo đức này. Trong số những thí nghiệm đó có hai thí nghiệm được tiến hành năm 1953 tại Đại học Iowa. Tại đây, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai bị phơi nhiễm Iốt phóng xạ.
Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến phụ nữ mang thai tiếp xúc với Iốt phóng xạ. Nghiên cứu thứ hai nhắm đến mục tiêu là nghiên cứu phôi thai không phát triển bị ảnh hưởng như thế nào khi tiếp xúc với Iốt phóng xạ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của Iode phóng xạ đối với 25 trẻ sơ sinh nhằm đo lượng Iốt phóng xạ tích lũy trong tuyến giáp của nhóm đối tượng này thay đổi thế nào. Đến năm 1974, thí nghiệm trên của AEC bị bãi bỏ sau khi nghiên cứu phi nhân tính trên bị phát giác và dư luận chỉ trích nặng nề.

Ám ảnh nạn nhân bị phát xít Đức thí nghiệm man rợ

(Kiến Thức) - Không chỉ tra tấn, sát hại tù nhân dã man, các bác sĩ đồ tể phát xít Đức còn thí nghiệm man rợ trên cơ thể người.

Ám ảnh nạn nhân bị phát xít Đức thí nghiệm man rợ
Am anh nan nhan bi phat xit Duc thi nghiem man ro
Ảnh chụp gương mặt tù nhân bị biến dạng sau khi bác sĩ đồ tể phát xít Đức thực hiện thí nghiệm man rợ ở trại tập trung Buchenwald. 

Thí nghiệm giải phẫu sống man rợ thời CTTG 2

(Kiến Thức) - ĐH Kyushu mới mở triển lãm trưng bày những bằng chứng về việc bác sĩ Nhật Bản giải phẫu sống tù binh Mỹ hồi Chiến tranh thế giới 2.

Thí nghiệm giải phẫu sống man rợ thời CTTG 2
Theo đó, ĐH Kyushu đã triển lãm những bằng chứng về việc 8 phi công Mỹ bị phát xít Nhật bắt được rồi tiến hành thí nghiệm giải phẫu sống tháng 5/1945. Theo một số tài liệu, số phi công có mặt trên máy bay B-29 của Mỹ cất cánh từ Guam nhằm thực hiện cuộc không kích vào một sân bay ở Fukuoka là 12 người. Sau khi máy bay của Mỹ đâm vào máy bay chiến đấu của Nhật Bản, toàn bộ phi công Mỹ đã nhảy dù để thoát nạn. 
Sau đó, những tù binh Mỹ trong đó có cơ trưởng Marvin Watkins và những người khác bị phát xít Nhật bắt. Người cơ trưởng Watkins, những phi công Mỹ khác được đưa đến một trường y ở thành phố Fukuoka. Cơ trưởng Watkins được Nhật Bản đưa đi thẩm vấn và được cho là đã chết ở Virginia năm 1989.

Bí mật đời sống hôn nhân của người anh hùng Nhạc Phi

(Kiến Thức) - Tuy là đại nguyên soái, anh hùng lừng danh trong lịch sử Trung Quốc, nhưng ít ai ngờ Nhạc Phi rất giản dị và vô cùng nghiêm túc,chung thủy trong hôn nhân. 

Bí mật đời sống hôn nhân của người anh hùng Nhạc Phi
Bi mat doi song hon nhan cua nguoi anh hung Nhac Phi
 Nhạc Phi là một trong những tên tuổi lừng danh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông chính là tấm gương cao đẹp về lòng yêu nước và là người anh hùng dân tộc của Trung Quốc. Đêm ngày 15/2/1103 âm lịch (tức năm thứ hai Tống Vi Tông Sùng Ninh ), Nhạc Phi cất tiếng khóc chào đời trong căn nhà tranh nghèo khó ở thôn Vĩnh Hòa, huyện Thang Âm, Tương Châu, Hà Bắc nay thuộc thành phố An Dương, Hà Nam. Ngày nhỏ ông tên là Ngũ Lang, sau này mới đổi thành Nhạc Phi, tự là Băng Cử.
Bi mat doi song hon nhan cua nguoi anh hung Nhac Phi-Hinh-2
 Cha ông là Nhạc Hòa, mẹ là Diêu Thị. Khi sinh Nhạc Phi, mẹ ông đã 36, 37 tuổi. Nhạc Phi có mấy người anh em trai không may đều chết yểu. Đây chính là cú sốc rất lớn đối với cha mẹ ông. Sau Nhạc Phi mẹ ông may mắn lại sinh thêm được Nhạc Phiên. Từ nhỏ ông đã hun đúc lòng yêu nước, chính tay mẹ ông đã xăm lên lưng ông bốn chữ "Tận trung báo quốc".
Bi mat doi song hon nhan cua nguoi anh hung Nhac Phi-Hinh-3
Năm 16 tuổi Nhạc Phi lấy một cô gái nghèo cùng cảnh ngộ họ Lưu. Năm sau họ sinh được một người con trai đặt tên là Nhạc Vân. 7 năm sau, họ sinh tiếp người con thứ hai là Nhạc Lôi. Cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được hơn 8 năm thì đứt đoạn. 
Bi mat doi song hon nhan cua nguoi anh hung Nhac Phi-Hinh-4
Do gia cảnh nghèo khó, ông lại suốt ngày vắng nhà. Giặc Kim chiếm lĩnh huyện Thang Âm. Cuộc sống càng khó khăn cùng quẫn, vợ ông không chịu được đã cải giá theo người khác. Đường đường là một người anh hùng dũng mãnh xông pha ngoài chiến trường làm giặc hồn bay phách lạc mà lại không bảo vệ nổi gia đình nhỏ bé của mình, đây chính là một nỗi bi thương trong cuộc đời ông. 
Bi mat doi song hon nhan cua nguoi anh hung Nhac Phi-Hinh-5
Khoảng năm 26-27 tuổi, ông lấy người vợ họ Lý hơn ông hai, ba tuổi. Đây chính là mẫu mẹ hiền vợ đảm điển hình. Vợ ông rất hiếu thuận với mẹ chồng Diêu thị, yêu thương Nhạc Vân, Nhạc Lôi - con riêng của chồng nhất mực. Bà đã trở thành hậu phương vững chắc, giúp ông giảm bớt lo âu và vững tâm nơi chiến trường. 

Bi mat doi song hon nhan cua nguoi anh hung Nhac Phi-Hinh-6
Bà cũng sinh thêm cho ông ba người con trai là Nhạc Lâm, Nhạc Chấn, Nhạc Ai (sau đổi tên thành Nhạc Đình), giúp gia tộc họ Nhạc vốn đang neo người nối dõi nay trở nên hưng thịnh hơn rất nhiều. Nơi chiến trường, Nhạc Phi lập rất nhiều chiến công hiển hách trong cuộc chiến chống lại nhà Kim chính là nhờ một phần công không nhỏ của bà. Bà sống đến năm 1175 thì mất vì bệnh tại Giang Châu, thọ 75 tuổi. 

Tin mới