Phản ứng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm, người tiêm cần chú ý gì?

Phản ứng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm, người tiêm cần chú ý gì?

Như các vắc xin khác, vắc xin Sinopharm phòng COVID -19 có thể có một số tác dụng phụ ở một số đối tượng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường chỉ gây những ảnh hưởng không đáng kể.

Xem toàn bộ ảnh
 Vắc xin Sinopharm là vắc-xin được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (Trung Quốc), đây là vắc xin được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt với sự hỗ trợ tế bào Vero.
Vắc xin Sinopharm là vắc-xin được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (Trung Quốc), đây là vắc xin được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt với sự hỗ trợ tế bào Vero.
Đây là công nghệ truyền thống của nhiều loại vắc xin trước đây, sử dụng các phần tử virus đã chết (bất hoạt) để tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo kháng thể bảo vệ. Ngày 7/5/2021, vắc-xin Sinopharm được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%.
Đây là công nghệ truyền thống của nhiều loại vắc xin trước đây, sử dụng các phần tử virus đã chết (bất hoạt) để tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo kháng thể bảo vệ. Ngày 7/5/2021, vắc-xin Sinopharm được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%.
Tới thời điểm hiện tại, vắc xin Sinopharm được tuyên bố có hiệu quả lên đến 86%, được bảo quản trong điều kiện từ 2-8 độ C, thời hạn sử dụng là 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho của vắc-xin phòng COVID-19 này.
Tới thời điểm hiện tại, vắc xin Sinopharm được tuyên bố có hiệu quả lên đến 86%, được bảo quản trong điều kiện từ 2-8 độ C, thời hạn sử dụng là 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho của vắc-xin phòng COVID-19 này.
Khi biến thể Delta xuất hiện, các nhà chức trách và chuyên gia Trung Quốc vẫn khẳng định, vắc xin Sinopharm phát huy tác dụng. Nguy cơ mắc bệnh nặng ở những người tiêm vắc xin giảm đáng kể so với những người chưa được tiêm chủng.
Khi biến thể Delta xuất hiện, các nhà chức trách và chuyên gia Trung Quốc vẫn khẳng định, vắc xin Sinopharm phát huy tác dụng. Nguy cơ mắc bệnh nặng ở những người tiêm vắc xin giảm đáng kể so với những người chưa được tiêm chủng.
Như các vắc xin khác, người tiêm Sinopharm có thể gặp một số tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này thường gây ảnh hưởng không đáng kể và thường bình thường sau vài ngày.
Như các vắc xin khác, người tiêm Sinopharm có thể gặp một số tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này thường gây ảnh hưởng không đáng kể và thường bình thường sau vài ngày.
Một số tác dụng phụ phổ biến của vắc xin Sinopharm có thể kể đến như đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn. Người không gặp tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm không có nghĩa vắc xin không phát huy tác dụng bảo vệ.
Một số tác dụng phụ phổ biến của vắc xin Sinopharm có thể kể đến như đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn. Người không gặp tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Sinopharm không có nghĩa vắc xin không phát huy tác dụng bảo vệ.
Để giảm bớt tác dụng phụ khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể chườm mát tại vị trí tiêm. Uống thật nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu do sốt.
Để giảm bớt tác dụng phụ khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể chườm mát tại vị trí tiêm. Uống thật nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu do sốt.
Trong hầu hết các trường hợp những tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mẩn đỏ, cơn đau gia tăng ở vị trí tiêm sau 24 giờ.
Trong hầu hết các trường hợp những tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mẩn đỏ, cơn đau gia tăng ở vị trí tiêm sau 24 giờ.
Ngoài ra, một số phản ứng hiếm gặp có thể xảy ra là hôn mê, buồn ngủ, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng, nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực; đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai; khó chịu, nổi hạch.
Ngoài ra, một số phản ứng hiếm gặp có thể xảy ra là hôn mê, buồn ngủ, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng, nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực; đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai; khó chịu, nổi hạch.
Những phản ứng sau tiêm rất hiếm gặp (dưới một trên 10.000 liều) là ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý; chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản...
Những phản ứng sau tiêm rất hiếm gặp (dưới một trên 10.000 liều) là ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý; chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản...
...viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt; đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt. Riêng về phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin Sinopharm hiện chưa đủ thông tin để ước tính.
...viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt; đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt. Riêng về phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin Sinopharm hiện chưa đủ thông tin để ước tính.
Những chú ý khi tiêm vắc xin Sinopharm. Đầu tiên, dù đã được tiêm vắc xin phòng dịch vẫn phải luôn giữ ý thức phòng ngừa lây bệnh. Ngoài ra, nên tiêm cùng một loại vắc xin đủ hai liều.
Những chú ý khi tiêm vắc xin Sinopharm. Đầu tiên, dù đã được tiêm vắc xin phòng dịch vẫn phải luôn giữ ý thức phòng ngừa lây bệnh. Ngoài ra, nên tiêm cùng một loại vắc xin đủ hai liều.
Thứ hai, vắc xin Sinopharm được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên. Người tiêm sẽ được tiêm mỗi liều 0,5 ml vào bắp. Lịch tiêm gồm hai mũi, cách nhau 21-28 ngày. Nếu liều thứ hai bị trì hoãn quá 4 tuần thì cần được tiêm trong thời gian sớm nhất có thể.
Thứ hai, vắc xin Sinopharm được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên. Người tiêm sẽ được tiêm mỗi liều 0,5 ml vào bắp. Lịch tiêm gồm hai mũi, cách nhau 21-28 ngày. Nếu liều thứ hai bị trì hoãn quá 4 tuần thì cần được tiêm trong thời gian sớm nhất có thể.
Khi tiêm vắc xin Sinopharm, những người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính đã điều trị ổn định phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện, hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Khi tiêm vắc xin Sinopharm, những người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính đã điều trị ổn định phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện, hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
Không được tự ý ngừng thuốc đang điều trị vì lý do tiêm vắc xin COVID-19. Ngày đi tiêm, bạn cần đem toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Không được tự ý ngừng thuốc đang điều trị vì lý do tiêm vắc xin COVID-19. Ngày đi tiêm, bạn cần đem toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Mời quý độc giả xem video: Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam. Nguồn Alobacsi.vn

GALLERY MỚI NHẤT