Pháp không giao tàu Mistral, Nga sẽ không trả tiền

(Kiến Thức) - Moscow sẽ không trả bất kỳ một chi phí nào nếu như Pháp không bàn giao tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral thứ hai cho Hải quân Nga.

Pháp không giao tàu Mistral, Nga sẽ không trả tiền
Tờ The Moscow Times đưa tin hôm 12/8, Moscow sẽ không thanh toán bất kỳ khoản tiền nào cho Pháp trong hợp đồng mua 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho đến khi chiếc thứ hai trong thương vụ trên được chuyển giao hoàn toàn cho Hải quân Nga.
Thông tin trên được người đứng đầu cơ quan xuất nhập khẩu vũ khí của Nga - Anatoly Isaikin xác nhận trong một cuộc phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass hôm thứ 3 (12/8). Ông này còn cho biết, việc thanh toán chỉ được diễn ra trong cuối năm 2015, khi phía Pháp bàn giao chiếc Mistral thứ hai cho Hải quân Nga.
Thương vụ Mistral sẽ là thước đo quan trọng về sự đoàn kết trong nội bộ các nước thành viên NATO.
 Thương vụ Mistral sẽ là thước đo quan trọng về sự đoàn kết trong nội bộ các nước thành viên NATO.
Trong tháng trước, hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, tiến trình chuyển giao tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral thứ hai sẽ phụ thuộc vào thái độ và chính sách của Moscow với tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine.
Hiện tại Washington và một số đồng minh NATO vẫn gây sức ép với Paris, đòi hủy bỏ việc chuyển giao tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên cho Hải quân Nga vào cuối năm nay. Lý do đưa ra là Nga có thể sử dụng các tàu đổ bộ này để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong khu vực, nhưng với người Pháp điều này không hề dễ dàng gì khi giá trị hợp đồng của hai tàu lớp Mistral lên tới 1,2 tỷ Euro ( tương đương 1,6 tỷ USD). Cái giá mà Pháp phải trả cho sự đổ vỡ của hợp đồng trên còn lớn hơn rất nhiều.
Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Pháp nên tôn trọng thỏa thuận mà hai nước đã ký kết trước đây, trong khi đó Pháp lại đang có ý định hủy bỏ hoặc hoãn bàn giao chiếc Mistral thứ hai cho Nga.
Thỏa thuận mua sắm tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch hiện đại hóa trang bị của Hải quân Nga. Và đây chỉ là một phần trong chính sách hiện đại hóa quân đội trị giá 700 tỷ USD của Moscow.
Tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral được xem là làn gió mới trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Moscow.
 Tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral được xem là làn gió mới trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Moscow.
Bên cạnh đó, Hải quân Nga cũng cho biết, sau khi tiếp nhận tàu đổ bộ lớp Mistral thứ hai thì tàu này sẽ trở thành soái hạm của Hạm đội Địa Trung Hải. Theo đó Hải quân Nga sẽ tái lập cơ sở đồn trú của mình ở Địa Trung Hải vào năm 2015 và đây chỉ là một trong những mục tiêu ngắn hạn của Nga để giành lại vị thế như thời Liên Xô trước đây sau 20 năm suy giảm.
Hợp đồng Mistral còn bao gồm việc chuyển giao công nghệ. Theo điều khoản được ký kết thì phía Pháp sẽ tiến hành chuyển giao công nghệ, hỗ trợ chuyên môn và giúp hiện đại hóa các nhà máy đóng tàu của Nga. Và đây sẽ là tiền đề để Nga có thể tự đóng các tàu lớp Mistral thứ 3 và thứ 4 trong nước.
Tuy Nga là quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu hàng đầu thế giới nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ và do thiếu nguồn đầu tư nên công nghệ đóng tàu của Nga đã tụt hậu khá nhiều so với các nước Châu Âu. Trong khi đó các tàu lớp Mistral thế hệ mới lại được đóng theo công nghệ hoàn toàn khác so với Nga, nhất là quá trình đóng thân tàu, tháp chỉ huy, trung tâm điều khiển và hệ thống thông tin liên lạc.
Hình ảnh về tàu đổ bộ tấn công Vladivostok của Nga tại nhà máy đóng tàu STX ở Pháp.
 Hình ảnh về tàu đổ bộ tấn công Vladivostok của Nga tại nhà máy đóng tàu STX ở Pháp.
Sau khi được bàn giao cho Hải quân Nga, tàu đổ bộ tấn công Mistral sẽ được chuyển về nhà máy đóng tàu Baltiysk (St.Peterburg) để lắp ráp hệ thống vũ khí của Nga bao gồm: hai hệ thống pháo cao tốc AK-630, tên lửa phòng không Igla và một số hệ thống vũ khí khác.
Theo thiết kế tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của Hải quân Nga có thể mang theo 14 trực thăng gồm: 8 trực thăng tiến công Ka-52K và 4 trực thăng Ka-29TB/P. Bên cạnh đó nó còn có thể triển khai một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cùng hàng chục xe bọc thép lội nước BTR, BMP.

Pháp đền Nga bao nhiêu nếu hủy thương vụ Mistral?

(Kiến Thức) - Khoảng 4 tỷ USD là số tiền mà Pháp phải bồi thường nếu muốn hủy hợp đồng chuyển giao tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Nga.

Pháp đền Nga bao nhiêu nếu hủy thương vụ Mistral?

Những ngày qua sau thảm nạn của chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia và những nghi án về việc Nga có dính líu đến sự việc này, các nước châu Âu liên tục gây áp lực với Pháp về việc hủy bỏ hợp đồng bán tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho phía Nga do lo ngại nó sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh đổ bộ của Nga.

Liên quan đến sự kiện này, ARMS-TASS dẫn lời nguồn tin khu phức hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng bán 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho phía Nga, Pháp sẽ phải bồi thường khoản tiền "khủng" 3 tỷ Euro (khoảng 4,05 tỷ USD).

Ghé thăm bảo tàng hàng không quân sự lớn nhất Nga

(Kiến Thức) - Monino là bảo tàng hàng không quân sự lớn nhất ở Nga, đây là nơi trưng bày 173 máy bay các loại từng một thời khuấy đảo châu Âu.

Ghé thăm bảo tàng hàng không quân sự lớn nhất Nga
Bảo tàng không quân Monino được đặt gần sân bay Monino cách Moscow 40km, đây là nơi trưng bày của 173 máy bay các loại cùng 127 mẫu động cơ do Liên Xô (sau này là Nga) chế tạo.
Bảo tàng không quân Monino được đặt gần sân bay Monino cách Moscow 40km, đây là nơi trưng bày của 173 máy bay các loại cùng 127 mẫu động cơ do Liên Xô (sau này là Nga) chế tạo. 

Nga điều siêu tăng T-90 tới biên giới với Ukraine

(Kiến Thức) - Có khả năng Nga đã điều động các xe tăng T-90 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 tới khu vực gần biên giới với Ukraine.

Nga điều siêu tăng T-90 tới biên giới với Ukraine

Tin mới