Pháp mời Ngoại trưởng Iran đến G7 mà không báo cho ông Trump?

Bộ trưởng Ngoại giao Iran đã dành vài giờ ở Biarritz, Pháp, bên lề hội nghị G7, để nói chuyện với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người dường như muốn đóng vai trò trung gian đàm phán giữa Iran - Mỹ.

Được biết, Ngoại trưởng Iran có chuyến thăm đột xuất tỉnh Biarritz sau khi nhận được lời mời từ Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian.
Lời mời này được đưa ra sau sự kiện Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp Ngoại trưởng Zarif hồi đầu tuần trước nhằm thảo luận về số phận thoả thuận hạt nhân Iran.
Phap moi Ngoai truong Iran den G7 ma khong bao cho ong Trump?
Ngoại trưởng Iran (áo trắng, bên trái ảnh) trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Macron (áo trắng, ngoài cùng bên phải ảnh). Nguồn: Twitter Ngoại trưởng Javad Zarif 
Tại Biarritz – nơi đang diễn ra hội nghị G7, ông Zarif đã tham dự cuộc đàm phán kéo dài hơn 3 giờ với Tổng thống Pháp Macron, các quan chức Anh và Đức.
Đáng chú ý, ông Zarif không gặp mặt Tổng thống Donald Trump hoặc bất kì ai từ phái đoàn Mỹ, phát ngôn viên chính phủ Iran nói.
Trong khi một quan chức Pháp nói với Reuters rằng các cuộc đàm phán mang lại kết quả "tích cực”, và “sẽ được tiếp nối", thì nội dung thảo luận cụ thể vẫn là một bí mật.
"Con đường phía trước thật gian nan", ông Zarif viết trên Twitter sau khi gặp các quan chức Pháp, "nhưng đáng để thử."
Tổng thống Macron đã nỗ lực đưa việc tái khởi động các cuộc đàm phán với Tehran trở thành vấn đề ưu tiên tại hội nghị thượng đỉnh G7 cuối tuần vừa rồi.
Trong khi ông Macron trình bày kế hoạch hòa bình với lãnh đạo Mỹ, cả ông Trump và Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đều nhấn mạnh rằng chiến dịch trừng phạt kinh tế tối đa của Washington đối với Tehran vẫn đang hoạt động.
Khi được hỏi về sự xuất hiện của ông Zarif bên lề G7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “từ chối bình luận”. Nhà Trắng cho biết rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Iran là một bất ngờ đối với Tổng thống Trump, vì ông không được thông báo trước về việc này. Một số quan chức Mỹ thậm chí còn tỏ ra tức giận.
Trong khi đó, văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố tất cả các đối tác G7 đã được thông báo nhanh về chuyến thăm sắp tới của ông Zarif, đồng thời lưu ý rằng chuyến thăm được tổ chức rất gấp gáp.
Theo RT, kế hoạch mà Tổng thống Macron vạch ra nhằm cứu thoả thuận hạt nhân sẽ là Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận dầu mỏ với Iran, đổi lại, Tehran sẽ lập tức tuân thủ thoả thuận 2015 và ngồi vào bàn đám phán.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng các cuộc đàm phán với Ngoại trưởng Zarif đều là sự kiện phụ của hội nghị thượng đỉnh G7. Bản thân bà và các đối tác G7 “sẽ tiếp tục tìm cách giảm căng thẳng" với Teheran.
Mặc dù có thông tin cho rằng các nhà lãnh đạo G7 đã đồng ý giao nhiệm vụ cho Tổng thống Macron trong việc đưa ra tuyên bố chung với Iran. Nhưng trả lời các phóng viên hôm Chủ nhật, 25/8, Tổng thống Trump cho biết ông chưa thảo luận về điều này.
Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015 (JCPOA, hoặc Thỏa thuận Iran) đã sụp đổ sau khi Mỹ đơn phương rút lui hồi tháng 5 năm ngoái. Động thái này khiến các đồng minh châu Âu của Washington phải vật lộn để duy trì thương mại với Tehran trước nhiều vòng trừng phạt của Mỹ, và trước tình hình căng thẳng quân sự giữa Iran và Mỹ vừa bùng lên ở Vịnh Ba Tư.

Hội nghị thượng đỉnh G7 thất bại, nguồn cơn do đâu?

(Kiến Thức) - Hội nghị thưởng đỉnh G7 vừa khép lại tại Canada với việc các nhà lãnh đạo không thể đưa ra tuyên bố chung. Những bức ảnh dưới đây của hãng thông tấn Reuters phần nào cho thấy diễn biến căng thẳng tại hội nghị lần này.

Ngày 10/6, sau khi rời khỏi Hội nghị thượng đỉnh G7 để lên đường tới Singapore, Tổng thống Trump viết trên Twitter cho biết ông sẽ không ký tuyên bố chung được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7 “vì những phát ngôn sai lệch của Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng thuế quan của Mỹ như một sự xúc phạm”. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ngày 10/6, sau khi rời khỏi Hội nghị thượng đỉnh G7 để lên đường tới Singapore, Tổng thống Trump viết trên Twitter cho biết ông sẽ không ký tuyên bố chung được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo G7 “vì những phát ngôn sai lệch của Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng thuế quan của Mỹ như một sự xúc phạm”. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Như vậy, sau hai ngày họp căng thẳng, các nhà lãnh đạo G7 không thể ra được một tuyên bố chung. Điều này phần nào phản ánh rõ sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong nội bộ G7, đặc biệt là giữa Mỹ và các đồng minh Phương Tây.
 Như vậy, sau hai ngày họp căng thẳng, các nhà lãnh đạo G7 không thể ra được một tuyên bố chung. Điều này phần nào phản ánh rõ sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong nội bộ G7, đặc biệt là giữa Mỹ và các đồng minh Phương Tây.
Được biết, đây là năm thứ hai liên tiếp các nhà lãnh đạo G7 không thể ra tuyên bố chung. Năm ngoái, Hội nghị G7 cũng thất bại khi tất cả không cùng chung quan điểm.
Được biết, đây là năm thứ hai liên tiếp các nhà lãnh đạo G7 không thể ra tuyên bố chung. Năm ngoái, Hội nghị G7 cũng thất bại khi tất cả không cùng chung quan điểm.
Chia rẽ nội bộ G7 đã trở nên gay gắt đến mức các nhà quan sát đã gọi Thượng đỉnh G7 năm nay là “G6 + 1” (G6+Mỹ).
 Chia rẽ nội bộ G7 đã trở nên gay gắt đến mức các nhà quan sát đã gọi Thượng đỉnh G7 năm nay là “G6 + 1” (G6+Mỹ).
Biểu cảm của Tổng thống Trump khi bắt tay Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong cuộc gặp song phương bên lề G7.
 Biểu cảm của Tổng thống Trump khi bắt tay Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong cuộc gặp song phương bên lề G7.
Từ trái sang phải: Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng Đức Angela Merkle, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đứng chụp ảnh lưu niệm.
 Từ trái sang phải: Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Thủ tướng Anh Theresa May, Thủ tướng Đức Angela Merkle, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đứng chụp ảnh lưu niệm.
Tổng thống Trump trao đổi khi ngồi giữa Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế Christine Lagarde và nhà ngoại giao Uganda Winnie Byanima.
 Tổng thống Trump trao đổi khi ngồi giữa Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế Christine Lagarde và nhà ngoại giao Uganda Winnie Byanima.
Tổng thống Trump tiến đến gần Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong ngày đầu tới dự hội nghị G7 ở Charlevoix, Quebec.
 Tổng thống Trump tiến đến gần Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong ngày đầu tới dự hội nghị G7 ở Charlevoix, Quebec.
Tổng thống Trump ngồi cạnh Thủ tướng Trudeau trong một buổi làm việc.
 Tổng thống Trump ngồi cạnh Thủ tướng Trudeau trong một buổi làm việc.
Tổng thống Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp song phương bên lề G7.
Tổng thống Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp song phương bên lề G7. 
Các nhà lãnh đạo của G7 xếp hàng để chuẩn bị chụp ảnh lưu niệm.
 Các nhà lãnh đạo của G7 xếp hàng để chuẩn bị chụp ảnh lưu niệm.
Dấu ấn ngón tay cái của Tổng thống Macron hằn trên tay của Tổng thống Trump sau cái bắt tay tại cuộc gặp song phương.
 Dấu ấn ngón tay cái của Tổng thống Macron hằn trên tay của Tổng thống Trump sau cái bắt tay tại cuộc gặp song phương.

Nhóm G7 sẽ ra sao nếu Mỹ "ra đi"?

(Kiến Thức) - Không có Mỹ, các lãnh đạo G7 vẫn đưa ra tuyên bố chung tại hội nghị Quebec đề cập đến hàng loạt vấn đề cấp bách của thế giới năm nay, và dường như họ đã không còn quan tâm đến việc Mỹ đi hay ở lại nhóm này.

Hội nghị thượng đỉnh G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) tại Quebec, Canada, năm nay được cho là tập trung vào 5 chủ đề chính: Biến đổi khí hậu, tương lai tự động hóa và việc làm, bình đẳng giới, tăng trưởng toàn diện và hòa bình thế giới. Trong nhiều năm, Nhóm G7 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đối thoại, tìm ra những nền tảng chung và giải quyết bất đồng.
Tuy nhiên, hội nghị diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 8-9/6 năm nay đã bị bao trùm bởi cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh sau quyết định tăng mạnh thuế nhập khẩu nhôm thép của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cùng những chính sách quyết đoán mới về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

Tin mới