Pharaoh Ai Cập nào đảo ngược quyết định tôn giáo của vua cha?

Pharaoh Ai Cập nào đảo ngược quyết định tôn giáo của vua cha?

Sau khi lên ngai báu, pharaoh Ai Cập Tutankhamun đã đảo ngược quyết định tôn giáo của vua cha. Theo đó, người Ai Cập cổ đại chuyển từ thờ phụng thần Aten duy nhất sang tôn giáo đa thần như trước.

Xem toàn bộ ảnh
 Pharaoh Ai Cập Tutankhamun (1343 trước Công nguyên - 1325 trước Công nguyên) là con trai của nhà vua Akhenaten (hay còn gọi Amenhotep IV, có nghĩa là "Người hầu của Aten"). Pharaoh Akhenaten trị vì Ai Cập vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên.
Pharaoh Ai Cập Tutankhamun (1343 trước Công nguyên - 1325 trước Công nguyên) là con trai của nhà vua Akhenaten (hay còn gọi Amenhotep IV, có nghĩa là "Người hầu của Aten"). Pharaoh Akhenaten trị vì Ai Cập vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên.
Sau khi pharaoh Akhenaten băng hà, Tutankhamun kế thừa ngai vàng, đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Khi đó, ông khoảng 9 tuổi. Vị pharaoh trẻ tuổi này trị vì Ai Cập trong 10 năm rồi qua đời.
Sau khi pharaoh Akhenaten băng hà, Tutankhamun kế thừa ngai vàng, đăng cơ lên ngôi hoàng đế. Khi đó, ông khoảng 9 tuổi. Vị pharaoh trẻ tuổi này trị vì Ai Cập trong 10 năm rồi qua đời.
Trong 10 năm trị vì, pharaoh Tutankhamun đã để lại một số dấu ấn quan trọng. Trong số này, đáng chú ý là dấu ấn của ông hoàng này trong lĩnh vực tôn giáo.
Trong 10 năm trị vì, pharaoh Tutankhamun đã để lại một số dấu ấn quan trọng. Trong số này, đáng chú ý là dấu ấn của ông hoàng này trong lĩnh vực tôn giáo.
Khi là người đứng đầu vương triều Ai Cập, pharaoh Tutankhamun đã đảo ngược quyết định tôn giáo của vua cha Akhenaten.
Khi là người đứng đầu vương triều Ai Cập, pharaoh Tutankhamun đã đảo ngược quyết định tôn giáo của vua cha Akhenaten.
Theo các ghi chép lịch sử, khi còn sống, pharaoh Akhenaten đã chuyển đổi tôn giáo Ai Cập từ đa thần giáo sang thờ cúng một vị thần duy nhất là Aten.
Theo các ghi chép lịch sử, khi còn sống, pharaoh Akhenaten đã chuyển đổi tôn giáo Ai Cập từ đa thần giáo sang thờ cúng một vị thần duy nhất là Aten.
Điều này khiến pharaoh Akhenaten được coi là vị vua dị giáo. Ông hoàng này cho xây dựng nhiều đền thờ trên khắp cả nước để thờ thần Mặt trời Aten.
Điều này khiến pharaoh Akhenaten được coi là vị vua dị giáo. Ông hoàng này cho xây dựng nhiều đền thờ trên khắp cả nước để thờ thần Mặt trời Aten.
Quyết định trên của pharaoh Akhenaten không được lòng dân chúng Ai Cập. Điều này xuất phát từ việc nhiều tầng lớp trong xã hội phải đóng thuế để phục vụ cho việc thờ phụng ở các đền thờ thần Aten.
Quyết định trên của pharaoh Akhenaten không được lòng dân chúng Ai Cập. Điều này xuất phát từ việc nhiều tầng lớp trong xã hội phải đóng thuế để phục vụ cho việc thờ phụng ở các đền thờ thần Aten.
Sau khi pharaoh Akhenaten qua đời, con trai ông là Tutankhamun lên ngôi đã đảo ngược quyết định của vua cha. Theo đó, Tutankhamun khôi phục lại tôn giáo đa thần thay vì đơn thần như dưới triều đại của Akhenaten và được thần dân Ai Cập ủng hộ.
Sau khi pharaoh Akhenaten qua đời, con trai ông là Tutankhamun lên ngôi đã đảo ngược quyết định của vua cha. Theo đó, Tutankhamun khôi phục lại tôn giáo đa thần thay vì đơn thần như dưới triều đại của Akhenaten và được thần dân Ai Cập ủng hộ.
Thậm chí, nhiều ghi chép, tranh vẽ, tượng... liên quan đến pharaoh Akhenaten dường như bị xóa bỏ một cách có chủ đích. Giới nghiên cứu cho rằng, các triều đại sau ở Ai Cập đã chối bỏ Akhenaten, thậm chí muốn xóa tên ông khỏi lịch sử.
Thậm chí, nhiều ghi chép, tranh vẽ, tượng... liên quan đến pharaoh Akhenaten dường như bị xóa bỏ một cách có chủ đích. Giới nghiên cứu cho rằng, các triều đại sau ở Ai Cập đã chối bỏ Akhenaten, thậm chí muốn xóa tên ông khỏi lịch sử.
Mời độc giả xem video: Hé lộ vẻ “đẹp trai” của Pharaoh quyền lực nhất Ai Cập cổ đại.

GALLERY MỚI NHẤT