Phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long: Không khách quan với lịch sử

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng về phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có nội dung cho rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân.

Phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long: Không khách quan với lịch sử
Ngày 4/6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5 vừa qua có nội dung cho rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này”.
Phat bieu cua Thu tuong Ly Hien Long: Khong khach quan voi lich su
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói, đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi.
“Ngày 16/11/2018, Tòa án đặc biệt của Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh”, bà Lê Thị Thu Hắng nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng: “Những thành tựu ASEAN có được ngày nay là kết quả nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong suốt chiều dài lịch sử của Hiệp hội. Mỗi thành viên thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc không ngừng củng cố đoàn kết toàn khối, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và các nguyên tắc chung của ASEAN”.
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cùng các thành viên khác làm hết sức mình vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực.
Được xem là diễn đàn hàng đầu châu Á về an ninh khu vực, Đối thoại Shangri-La được tổ chức hàng năm bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London từ năm 2002.
Trước đó, theo VOV, vào ngày 3/6/2019, tác giả người Campuchia Leap Chanthavy có bài viết dài phản đối các nhận xét của Thủ tướng Lý Hiển Long. Bài viết thể hiện ý kiến này được đăng tải trên tờ báo điện tử “Khmer Times” của Campuchia.

Trong bài viết, tác giả Leap Chanthavy nhắc lại chi tiết trên mạng Facebook, ông Lý Hiển Long viết dòng “post” cảm ơn đối với một viên tướng Thái Lan mới qua đời tên là Prem Tinsulanonda. Ông Lý tri ân viên tướng này đã vì đã có công với khu vực trong giai đoạn 5 nước ASEAN họp lại để phản đối Việt Nam đưa quân vào Campuchia cũng như phản đối chính quyền Campuchia mới thay thế chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ. Ông Lý bình luận rằng điều này đã “ngăn ngừa việc hợp pháp hóa sự thay đổi chế độ”.

Trong toàn bộ bài viết của mình, tác giả Campuchia Leap Chanthavy đã nói rõ rằng trong thời kỳ lịch sử đặc biệt đó, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Mỹ đã hợp sức để viện trợ cho các phiến quân Pol-Pot Khmer Đỏ chống lại chính quyền dân chủ của ông Heng Samrin (thay thế nhà nước Khmer Đỏ sau khi bị lật đổ). Singapore giai đoạn đó, theo tác giả Campuchia Leap Chanthavy, thậm chí còn cản trở việc viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân sống sót của chế độ Pol Pot.

Tác giả Leap Chanthavy viết rằng bất kể lập luận thế nào cũng không thể coi rẻ mạng sống của nhân dân Campuchia. Tác giả đặt câu hỏi, “Chủ quyền để làm gì nếu như toàn dân bị hủy diệt?”.

Leap Chanthavy viết tiếp: Việc phủ nhận sự cần thiết phải lật đổ chế độ Pol Pot chẳng khác nào việc thiếu tôn trọng sinh mạng và tâm hồn của nhân dân Campuchia. Các nhận xét của ông Lý đã động chạm đến vết thương lòng của Campuchia bằng việc gợi lại ký ức buồn năm xưa.

Cuối bài, tác giả Campuchia Leap Chanthavy viết: “Người dân Campuchia có thể tha thứ nhưng chúng tôi không bao giờ quên những tháng ngày gian truân và chúng tôi biết chính xác ai là người bạn thực sự của chúng tôi khi đó”.

Bộ Ngoại giao thông tin sức khoẻ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc sau khi sức khỏe bị ảnh hưởng bởi thời tiết và cường độ làm việc.

Bộ Ngoại giao thông tin sức khoẻ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay 25/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về sức khoẻ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Theo đó, tại cuộc họp báo, PV của Hãng tin AFP hỏi thông tin về tình hình sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau chuyến đi công tác ở Kiên Giang mới đây trước nhiều tin đồn liên quan đến sức khỏe.

Đề nghị Indonesia thả ngay ngư dân, đền bù thỏa đáng cho tàu cá Việt Nam

Đề nghị cơ quan chức năng Indonesia xác minh thông tin, điều tra làm rõ vụ việc, thả ngay các ngư dân, đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam.
 

Đề nghị Indonesia thả ngay ngư dân, đền bù thỏa đáng cho tàu cá Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến vụ việc Indonesia bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam.

Việt Nam phản đối quyết định đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông

Ngày 4/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá từ ngày 1/5 đến ngày 16/8/2019 ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm một số vùng biển của Việt Nam.

Việt Nam phản đối quyết định đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông

Tin mới