Phát hiện bất ngờ về miệng hố sâu trên bề mặt mặt trăng
(Kiến Thức) - Hàng loạt bằng chứng mới cho mấy hệ thống miệng hố sâu trên bề mặt mặt trăng đang dần mở rộng một cách kinh ngạc.
Huỳnh Dũng (theo Dailymail)
Xem toàn bộ ảnh
Từ trước đến nay chúng ta đã biết, hệ thống miệng hố sâu đã và đang tồn tại rất nhiều trên bề mặt mặt trăng với ước tính tuổi thọ trung bình lên tới hàng tỷ năm.
Cuộc nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà khoa học hành tinh tại Đại học bang Arizona ở Tempe cho thấy ngay thời điểm hiện tại, hệ thống miệng hố sâu trên mặt trăng đang mở rộng một cách đáng kinh ngạc.
Để có được kết luận này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thiết bị khảo sát mặt trăng NASA Orbiter (LRO) tiến hành nghiên cứu và so sánh với kết quả khảo sát mặt trăng vào năm 2013.
Kết quả mới cho thấy, hệ thống miệng hố sâu mặt trăng đã mở rộng thêm 6,6% với diện tích là 2,49 triệu cây số vuông gồm tổng cộng 222 miệng hố sâu khảo sát được.
Quá trình khảo sát này kéo dài khoảng 1241 ngày từ Trái Đất.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn thấy các vệt sáng rải rác xuất hiện trên bề mặt mặt trăng, đó có thể là kết quả của các vụ vam chạm giữa đá, mảnh vỡ hành tinh, sao chổi không gian với bề mặt mặt trăng.
Các chuyên gia nhận định, chính những vụ va chạm này đã làm gia tăng số lượng miệng hố sâu trên mặt trăng ở thời điểm hiện tại.