(Kiến Thức) - Các chuyên gia đã có phát hiện bất ngờ về xác ướp 375 tuổi ở Hàn Quốc khi thi hài này bị nhiễm ký sinh trùng trong gan.
Tâm Anh (theo Mail Online)
Xem toàn bộ ảnh
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của các chuyên gia, xác ướp 375 tuổi ở Hàn Quốc bị nhiễm ký sinh trùng do ăn sinh vật có vỏ còn sống. Đây được coi là phương pháp chữa bệnh sởi ở thời kỳ ấy.
Người đàn ông được ướp xác ở thế kỷ 17 trên có tên là Jing Lee. Người này qua đời năm 1643 khi 63 tuổi. Quá trình chụp cắt lớp mới nhất cho thấy có trứng của ký sinh trùng trong lá gan người đàn ông trên. Nghiên cứu về xác ướp này mới được công bố trên tạp chí khoa học Parasitology. Nghiên cứu này do các nhà khoa học tại ĐH Y khoa Quốc gia Seoul thực hiện.
Được khai quật năm 2014 ở Cheongdo, Hàn Quốc, xác ướp người đàn ông trên được chôn cất trong một hầm mộ có niên đại cách đây khoảng 400 năm. Hầm mộ gần như còn nguyên vẹn với cả dấu vết của trang phục, quần áo. Sau khi tiến hành chụp cắt lớp (CT), các nhà nghiên cứu đã phát hiện dấu vết bất thường trong lá gan của xác ướp.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã trực tiếp khám nghiệm xác ướp để tìm hiểu vấn đề rõ hơn. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu phát hiện ra trứng của loài ký sinh trùng mang tên Paragonimus westermani, hay còn gọi là sán lá phổi.
Loại ký sinh trùng này chuyên tấn công vùng phổi nhưng cũng có thể xâm nhập và làm tổn thương màng não, gây đau đầu dữ dội, làm teo dây thần kinh mắt, liệt nhẹ tay chân hoặc rối loạn tâm thần cho bệnh nhân. Đối với trường hợp của Jing Lee, ký sinh trùng đã đến phần gan và đẻ trứng ở đây. Jing Lee có thể đã nhiễm ký sinh trùng do ăn sống sinh vật có vỏ.
Tiến sĩ James Diaz - nhà nghiên cứu tại Đại học Louisiana, Mỹ cho biết sán lá phổi khá phổ biến ngày nay. Chúng thường xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á, Trung và Nam Á do người dân ăn hải sản chưa được nấu chín.