Phát hiện biến chủng nCoV mới

Chủng này đã từng xuất hiện cách đây hai năm nhưng phiên bản mới của nó "lai" thêm 7 đột biến.

Do đó, nó được xếp vào loại biến chủng tái tổ hợp - hiện tượng đang dần phổ biến.

Theo CityNews Montreal, các nhà nghiên cứu tại Quebec, Canada, phát hiện biến chủng nCoV mới. Điều đáng nói, biến chủng này từng xuất hiện cách đây hai năm nhưng bất ngờ quay trở lại với trình tự gene lai với biến chủng khác.

Họ đặt tên cho nó là “biến chủng Quebec”, đánh dấu nơi virus được phát hiện. Các nhà khoa học xếp nó vào nhóm biến chủng tái tổ hợp, tương tự cách mà XE đã được tạo ra.

Cố vấn khoa học về gene và y sinh của Phòng thí nghiệm Công cộng Quebec, Inès Levade, cho hay biến chủng này rất tương đồng với chủng mà họ phát hiện tại tỉnh này vào tháng 3/2020. Nó có tên gọi là B.1.160, được xác định lần đầu ở các quốc gia châu Âu như Bỉ, Pháp, Đức, Anh vào tháng 2/2020.

Đến tháng 7/2021, B.1.160 dường như bị quét sạch khỏi Quebec sau khi Delta xuất hiện và chiếm ưu thế. Nhưng sau thời gian tưởng chừng như biến mất, B.1.160 tái xuất và tích lũy 7 đột biến so với ban đầu.

Số lượng đột biến vẫn được cho là khá khiêm tốn nếu so sánh với các biến chủng đáng quan ngại khác như Alpha (có 22 đột biến) hay Omicron (có 50-54 đột biến).

Hiện tại, các chuyên gia tại Canada chưa xác định được khả năng lây truyền của chủng Quebec. Các bằng chứng khá ít ỏi nên họ cũng chưa có dữ liệu về số người lây nhiễm thứ phát hoặc có bao nhiêu người đã nhiễm chủng này.

Theo TS Inès Levade, khi họ theo dõi các trình tự gene được ghi nhận tại tỉnh Quebec, trung bình có khoảng hai đột biến mới được tạo ra mỗi tháng. Tuần trước, họ đã phát hiện ca nhiễm biến chủng XE đầu tiên và rất quan tâm tới nó. Bởi XE được cảnh báo có thể lây lan nhanh hơn BA.2 tới 10%, nghĩa là tương đương 43% so với chủng Omicron gốc.

Biến chủng tái tổ hợp là tình trạng xảy ra khi một cá nhân bị nhiễm từ 2 biến chủng trở lên cùng lúc, dẫn tới sự trộn lẫn các vật liệu di truyền trong chính cơ thể người bệnh. Đây không phải sự xuất hiện bất thường và một số biến chủng SARS-CoV-2 tái tổ hợp đã được xác định trong gần 3 năm đại dịch Covid-19 xảy ra.

TS Levada nhấn mạnh họ ngày càng phát hiện nhiều biến chủng tái tổ hợp trong thời gian gần đây, cho thấy nCoV vẫn đang phát triển không ngừng.

Do đó, nhóm chuyên gia khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ các đột biến từ mới đến cũ, nhất là khi những hạn chế phòng dịch Covid-19 đang dần được nới lỏng ở Canada và toàn cầu.

Trước đó, trong bản báo cáo được công bố ngày 25/4, Cơ quan Dịch vụ Y tế Vương Quốc Anh (UKHSA) đã phát hiện 3 biến chủng tái tổ hợp, gọi là XF, XE và XD. Trong số này, XD và XF là biến chủng tái tổ hợp của Delta với BA.1 hay còn gọi là Deltacron. Trong khi đó, XE là chủng tái tổ hợp của BA.1 và BA.2. Đặc biệt, chủng này còn có 3 đột biến không xuất hiện ở tất cả các trình tự BA.1 hoặc BA.2, gồm NSP3 C3241T, V1069I và NSP12 C14599T.

Biến chủng đang lây lan nhanh nhất trong số này là XE. Tổ chức Y tế Thế giới cho hay Anh đã ghi nhận 637 ca nhiễm XE và nó có nguy cơ trở thành chủng virus lây lan mạnh nhất từ trước tới nay.

Phát hiện biến chủng nCoV mới

Biến chủng nCoV mới có tên B.1.630, được phát hiện lần đầu tại Mỹ, tỷ lệ lây nhiễm còn rất thấp.

Theo kênh truyền hình địa phương KSLA của đài CBS, Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gene siêu vi EVT, thuộc Đại học bang Louisiana, Mỹ, vừa phát hiện biến chủng nCoV mới. Biến chủng được đặt tên là B.1.630. Nó được phát hiện khi các chuyên gia giải trình tự gene 7.000 mẫu bệnh phẩm thu thập ở thành phố Baton Rouge.

Biến chủng B.1.630 được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu tháng 3, chưa được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp như Delta, Alpha vì số lượng mẫu khi đó rất nhỏ. B.1.630 chứa đột biến E484Q, rất giống E484K được tìm thấy ở biến chủng B.1.353, và biến chủng P1. E484Q còn được gọi là "đột biến lẩn tránh", vì nó dường như "trốn" được một phần sự tấn công của hệ miễn dịch hoặc vaccine.

Phát hiện mới về tác dụng phụ của Pfizer, Moderna và AstraZeneca

Kết quả từ nhóm phân tích ở Berlin, Đức, đã phủ nhận quan điểm cho rằng tiêm vaccine Covid-19 nào tốt hơn, ít có nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Vaccine Covid-19 vẫn là công cụ tốt nhất để con người chung sống với đại dịch. Song, nó không hoàn hảo. Người tiêm chủng có thể gặp tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Hiệu quả của vaccine Covid-19 cũng không kéo dài mãi mãi.

Mới đây, nhóm chuyên gia tại công ty phân tích dữ liệu y dược Lampe & Company GmbH & Co. KG ở Berlin, Đức, đã so sánh mức độ nghiêm trọng mà người tiêm có thể gặp phải khi tiêm một trong 3 vaccine Covid-19: Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Nghiên cứu được đăng tải trên medrxiv và đang chờ phản biện.

Tin mới