Phát hiện bom tự chế từ máy bay

(Kiến Thức) - Thiết bị mang tên Copperhead (rắn hổ mang), được gắn vào các máy bay không người lái để tìm các thiết bị nổ tự chế.

Thiết bị nổ tự chế (IED) là nỗi ám ảnh đối với nhiều binh lính Mỹ, được ví như tai họa chết chóc của chiến trường thời hiện đại khi được chế tạo từ các thành phần rất đơn giản và đặt dọc theo các tuyến giao thông để phục kích quân đi ngang.

Tuy nhiên, ác mộng có thể được giảm bớt khi quân đội Mỹ mới đây được Phòng thí nghiệm Sandia chuyển giao cho công nghệ phát hiện thiết bị nổ tự chế mới và tinh vi nhất. Thiết bị công nghệ đó là một cảm biến đặc biệt có tên Copperhead (rắn hổ mang), được gắn vào các máy bay không người lái để tìm các thiết bị nổ tự chế đặt ở Afghanistan và Iraq.

Thiết bị Copperhead được gắn lên máy bay không người lái để do thám.
Thiết bị Copperhead được gắn lên máy bay không người lái để do thám.
Thiết bị Copperhead được chế tạo từ MiniSAR(radar đo độ mở tổng hợp thu nhỏ - Miniaturized Synthetic Aperture Radar). Khi hoạt động, MiniSAR phát ra các xung sóng cực ngắn, phát hiện các sóng phản xạ lại nó, sau đó nối các sóng lại thành hình ảnh có đầy đủ thông tin chi tiết. Thiết bị Copperhead có đầy đủ các tính năng của MiniSar và có thêm một thuật toán giữ toàn bộ hình ảnh thu được trong cùng một tỷ lệ. Trước đây, MiniSAR có nhược điểm trong việc nhận dạng ở khu vực dốc, làm hạn chế tính hữu dụng của công nghệ trên địa hình miền núi, dù nó có thể nhìn thấu khói, bụi, và thời tiết.

Tất cả ưu điểm của MiniSar được đưa vào Copperhead giúp truy tìm các thiết bị nổ tự chế. Thiết bị ghi nhận hai hình ảnh trong cùng một khu vực, tại thời điểm khác nhau, sau đó đánh dấu (highlight) ra những điểm khác biệt của hai hình ảnh. Công nghệ Copperhead lần đầu tiên được triển khai tới Afghanistan và Iraq trong năm 2009 để thử nghiệm, và được hỗ trợ như là một dự án nghiên cứu. Và mới đây, nó chính thức được chuyển giao từ một dự án nghiên cứu sang cho quân đội sử dụng.

Mổ xẻ chiếc loa đặc biệt của cảnh sát biển Việt Nam

(Kiến Thức) - Cảnh sát biển Việt Nam vừa lắp đặt chiếc loa LRAD 1000Xi, góp phần đối phó với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. 

Chiếc loa đặc biệt có giá 3 tỷ đồng vừa được Vietcombank tặng cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, lắp đặt để góp phần nâng cao tiếng nói đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển chủ quyền nước ta.
Chiếc loa đặc biệt có giá 3 tỷ đồng vừa được Vietcombank tặng cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, lắp đặt để góp phần nâng cao tiếng nói đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển chủ quyền nước ta. 
Chiếc loa được tặng cho cảnh sát biển Việt có tên là LRAD 1000Xi, hay còn được gọi là thiết bị phát sóng và âm thanh tầm xa có khả năng phát ra âm thanh rõ ràng trong cự ly tối đa là 3.000m. Nếu cảm nhận âm thanh, nó tương đối hãi hùng.
Chiếc loa được tặng cho cảnh sát biển Việt có tên là LRAD 1000Xi, hay còn được gọi là thiết bị phát sóng và âm thanh tầm xa có khả năng phát ra âm thanh rõ ràng trong cự ly tối đa là 3.000m. Nếu cảm nhận âm thanh, nó tương đối hãi hùng. 
Loa LRAD 1000Xi có thể thao tác bằng tay để tạo ra cảnh báo và âm thanh ở khoảng cách xa, tạo ra những âm thanh tuyên truyền mạnh mẽ với vùng bảo vệ an toàn rộng.
Loa LRAD 1000Xi có thể thao tác bằng tay để tạo ra cảnh báo và âm thanh ở khoảng cách xa, tạo ra những âm thanh tuyên truyền mạnh mẽ với vùng bảo vệ an toàn rộng.  
Loa của LRAD 1000Xi có kích thước khá mỏng.
Loa của LRAD 1000Xi có kích thước khá mỏng.  
Thiết bị rất cơ động, có thể lắp ráp lên các trụ xếp 3 hay 4 chân hoặc khung với bánh xe di chuyển được hay đặt cố định. Loa LRAD 1000Xi cũng được quân đội Mỹ lựa chọn và sử dụng trong hệ thống bảo vệ tàu quân sự.
Thiết bị rất cơ động, có thể lắp ráp lên các trụ xếp 3 hay 4 chân hoặc khung với bánh xe di chuyển được hay đặt cố định. Loa LRAD 1000Xi cũng được quân đội Mỹ lựa chọn và sử dụng trong hệ thống bảo vệ tàu quân sự.  
LRAD mẫu 1000Xi gồm có một loa phát thanh dạng tròn (ứng dụng quốc phòng) với kích thước 90 cm, độ dày là 32 cm và cân nặng 40 kg.
LRAD mẫu 1000Xi gồm có một loa phát thanh dạng tròn (ứng dụng quốc phòng) với kích thước 90 cm, độ dày là 32 cm và cân nặng 40 kg.  
Cường lực phát sóng tối đa của LRAD 1000Xi là 152dB cho khoảng cách 1 m, hay trên 100dB với khoảng cách 300 m, bán kính chi phối là +/-15 độ cho 1kHz/-3dB, dãy tầng phát âm là 720Hz cho đến 6,6 kHz và khoảng cách tác dụng của sóng là 1000 m.
Cường lực phát sóng tối đa của LRAD 1000Xi là 152dB cho khoảng cách 1 m, hay trên 100dB với khoảng cách 300 m, bán kính chi phối là +/-15 độ cho 1kHz/-3dB, dãy tầng phát âm là 720Hz cho đến 6,6 kHz và khoảng cách tác dụng của sóng là 1000 m.  
Mức điện tiêu thụ trung bình của loa là 300 Watts và tối đa là 900 Watts với dòng điện 100 - 240 VAC.
Mức điện tiêu thụ trung bình của loa là 300 Watts và tối đa là 900 Watts với dòng điện 100 - 240 VAC. 

Mổ xẻ công nghệ khiến siêu sao World Cup “tắt điện“

(Kiến Thức) - Công nghệ vạch sơn tự hủy về cơ bản là một bình xịt phun ra bọt tự biến từ các chất lỏng dưới áp lực, được vận hành bằng tay.

Bình sơn xịt tự hủy là vũ khí mới được sử dụng tại World Cup 2014. Ngay ở trận mở màn World Cup 2014 giữa hai đội tuyển Brazil và Croatia, người hâm mộ bóng đã có cơ hội chứng kiến công nghệ mới của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) áp dụng.
Bình sơn xịt tự hủy là vũ khí mới được sử dụng tại World Cup 2014. Ngay ở trận mở màn World Cup 2014 giữa hai đội tuyển Brazil và Croatia, người hâm mộ bóng đã có cơ hội chứng kiến công nghệ mới của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) áp dụng. 
Sơn tự hủy nằm trong một lọ sơn xịt, khi xịt thì ra bọt trên nền nước, có màu trắng giống như kem cạo râu, nhưng sau khi xịt ra sân khoảng 1 hoặc vài phút, nó sẽ tự biến mất không dấu vết, để mặt cỏ xanh như thường.
Sơn tự hủy nằm trong một lọ sơn xịt, khi xịt thì ra bọt trên nền nước, có màu trắng giống như kem cạo râu, nhưng sau khi xịt ra sân khoảng 1 hoặc vài phút, nó sẽ tự biến mất không dấu vết, để mặt cỏ xanh như thường. 
Bình sơn xịt tan này dùng để kẻ vạch nhằm cảnh báo các các cầu thủ không được lấn quá đà khi đá phạt. Khi có tình huống đá phạt, trọng tài sẽ đếm bước chân để đo cự ly giữa điểm đá phạt với hàng rào, xác định điểm đặt bóng, rồi lấy bình sơn đeo sau lưng xịt đánh dấu để cầu thủ làm hàng rào không thể lấn qua, ăn gian.
Bình sơn xịt tan này dùng để kẻ vạch nhằm cảnh báo các các cầu thủ không được lấn quá đà khi đá phạt. Khi có tình huống đá phạt, trọng tài sẽ đếm bước chân để đo cự ly giữa điểm đá phạt với hàng rào, xác định điểm đặt bóng, rồi lấy bình sơn đeo sau lưng xịt đánh dấu để cầu thủ làm hàng rào không thể lấn qua, ăn gian. 
Vạch sơn tự hủy còn được gọi với cái tên vạch sơn thần kỳ, là sản phẩm của nhà báo, doanh nhân Pablo Silva người Argentina. Ý tưởng nảy sinh từ thời điểm Pablo tham dự một giải đấu dành cho các cựu sinh viên, gặp gian lận và hậm hực nên quyết định phải làm gì đó để ngăn chặn những gian lận ấy.
Vạch sơn tự hủy còn được gọi với cái tên vạch sơn thần kỳ, là sản phẩm của nhà báo, doanh nhân Pablo Silva người Argentina. Ý tưởng nảy sinh từ thời điểm Pablo tham dự một giải đấu dành cho các cựu sinh viên, gặp gian lận và hậm hực nên quyết định phải làm gì đó để ngăn chặn những gian lận ấy. 
Vạch sơn tự hủy được nhà sáng chế gọi là 9:15 Fairplay hay Hàng rào 10 m. Công nghệ này đã được sử dụng ở Mỹ và Canada trong nhiều năm qua và từng được sử dụng ở giải MKS của Mỹ, FIFA thử nghiệm ở các giải vô địch Brazil và Argentina vài mùa gần đây, nhưng đây là lần đầu tiên dụng cụ này góp mặt trong một kỳ World Cup.
Vạch sơn tự hủy được nhà sáng chế gọi là 9:15 Fairplay hay Hàng rào 10 m. Công nghệ này đã được sử dụng ở Mỹ và Canada trong nhiều năm qua và từng được sử dụng ở giải MKS của Mỹ, FIFA thử nghiệm ở các giải vô địch Brazil và Argentina vài mùa gần đây, nhưng đây là lần đầu tiên dụng cụ này góp mặt trong một kỳ World Cup
Ngoài cách hiểu trên, một số người coi vạch sơn tự hủy là một bình xịt phun ra bọt tự biến từ các chất lỏng dưới áp lực (hay hiểu đơn giản là khí nén sinh ra trong điều kiện áp lực cao), được vận hành bằng tay.
Ngoài cách hiểu trên, một số người coi vạch sơn tự hủy là một bình xịt  phun ra bọt tự biến từ các chất lỏng dưới áp lực (hay hiểu đơn giản là khí nén sinh ra trong điều kiện áp lực cao), được vận hành bằng tay.  
Họ cho rằng, khi van bình được mở, chất lỏng sẽ thoát ra khỏi lỗ phun, nhưng nó sẽ nhanh chóng tan biến khi gặp môi trường bên ngoài bằng cách bốc hơi thành chất lỏng do không phải chịu áp lực.
Họ cho rằng, khi van bình được mở, chất lỏng sẽ thoát ra khỏi lỗ phun, nhưng nó sẽ nhanh chóng tan biến khi gặp môi trường bên ngoài bằng cách bốc hơi thành chất lỏng do không phải chịu áp lực. 
Một bình sơn xịt tự hủy thường có ba phần chính: bình (lon), van và bộ truyền động hoặc nút. Lon thường được tráng thiếc hoặc lon nhôm và có thể được làm từ hai hoặc ba miếng kim loại.
Một bình sơn xịt tự hủy thường có ba phần chính: bình (lon), van và bộ truyền động hoặc nút. Lon thường được tráng thiếc hoặc lon nhôm và có thể được làm từ hai hoặc ba miếng kim loại. 
Công nghệ dùng sơn tự hủy được tán dương khá nhiều do nó nhỏ gọn và đặc biệt là không ảnh hưởng đến mặt sân. Điểm yếu duy nhất là các trọng tài phải đeo nó vắt vẻo sau lưng mình.
Công nghệ dùng sơn tự hủy được tán dương khá nhiều do nó nhỏ gọn và đặc biệt là không ảnh hưởng đến mặt sân. Điểm yếu duy nhất là các trọng tài phải đeo nó vắt vẻo sau lưng mình. 

Tin mới