Phát hiện gây sốc bên trong lăng mộ của Pharaoh Ai Cập

Căn phòng bí mật được coi là phát hiện ấn tượng nhất về nền văn minh Ai Cập cổ, tuy nhiên kết luận mới đây nhất khiến nhiều người vô cùng bất ngờ.

Giới chức đã kết thúc cuộc tìm kiếm căn phòng bí mật bên trong lăng mộ của vị Vua Ai Cập cổ đại trẻ tuổi Tutankhamun với một kết luận khiến công chúng ngỡ ngàng.
Các quan chức Ai Cập từng “chắc chắn đến 90%” về một căn phòng được dấu đằng sau những bức tường trong lăng mộ 3.000 năm tuổi của pharaon Tutankhamun. Nhiều nhà khoa học giả thuyết rằng, căn phòng đó là nơi cất giữ thi hài của Hoàng hậu Nefertiti, được cho là mẹ của Tutankhamun.
Tutankhamun có lẽ là người phụ nữ Ai Cập cổ có hình thù rõ ràng nhất vì một bức tượng bán thân từ 3.000 năm trước của bà được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, bà đã cai trị Ai Cập sau khi chồng mất, trong lúc Tutankhamun vẫn còn nhỏ.
Bức tượng bán thân của Hoàng hậu Nefertiti. Ảnh: AFP
 Bức tượng bán thân của Hoàng hậu Nefertiti. Ảnh: AFP
Năm 2015, nhà khảo cổ học người Anh Nicholas Reeves công bố một bản vẽ chi tiết sau khi dùng máy quét rada quét toàn bộ lăng mộ của Tutankhamun, qua đó cho thấy một dấu vết mờ mờ có thể là một cánh cửa đằng sau những bức tường thạch cao. Ông kết luận, lăng mộ này tương đối nhỏ nên ban đầu được xây dựng để dành cho Hoàng hậu Nefertiti, nhưng không rõ vì lý do gì mà Pharaoh Tutankhamun lại nằm ở đây và có lẽ thi hài của Hoàng hậu đang nằm sâu bên trong lăng mộ.
Sau phát hiện của Reeves, nhiều lần quét radar khác được thực hiện và càng củng cố thêm giả thuyết của ông. Chính vì vậy các nhà chức trách Ai Cấp đã tự tin tuyên bố “chắc chắn đến 90%” về một căn phòng bí mật bên trong lăng mộ này. Đây được coi là một trong những phát hiện ấn tượng nhất về nền văn minh Ai Cập cổ.
Thi hài của Hoàng hậu Nefertiti được hy vọng là nằm đằng sau bức tường này, ngay bên cạnh thi hài PharaonTutankhamun. Ảnh: Reuters
Thi hài của Hoàng hậu Nefertiti được hy vọng là nằm đằng sau bức tường này, ngay bên cạnh thi hài PharaonTutankhamun. Ảnh: Reuters 
Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia ở trường Đại học Turin ở Ý đã sử dụng công nghệ quét radar thông minh hơn và đưa ra một kết luận gây thất vọng cho nhiều người.
Giáo sư Francesco Porcelli, người đứng đầu đội nghiên cứu ở Đại học Turin, phát biểu: “Không có gì tồn tại đằng sau những bức tường trong lăng mộ của Tutankhamun”. Lý do dẫn đến kết luận sai lầm của những lần quét radar trước đó có thể là do có quá nhiều “sự phức tạp trong số liệu”.
Giới chức thuộc chính quyền Ai Cập cũng đã chấp nhận kết luận của giáo sư Porcelli.

Ai Cập phát hiện các hầm mộ từ thời La Mã cổ đại

Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết các nhà khảo cổ vừa phát hiện 5 hầm mộ thời La Mã cổ đại cách đây hơn 2.000 năm.
 

Ai Cap phat hien cac ham mo tu thoi La Ma co dai
 Ai Cập phát hiện các hầm mộ từ thời La Mã cổ đại. Ảnh: livescience
Thông báo ngày 24/8 của bộ trên cho biết các hầm mộ thời Ai Cập cổ đại được phát hiện tại vùng sa mạc Beir al-Shagala gần ốc đảo Dakhla, phía Tây Nam Cairo. Những hầm mộ này được xây bằng gạch bùn và bên trong có một số ngôi mộ. Trong số này có một hầm mộ hình kim tự tháp và một hầm mộ có mái vòm.

Thêm chứng tích hàng nghìn năm tuổi tại Ai Cập

Ngày 4/10, các nhà khảo cổ học Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra phần phía trên của một cột tháp đá cổ từ thời kỳ Pharaoh có niên đại khoảng 4.300 năm phía Nam thủ đô Cairo.

Tổng Thư ký Hội đồng Tối cao khảo cổ học của Ai Cập (SCA) Mostafa al-Waziri, cho hay phần trên của cột tháp được tìm thấy thuộc về nữ hoàng Ai Cập cổ đại Ankhesenpepi II, mẹ của vua Pharaoh Pepi II thuộc Vương triều thứ sáu cai trị Ai Cập từ năm 2278 đến năm 2184 trước Công nguyên.

Tin mới