Phát hiện ghi chép lâu đời nhất về cực quang, hiện tượng này xảy đã cực lâu

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia cho hay Trung Quốc ghi chép sớm nhất về cực quang. Hiện tượng này xảy ra vào thế kỷ 10 trước Công nguyên.

Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau
 Các chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu về một ghi chép cổ của Trung Quốc có tên "Biên niên sử tre". Những thông tin được người xưa ghi chép trên thẻ tre. Trong số này có ghi chép sớm nhất về cực quang.
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-2
"Biên niên sử tre" ghi chép lại lịch sử Trung Quốc "thời kỳ huyền thoại" trong khoảng thời gian từ năm 2400 trước Công Nguyên - 299 trước Công Nguyên. 
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-3
 Khi nghiên cứu "Biên niên sử tre", các chuyên gia phát hiện người xưa đã ghi chép về hiện tượng cực quang xảy ra từ đầu thế 10 trước Công nguyên. 
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-4
 Theo đó, hiện tượng cực quang được mô tả là luồng ánh sáng rực rỡ xuất hiện trên bầu trời đêm. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. 
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-5
Các chuyên gia cho hay cực quang - những dải sáng màu đỏ và xanh lục tuyệt đẹp được tạo nên khi bão địa từ, hay còn gọi là bão Mặt Trời, ập xuống Trái Đất.  
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-6
Để cực quang xuất hiện ở Trung Quốc, một cơn bão năng lượng cực lớn, thậm chí đi kèm với một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME), dưới dạng một quả cầu plasma đập thẳng vào khí quyển Trái Đất. 
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-7
Khi bão địa từ và các quả cầu lửa tấn công Trái Đất, các hạt trong gió Mặt Trời sẽ tương tác với khí quyển tạo ra những đồng vị phóng xạ đặc trưng. Khi ấy, người dân ở Trung Quốc có thể nhìn thấy hiện tượng cực quang.  
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-8
 Một nguyên nhân khác khiến người Trung Quốc nhìn thấy cực quang từ thế kỷ 10 trước Công nguyên là vì vị trí của cực từ Trái Đất khác biệt so với ngày nay.
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-9
 Các chuyên gia cho hay vào 3.000 năm trước, cực từ phía Bắc của Trái Đất nghiêng về phía châu Âu - châu Á. 
Phat hien ghi chep lau doi nhat ve cuc quang, hien tuong nay xay da cuc lau-Hinh-10
Độ lệch của trục hành tinh là khoảng 15 độ so với ngày nay. Do đó, người Trung Quốc thời xưa có thể ngắm hiện tượng cực quang.  

Mời độc giả xem video: Các cặp đôi Trung Quốc chi mạnh cho các bộ ảnh cưới chụp trong nhà. Nguồn: VTV24.

Đây là quốc gia chỉ có duy nhất một con muỗi

Quốc gia này có nền văn hóa đa dạng, phong cảnh thiên nhiên ấn tượng với núi lửa, sông băng và cực quang.

Day la quoc gia chi co duy nhat mot con muoi

Iceland tuyên bố rằng quốc gia của họ không hề tồn tại sự sống của muỗi. Do đó, du khách sẽ không thể tìm thấy loài vật hút máu người này ở bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Iceland, trừ Viện Lịch sử Tự nhiên Quốc gia. Con muỗi duy nhất của quốc đảo này đã được ngâm rượu và trưng bày tại đây. Ảnh: Arch2O. 

Day la quoc gia chi co duy nhat mot con muoi-Hinh-2

Iceland là một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới thuộc khu vực châu Âu. Dù gần vòng Cực Bắc, đất nước Bắc Âu nhỏ bé này lại có khí hậu khá ôn hòa do nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương với rất nhiều núi lửa, suối nước nóng và dòng hải lưu Gulf Stream. Ảnh: World Maps Collection.

Day la quoc gia chi co duy nhat mot con muoi-Hinh-3

Tiếng Iceland là ngôn ngữ chính thức của người dân Iceland. Trước đây, tiếng Iceland, Faroe, Norn và Tây Na Uy hình thành nên nhóm nước Tây Bắc Âu. Tiếng Đan Mạch, Đông Na Uy và Thụy Điển tạo nên nhóm Đông Bắc Âu. Ngoài Iceland, bạn có thể nghe thấy thứ tiếng này tại các quốc gia khác như Đan Mạch, Mỹ, Canada, Manitoba... Ảnh: ABC.

Day la quoc gia chi co duy nhat mot con muoi-Hinh-4

Trong mỗi tòa nhà dân cư, người Iceland sử dụng trực tiếp đường ống dẫn nước nóng từ mạch nước nóng phun tự nhiên hoặc suối nước nóng. Điều đặc biệt nhất là nguồn nước mưa ở đây tinh khiết tới mức đường nước cung cấp cho thành phố không cần phải thanh lọc hóa chất. Ảnh: Fieraraceteam.

Day la quoc gia chi co duy nhat mot con muoi-Hinh-5

Tội phạm là điều rất hiếm có khó tìm ở quốc gia này. Đến nỗi, theo thống kê tỷ lệ tội phạm giết người tại đây thấp thứ ba thế giới với 0,3 vụ/100.000 dân (có năm chỉ xảy ra một vụ giết người). Do đó, khi đến Iceland, thay vì thấy cảnh sát mặc quân phục mang theo súng khi tuần tra, bạn sẽ rất bất ngờ khi họ chỉ mang theo gậy ba toong và bình xịt hơi cay. Ảnh: Reddit.

Day la quoc gia chi co duy nhat mot con muoi-Hinh-6

Cực quang là một trong nhiều hiện tượng thiên nhiên thu hút khách du lịch đến với thành phố Reykjavik nằm ở cực Bắc Iceland. Ngoài việc chiêm ngưỡng khung cảnh kỳ diệu này, bạn còn có thể hòa mình vào các hoạt động giải trí mùa đông đáng nhớ. Ảnh: Kitchen Decor.

Day la quoc gia chi co duy nhat mot con muoi-Hinh-7

“Cá mập thối” hay Hákarl là món ăn truyền thống của người dân Iceland trong đêm giáng sinh. Đây là một trong những món ăn thử thách của rất nhiều khách du lịch khi đến thăm Iceland. Vì thịt cá mập được đem chôn xuống lòng đất từ 6-12 tuần rồi mới đưa lên thưởng thức nên mùi vị của món ăn này thật sự rất khủng khiếp. Do đó, để át đi độ nặng mùi của thịt cá mập, bạn sẽ được gợi ý uống kèm món rượu Brennivin. Ảnh: Pac Group. 

Bí ẩn 12 vật thể kỳ lạ nhất tồn tại trong vũ trụ

Vũ trụ bao la tồn tại nhiều điều thần bí, chưa được khám phá, có nhiều vật thể kỳ lạ tồn tại trong không gian mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lí giải.

Bi an 12 vat the ky la nhat ton tai trong vu tru
Từ năm 2007, các nhà khoa học trong công cuộc nghiên cứu các vật thể kỳ lạ ngoài không gian đã nhận được tia chớp bí ẩn (FRB), siêu nhanh, kéo dài vài mili giây. Chúng được cho là tín hiệu phát ra cách xa hàng tỷ năm ánh sáng. Các nhà khoa học đang cố gắng giải mã tín hiệu bí ẩn này từ vũ trụ. (Nguồn: NRAO Outreach/T. Jarrett (IPAC/Caltech); B.Saxton, NRAO/AUI/NSF